Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 36-72 tháng tuổi trong trường Mầm non Hoằng Cát

docx 16 trang skkn 31/08/2024 1190
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 36-72 tháng tuổi trong trường Mầm non Hoằng Cát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 36-72 tháng tuổi trong trường Mầm non Hoằng Cát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 36-72 tháng tuổi trong trường Mầm non Hoằng Cát
 ' SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO THANH HÓA r
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SUY DINH
 DƯỠNG CHO TRẺ 36- 72 THÁNG TUỔI TRONG
 TRƯỜNG MÀM NON HOẰNG CÁT
 Người thực hiện: Vũ Thị Thủy
 Chức vụ: Phó hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hoằng Cát 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
 THANH HÓA NĂM 2019 1.MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài.
 Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý báu nhất của con người, để tham 
gia vào tất cả các hoạt động thì trước hết con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt 
nhất là đối với trẻ em ở lứa tuổi mầm non thì sức khỏe lại càng quan trọng hơn vì ở 
giai đoạn này cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh 
lý của trẻ đang dần được hoàn thiện. Vì vậy trẻ có khỏe mạnh thì mới tích cực tham 
gia vào các hoạt động hàng ngày như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi và hoạt 
động lao động....
 Từ nhận thức sức khỏe hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai. Sức 
khỏe ảnh hưởng đến phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển 
của trẻ sau này. Để thế hệ trẻ được khỏe mạnh, thông minh, sáng tạo, đáp ứng được 
yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì việc 
nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.
 Có thể nói rằng, yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa hoàn toàn phụ thuộc 
vào chất lượng chăm sóc nuôi dường trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm 
sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non không 
ngừng phát triển. Để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy 
theo chiều hướng tích cực, nâng cao chất lượng chăm sóc phòng chống suy dinh 
dưỡng cho trẻ đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay
 Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì 
cơ thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non đang 
phát triển nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy dủ sẽ phát 
triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục, đồng thời 
hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò 
rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ. trên các địa bàn của nông thôn hiện nay, tỉ lệ trẻ 
suy dinh dưỡng còn chiếm tỉ lệ cao. Dựa vào tình hình thực tế của trường mầm non 
Hoằng cát chúng tôi, trong đầu năm học 2018- 2019 thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 
rất cao, nhất là trẻ mẫu giáo. Cụ thể: Kênh bình thường: 94.8%
 Kênh suy dinh dưỡng: 5.2%
 Đó là một con số rất đáng lo ngại. Vì vậy cần phải giảm tỉ lệ trẻ suy dinh 
dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất, nhất la đối với trẻ mẫu giáo.
 Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác nuôi dưỡng của trường. Tôi luôn 
suy nghĩ làm thế nào để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo từng 
tháng, từng quí. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng 
chống suy dinh dưỡng cho trẻ từ 36-72 tháng tuổi trong trường Mầm non Hoằng 
Cát” Nhằm tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng 
và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non năm học 2018- 2019 đưa vào áp 
dụng thực tế phù hợp với điều kiện địa phương.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Tìm ra những biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, nhằm 
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo.
 1 cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 Nhà trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên cấp dưỡng đạt chuẩn về trình độ, 
có nghiệp vụ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, có năng lực chuyên môn vững 
vàng và có ý thức trách nhiệm trong công việc, luôn nhiệt tình trong công tác chăm 
sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội qui, qui định của nhà trường, hưởng 
ứng tích cực trong việc bán trú cho trẻ, nâng mức ăn cho trẻ 15000/ngày/trẻ.
 Nhà trường thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ. Chú trọng công tác vệ sinh 
môi trường và dụng cụ nhà bếp.
 2.2.2. Khó khăn.
. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít
những khó khăn như :
 Trường mầm non Hoằng Cát là một trường nằm ở xã thuần nông, điều kiện 
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở phục vụ cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ còn 
gặp nhiều hạn chế.
 Mặt khác, thị trường còn nhiều biến động về giá cả, nhất là các mặt hàng về 
thực phẩm. Dịch bệnh về gia súc, gia cầm còn diễn ra khá phức tạp, do đó có ảnh 
hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường còn thấp, tỉ lệ các chất prô tít, 
gluxit, lipit chưa cân đối, nhất là lipit động vật và thực vật.
 Hơn nữa phụ huynh đa số làm nông nghiệp, đời sống còn khó khăn. Nhận thức 
của các bậc phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ còn nhiều hạn chế, 
kỹ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ còn chưa phù hợp. Chính vì thế ngay 
từ đầu năm học tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến trường còn khá cao. Có một số giáo viên 
mới ra trường nên khả năng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn có phần hạn chế.
