Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

docx 15 trang skkn 01/06/2024 2462
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Một số biện pháp rèn kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người 
 xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Nguyệt - Giáo viên trường mầm non Phú 
Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
 2. Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã 
hội cho trẻ lớp 5 tuổi A trường mầm non Phú Xuyên - huyện Đại từ - tỉnh Thái 
nguyên.
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 05 tháng 9 năm 2021.
 4.1. Tính mới của giải pháp:
 Thông thường chúng ta đều thấy được sự cần thiết phải xây dựng, phát triển 
nhân cách toàn diện cho trẻ phù hợp với việc phát triển đặc điểm tâm sinh lý lứa 
tuổi, nhưng trong thực tế hầu hết chúng ta hay các bậc phụ huynh luôn chú trọng tới 
việc làm sao để dạy trẻ thành những em bé ngoan ngoãn, biết nghe lời và có thành 
tích cao trong học tập mà vô tình quên đi cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng cơ 
bản, cần thiết nhất để hình thành chuẩn mực đạo đức của một con người, đó là kỹ 
năng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh.
 Điểm mới của sáng kiến này là bản thân trẻ hoàn toàn được trải nghiệm, bộc 
lộ tâm tư, tình cảm của mình với mọi người xung quanh một cách chân thực 
nhất. Các biện pháp của sáng kiến được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày cho 
trẻ một cách khéo léo, linh hoạt giúp trẻ cởi mở hơn, tích cực giao lưu với mọi người 
hơn.
 Trong quá trình thực hiện tôi luôn luôn tìm tòi và lựa chọn những biện pháp 
kích thích sự mạnh dạn, tự tin của trẻ phù hợp với điều kiện của lớp, nhận thức và 
tâm sinh lý riêng của từng cá nhân trẻ.
 Các biện pháp mà sáng kiến đưa ra lần đầu tiên được áp dụng tại lớp 5 tuổi A 
trường mầm non Phú xuyên và chưa được đăng tải trên các phương tiện thông tin hay 
sách tài liệu trước đó.
 4.2. Tính khoa học:
 Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc ngày nay con người chúng ta sống 
bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn, gấp gáp ấy, đôi khi chúng ta vô tình bỏ 
lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với mọi người khác trong gia đình, 
xã hội. Hay nói theo cách khác đây chính là sự vô tâm không để ý tới xung quanh. 
Điều này thực sự không tốt cho sự phát triển nhân cách của trẻ vì chúng ta biết rằng Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 tuổi A với 
tổng số trẻ là 35 trẻ, trong đó có 16 trẻ nam và 19 trẻ nữ. Nhà trường đã trang bị tương 
đối đầy đủ về cơ sở vật chất, lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi 
đảm bảo cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ tại lớp.
 Được sự quan tâm của phòng giáo dục và đào tạo Huyện, giáo viên trường tôi luôn 
được tham quan và kiến tập các trường bạn, được học tập, tập huấn tại phòng giáo dục, 
các cụm chuyên môn thường xuyên.
 Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu ngành, yêu nghề, ham học hỏi và 
luôn tìm tòi sáng tạo, khám phá cái mới để nâng cao trình độ chuyên môn.
 Bản thân tôi là một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy khối mẫu 
giáo lớn nên tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp tìm ra những cái mới lạ 
để truyền thụ đến trẻ một cách tốt nhất.
 Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ trường, lớp trong mọi hoạt động.
 Trẻ mẫu giáo lớn ham học hỏi và thích khám phá những điều mới lạ.
 * Khó khăn.
 Trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn rất hiếu động gây khó khăn trong việc rèn trẻ vừa có nề 
nếp mà vừa biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh.
 Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu 
con quá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ.
 Đa số phụ huynh đi làm xa, làm công ty để trẻ ở nhà cho ông bà chăm sóc nên 
chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con, còn ỷ lại cho ông bà, vì vậy việc trao 
đổi, phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó 
khăn.
 Trước những thuận lợi và khó khăn trên.Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ 
năng sống biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh cho trẻ 5-6 tuổi. Đánh 
giá thực trạng dựa trên các tiêu chí đã xây dựng tại lớp 5 tuổi A trường mầm non Phú 
Xuyên.
 Bảng khảo sát trẻ trước khi áp dụng biện pháp (Tháng 9/2021)
 Tổng số Kết quả khảo sát
 Nội dung khảo sát trẻ được 
 khảo sát Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
 đạt
 % % Môi trường thân thiện và thẩm mĩ đẹp sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo 
viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên 
với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và thống nhất với 
giáo viên trong lớp trang trí, sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp 
phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng, đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm 
sinh lý của trẻ, có tính thẩm mĩ và tích cực đối với trẻ.
 Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng các quy ước đối với trẻ về quy định trong 
lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay 
sau khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi quy ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ 
chơi đúng nơi quy định, hay quy định với trẻ về cách giao tiếp trong khi chơi: Không 
la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai 
chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ, 
không tranh giành đồ chơi của nhau
 Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm 
của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các 
buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích 
thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể 
hiện thái độ ân cần, niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân 
thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
 Cho trẻ tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chúng tôi đã tạo cho các bé 
được thực hành kỹ năng gieo hạt, chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu 
thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé 
học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và 
của bạn.
 Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn 
thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, 
cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc 
mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình.
 Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn 
dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để 
cho bé noi theo và học tập. Chính vì vậy trước mặt trẻ các cô giáo phải luôn là tấm 
gương sáng về sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau với chị em đồng nghiệp, với 
phụ huynh và mọi người xung quanh. Giúp trẻ hiểu quan tâm, chia sẻ giúp đỡ mang 
lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
 Biện pháp 3: Dạy trẻ biết quan tâm, giúp đỡ bạn khuyết tật cùng đồng nhiệp và ban đại diện phụ huynh của lớp xây dựng kế hoạch hoạt động 
ngoại khóa cho các con, tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày 
Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi 
ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp 
dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động.
 Ví dụ : Hoạt động ngoại khóa ngày phụ nữ việt nam 20/10
 Trước ngày tổ chức lễ hội tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội, đưa ra ý 
định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng mẹ, tặng bà. 
Đến ngày 20/10 tôi tổ chức cho các contham gia hoạt động ngoại khóa làm quà tặng 
mẹ, tặng bà bằng các nguyên vật liệu khác nhau như: Những bông hoa làm bằng giấy 
ăn được xếp thành 1 lãng hoa, những tấm bưu thiếp được trang trí và viết những lời 
chúc yêu thương. Đó chính là thể hiện sự quan tâm, biết ơn của các bé đối với người 
bà, người mẹ yêu quý của mình.
 Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quan 
trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được hình thành 
bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng có 
thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, trẻ phải học hỏi không 
chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành 
tình bạn tích cực với các bạn đồng trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần 
gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được 
tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻ với bạn bè như bên cạnh việc khuyến khích 
trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các 
hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau 
như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa các lớp...
 Ví dụ 2: Sinh nhật tháng của trẻ
Thường trong một tháng sẽ có từ 1 đến 4 trẻ có sinh nhật. trước khi tổ chức sinh nhật 
tập thể cho các bé tôi thường hỏi ý kiến các bạn khác xem chúng ta sẽ chuẩn bị quà 
gì cho các bạn, làm như thế nào, khi tặng quà cho bạn con sẽ nói gì để chúc mừng 
các bạn. Đó chính là dạy trẻ thể hiện sự quan tâm của mình với bạn bè xung quanh.
 Biện pháp 5: Giáo dục trẻ biết yêu thương, chia sẻ qua hoạt động học
 Như chúng ta đã biết hoạt động học được tổ chức hàng ngày một cách thường 
xuyên cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. bên cạnh việc củng cố các 
kiến thức cũ, cung cấp kiến thức mới thì chúng ta còn phải lồng ghép các nội dung 
giáo dục khác vào hoạt động học. Đặc biệt nội dung giáo dục trẻ biết yêu thương, 
quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với người khác là một nội dung không thể thiếu khi chúng 
ta giáo dục trẻ mầm non. Trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ sẽ giúp trẻ định hình nhân cách. Nhân cách 
của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở giáo dục, mà trong 
đó giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng trước 
khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục nào thì môi trường giáo dục đầu tiên trẻ 
tiếp xúc đó chính là môi trường giáo dục gia đình. Trong môi trường đó cha mẹ chính 
là những người thầy, người cô hướng dẫn trẻ. Chính vì vậy gia đình và nhà trường mà 
cụ thể là cha mẹ trẻ với giáo viên chủ nhiệm lớp phải là những người bạn đồng hành 
trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường 
ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc với phụ huynh với 
một thái độ tích cực, thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh 
hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của 
cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.
 Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với phụ huynh để tìm hiểu sinh 
hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi 
của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Thường xuyeentrao đổi, chia sẻ kinh 
nghiệm nuôi dạy trẻ với phụ huynh. Phụ huynh là những người đầu tiên chia sẻ những 
mong muốn, nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn tôi chia sẻ 
những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của phụ 
huynh và đưa ra mục tiêu “Dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ” phụ huynh rất nhiệt tình ủng 
hộ và có nhiều đóng góp quý báu
 Muốn hình thành cho trẻ kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương người khác thì 
chính bản thân cha mẹ trẻ và người thân trong gia đình phải là tấm gương để trẻ noi theo. 
Chỉ là một hành động nhỏ như bố giúp mẹ nhặt rau khi mẹ đang nấu cơm hoặc mẹ mua 
thuốc cho bố uống khi bố bị ốm cũng sẽ khợi dậy cho trẻ sự quan tâm người khác
 Bên cạnh việc trao đổi trực tiếp tôi còn thông báo, trao đổi với phụ huynh thông 
qua tin nhắn điện tử hoặc tình hình học tập của trẻ qua zalo nhóm lớp để những phụ 
huynh đi làm xa có thể nắm bắt được tình trạng của con mình tại lớp. Mặt khác trong các 
giờ đón và trả trẻ tôi tích cực tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm cùng các bậc phụ huynh 
về việc giáo dục các kỹ năng cho trẻ đặc biệt là rèn kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ cho 
trẻ. Quan trọng hơn đó chính là tạo điều kiện để phụ huynh được tiếp xúc với môi trường 
học tập, sinh hoạt của trẻ , có điều kiện gần gũi cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết của phụ 
huynh, giáo viên và nhà trường để giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt 
nhất.
 4.4. Những điểm khác biệt của giải pháp:
 Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến bản thân tôi nhận thấy sự thay đổi 
rõ rệt ở trẻ, chất lượng giảng dạy được nâng lên, bản thân đã tích lũy được nhiều kinh 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_biet_quan.docx