 2.2.3. Kết quả thực trạng:
 Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, qua khảo sát đầu năm học 2018- 
2019 (Tháng 09/2018) thì sổ trẻ bị suy dinh dưỡng đang còn ở mức cao, nhất là trẻ 
ở độ tuổi mẫu giáo. Kết quả đánh giá như sau;
 Năm họcNhóm lớp Tổng Cân nặng Chiều cao Thế nhẹ Thế thấp còi
 số trẻ bình bình cân
 thường thường
 Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số trẻ Tỉ lệ
 trẻ %' trẻ %' trẻ %' %'
 Khối 3tuổi 80 76 95% 76 95% 4 5% 4 5%
 2018 Khối 4tuổi 94 89 94,7% 89 94,7% 5 5,3% 5 5,3%
 2019
 5,1%
 Khối 5tuổi 116 110 94,9% 110 94,9% 6 5,1% 6
 Tông 290 275 94,8% 275 94,8% 15 5,2% 15 5,2%
 Qua kết quả cân đo ngay từ đầu năm học thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường 
mầm non Hoằng Cát đang còn ỏ mức độ cao nhất là trẻ mẫu giáo. Do đó cần phải có 
biện pháp thiết thực tác động đến các bậc phụ huynh hiểu được dinh dưỡng sức khỏe 
là rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Từ đó mà tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm 
sóc, giáo dục trẻ và nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Xin trao đổi cùng 
 3 . 2.3.2. Tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát việc chăm sóc sức khỏe
và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
 Theo dõi sức khỏe cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng ở trong trường mầm 
non cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và theo lịch, nếu thực hiện tốt thì 
sẽ giúp chúng ta phát hiện một cách kịp thời những trường hợp cháu bị mắc bệnh. 
Vì vậy Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối kết hợp với trạm y tế 
xã để tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 2 lần/ năm.
 - Đợt 1 vào ngày 15/10
 - Đợt 2 vào ngày 15/02
 - 100% các cháu trong nhà trường đều được cân đo và có sổ theo dõi sức 
khỏe trên biểu đồ tăng trưởng.
 - Đối với trẻ nhà trẻ cân đo mỗi tháng một lần và đánh giá theo dõi trên biểu 
đồ.
 - Đối với trẻ mẫu giáo cân đo định kỳ 3 lần/năm và đánh giá theo dõi trên 
biểu đồ.
 - Riêng trẻ suy dinh dưỡng cân đo đánh giá theo dõi trên biểu đồ hàng tháng 
để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
 Kết quả cân đo, khám sức khỏe của trẻ đều được thông qua phụ huynh tại góc 
tuyên truyền của lớp.
 Phòng bệnh : Để tổ chức tốt việc phòng bệnh cho trẻ nhà trường đã vận động 
nhắc nhở các bậc phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Tuyên truyền đến bậc phụ 
huynh phòng bệnh theo mùa và cách chữa bệnh thông thường cho trẻ....
Tại các nhóm lớp phải bố trí môi trường cho trẻ hoạt động thoáng mát, đảm bảo vệ 
sinh và đủ ánh sáng.
 5 + Nguyên tắc 3: Thực phẩm an toàn
 Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn và chế biến 
thức ăn cho trẻ, các loại thực phẩm phải tươi ngon đảm bảo không có thuốc sâu hay 
hóa chất, các thực phẩm đã chế biến sẵn nên lựa chọn những thương hiệu có uy tín 
về chất lượng và an toàn thực phẩm, thức ăn đã nấu chín nếu chưa dùng phải đậy 
kín.
 Đối với thực phẩm thịt, cá, rau... không nên cắt nhỏ ngâm trong nước vì sẽ 
làm mất đi một số vitamin, đối với các loại củ nên rửa nhẹ nhàng sau khi đã ngọt 
sạch vỏ để giảm thiếu việc mất vitamin do các vitamin nằm ngay dưới lớp vỏ.
 Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp tổ chức bữa ăn và động viên khuyến khích 
trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn. Đặc biệt quan tâm đến 
việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa 
ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn, đặc biệt chú ý đến những trẻ bị suy dinh 
dưỡng.
 - Trường chúng tôi đã tổ chức trồng vườn rau của bé tại trường để trẻ được tiếp 
 Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần vào việc phòng 
 chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trường chúng tôi đã xây dựng mô hình vườn rau an 
 toàn trong trường mầm non.
xúc với thiên nhiên, giúp trẻ trải nghiệm thực tế đồng thời cải thiện bữa ăn cho trẻ, 
đảm bảo có đủ rau sạch cho trẻ ăn.
 - Hàng tuần vườn rau sạch của trường đã cung cấp cho trẻ từ 30 -35 kg rau, đảm 
bảo cho trẻ ăn tại trường. Mô hình vườn rau an toàn được đội ngũ cán bộ giáo viên 
và phụ huynh đặc biệt quan tâm.
 Nhà trường đã xây dựng lịch chăm sóc cụ thể đối với các thành viên trong nhà 
trường. Cụ thể:
 - Đối với chi đoàn thanh niên: Hàng ngày tưới nước, vun xới, nhổ cỏ sau giờ 
trả trẻ.
 7 Hàng tuần vào sáng thứ bảy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm 
 chăm sóc, giáo dục trẻ đối với các đồng chí giáo viên tổ nuôi, tổ trưởng các nhóm 
 lớp.
 * về kỹ năng:
 Tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên theo chuyên đề, theo từng khối lớp, 
giúp giáo viên biết được cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon có giá trị dinh dưỡng 
cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Mua rau quả tươi không bị giập nát
 - Thịt cá phải qua kiểm dịch động vật
 - Sản phẩm ăn ngay phải được đóng gói kín có nhãn mác rõ ràng và còn hạn 
sử dụng.
 Cách chế biến món ăn phù hợp với từng độ tuổi, biết bảo tồn dinh dưỡng trong 
quá trình chế biến. Cụ thể:
 - Thức ăn của trẻ càn được chế biến nhỏ, nhừ, thơm ngon, đẹp mắt.
 - Kết hợp nhiều loại dinh dưỡng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, 
tạo món ăn đa dạng về mầu sắc, mùi vị để kích thích trẻ ăn ngon miệng, tạo điều 
kiện cho sự tiêu hóa thức ăn tốt.
 Cách bảo quản thực phẩm và lưu mầu thức ăn:
 - Thức ăn phải được nấu chín kỹ,chín đều. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã được 
nấu chín, thức ăn chưa ăn phải được bảo quản chia đậy kỹ và phải giữ trong tủ lạnh.
 - Thức ăn trong ngày phải được lưu mẫu trong suốt 24h trong tủ lạnh với nhiệt 
là 60c, nếu không có ngộ độc thực phẩm sảy ra mới được hủy, có sổ lưu mẫu và sổ 
kiểm thực ba bước.
 9 * Tóm lại; Qua việc xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ 
 của nhà trường và bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ theo khoa học cho 
 đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường, qua tuyên truyền vận động của nhà 
 trường, qua phối hợp với trạm y tế để cân đo và khám sức khỏe định kỳ đã được 
 phụ huynh khẳng định là bổ ích. Từ đó phụ huynh chủ động phối hợp với nhà 
 trường để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và có biện pháp phòng 
 chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
 2.4. Kết quả thực hiện.
 Do đổi mới kịp thời về công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới công tác chăm sóc 
 nuôi dưỡng trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng. Vì vậy mà năm 
 học 2018- 2019 (Tháng 05/2019).số trẻ suy dinh dưỡng giảm đi đáng kể, bước đầu 
 đã gây được lòng tin cho các bậc phụ huynh đội với chất lượng chăm sóc nuôi 
 dưỡng trẻ của nhà trường, chất lượng chăm sóc đã được nâng lên
 rõ rệt.
 Kết quả cụ thể
 Cân nặng Chiều cao Thể nhẹ Thể thấp 
 bình thường bình thường cân còi
 Năm học Nhóm/lớp
 Tổng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số trẻTỉ lệ
 số trẻ trẻ trẻ trẻ
 Khối 3tuổi 80 78 97,5% 78 97,5% 2 2,5% 2 2,5%
 Khối 4tuổi 94 91 96,8% 91 96,8% 3 3,2% 3 3,2%
Năm học Khối 5tuổi 116 112 96,6 112 96,6 4 3,4 % 4 3,4 %
20182019 % %
 Tổng 290 281 96,9% 281 96,9% 9 3,1% 9 3,1%
 - Tổng số trẻ mẫu giáo: 290 trẻ
 - Tổng số trẻ mẫu giáo bán trú 290/290 đạt 100%
 - Không có trẻ béo phì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm xuống từ 5,2% của tháng 
09/2018 xuống còn 3,1% trong tháng 05/2019.
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phong_chong_suy_dinh.docx