Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới, con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con người một cách toàn diện. Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay, đôi chân Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai yếu tố này luôn luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng một thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe”. Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Phát triển vận động là một vế có tầm quan trọng vô cùng, giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn, trèo, chạy, nhảy nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động của một con người. Bên cạnh đó còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo qua chướng ngại vật. Là giáo viên mầm non tôi nhận thấy bản thân mình có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên phải có phương pháp như thế nào để cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ theo từng giai đoạn cho phù hợp. Từ đó tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn áp dụng đề tài “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” nhằm giúp trẻ phát triển vận động đạt kết quả cao nhất. 2. Tên sáng kiến Đề tài sáng kiến: Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non 1 Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển vận động góp phần phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ. Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, để các bậc phụ huynh có nhận thức đúng đắn về việc phát triển vận động cho trẻ trong cấp học mầm non. Với đề tài “Một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” khi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến tôi tiến hành như sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả của việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non. - Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục phát triển thể chất của trẻ 3-4 tuổi ở một số trường Mầm non trong huyện. - Đưa ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non. * Thực trạng vấn đề nghiên cứu a) Thuận lợi Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ. Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các đồng chí giáo viên trong tổ luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ cùng một độ tuổi. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình. Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đặc biệt là đồ dùng để tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Sân trường rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động tập thể: đồng diễn thể dục, ngày hội thể thao. Phòng học rộng rãi nên giáo viên dễ dàng thiết kế góc vận động ngay trong lớp cho trẻ hoạt động. b) Khó khăn Đa số trẻ là con nông thôn lên việc tập luyện thể dục và chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn chưa được thực hiện hợp lí theo khoa học. Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Số lượng học sinh trong lớp là nam nhiều hơn nữ vì vậy các cháu rất hiếu động cũng gây trở ngại trong các hoạt động. 3 nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưu điểm và những tồn tại của những vần đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp người nghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biện pháp cụ thể, phù hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực thi đề tài này tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về kết quả giáo dục thể chất của trẻ ở một số trường trong huyện cụ thể như sau: BIỂU 1: Biểu thống kê tình hình đội ngũ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi các trường mầm non. Số giáo Trình độ đào tạo Số lớp viên Tên trường 3-4 tuổi dạy lớp ĐH CĐ TC 3 tuổi MN Kim Long- Tam Dương 7 9 9 0 0 MN Duy Phiên - Tam Dương 7 10 8 0 2 BIỂU 2: KẾT QỦA KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM Lớp 3 tuổi A1 – Trường mầm non Duy Phiên- Tam Dương (Tổng số trẻ điều tra: 31 , số trẻ nam: 19 ; trẻ nữ: 12) TT Nội dung Kết quả Đạt Chưa đạt SL % SL % 1 PT nhóm cơ và HH 19 61 12 39 2 Đi, chạy 19 61 12 39 3 Nhảy, bật 17 55 14 45 4 Bò, trườn, trèo 16 52 15 38 5 Tung, ném, bắt 14 45 17 55 6 Chơi trò chơi vận động 20 65 11 35 Lớp 3 tuổi A1 – Trường mầm non Kim Long - Tam Dương (Tổng số trẻ điều tra: 29, số trẻ nam: 18; trẻ nữ: 11) TT Nội dung Kết quả Đạt Chưa đạt SL % SL % 1 PT nhóm cơ và HH 18 62 11 38 5 với chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã có thay đổi rất nhiều về hình thức tổ chức hoạt động, yêu cầu mỗi giáo viên phải tự tìm tòi bồi dưỡng chuyên môn, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giảng dạy, sang tạo trong thực hiện các hoạt động để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khỏe cho trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển vận động ngày một tốt hơn. Tôi đã nghiên cứu vận dụng những kiến thức trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm nọn hiện nay vào giảng dạy như: - Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. - Các trò chơi vận động cho trẻ trong trường mầm non. Từ việc nắm vững phương pháp để tiến hành xây dựng cụ thể cách tiến hành hoạt động vừa sức, phù hợp, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển vận động. Đặc biệt quan tâm đến những hoạt động vận động trong lớp như các góc có liên quan đến vận động thô như góc âm nhạc, góc phân vai. Vận động tinh như góc tạo hình kích thích sự sáng tạo của trẻ. Biện pháp2: Xây dựng kế hoạch Ngay từ đầu năm học tôi đã đầu tư quỹ thời gian, để xây dựng kế hoạch thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt trú trọng đến lĩnh vực phát triển thể chất, và lựa chọn những nội dung phù hợp với đặc điểm tình hình sức khỏe của trẻ ở lớp mình phụ trách. Đầu năm học do trẻ còn nhỏ và nhút nhát lên tôi lựa chọn những bài tập mang tính chất đơn giản, những trò chơi gần gũi với trẻ và có nội dung phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Ở chủ đề Trường mầm non tôi lựa chọn những bài tập đơn giản như: Bật về phía trước, Bò chui qua cổng, bật xa Sau đó tôi lựa chọn những bài tập mang tính chất tăng dần độ khó và các động tác, trò chơi vận động phức tạp hơn. Khi trẻ đã có các kĩ năng tập thể dục tốt, các động tác chính xác và dứt khoát tôi sẽ lựa chọn những bài tập vận động tổng hợp như: “Bò chui qua cổng, bật về phía trước”, “Đi trong đường hẹp, cầm vật trên tay” Biện pháp 3: Tạo môi trường vận động cho trẻ Như chúng ta đã biết hiện nay xu hướng của giáo dục mầm non dựa trên việc thiết kế môi trường cho trẻ tự học, tự khám phá một cách chủ động tích cực sáng tạo và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đó là một việc làm mới khoa học. * Tạo môi trường vận động trong và ngoài lớp học Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp 7 Hình ảnh góc vận động + Xây dựng môi trường vận động ngoài lớp học Không chỉ tạo môi trường vận động chỉ trong góc vận động của lớp mình, tôi còn tận dụng những vị trí phù hợp trong lớp để cho trẻ có nhiều hơn cơ hội vận động hơn như: vẽ sơ đồ những bài tập đơn giản ở hành lang trước lớp, cắt đề can dán hình bước chân để trẻ đi vào lớp đúng chiều, thẳng hàng... + Làm mới một số đồ dùng cho trẻ vận động Với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ em luôn thích khám phá những điều mới lạ vì vậy thay cho việc sử dụng những đồ dùng, dụng cụ thể dục hàng ngày tôi và một số đồng nghiệp đã cùng nhau làm ra một số đồ dùng phục vụ cho các hoạt động thể chất mới lạ kích thích sự tò mò, tạo hứng thú cho trẻ như một số đồ dùng sau: + Bộ đồ dùng dạy vận động tự tạo bao gồm * Bộ đồ dùng phát triển cơ tay. Đối với trẻ nhỏ, việc tập luyện để trẻ phát triển cân đối, toàn diện về thể chất là rất cần thiết. Với bộ đồ dùng phát triển cơ tay bao gồm các loại tạ tay, trẻ có thể dễ dàng sử dụng để luyện tập nâng lên, hạ xuống giúp cơ tay của trẻ thêm khỏe khoắn, rắn chắc hơn + Bộ tạ tay 1kg: (dùng cho trẻ lớn, trẻ đã tập qua tạ nhỏ) Giáo viên đã dùng 2 vỏ non nước ngọt, sau đó đổ xi măng vào và nối ống nhựa giữa 2 non nước để tạo thảnh quả tạ. * Bộ đồ dùng phát triển cơ chân. 9 giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thường xuyên như vậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng. Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10- 15 phút, trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Không những thế tôi còn cùng với các đồng giáo viên trong trường thường xuyên lựa chọn trên internet những bài nhạc vui nhộn như: “Nhảy cùng bibi” các bài dân vũ tập thể để cho trẻ luân phiên tập trong các giờ thể dục sáng như: “Vui đến trường”, “Thật đáng yêu”, “Cả nhà thương nhau”, “Chú bộ đội”, “Đàn gà trong sân”, “Nắng sớm”và được trẻ rất thích thú tham gia. Giờ tập thể dục sáng cũng là thời gian lý tưởng để trẻ được tham gia các trò chơi vận động tập thể như: Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, bóng tròn to, sóng xôNhững trò chơi vận động này không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn cho trẻ nhiều kỹ năng hoạt động tập thể và lồng ghép dạy trẻ được nhiều trò chơi dân gian đang dần bị mai một. *Thay đổi hình thức tổ chức giờ học thể dục Việc thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học sao cho sáng tạo, mới lạ, thu hút trẻ tham gia một cách tích cực mà vẫn đảm bảo phương pháp của bộ môn là điều tôi luôn quan tâm. Với giờ học phát triển thể chất giáo viên thường tổ chức tiến trình giờ học theo các bước đã định sẵn, khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, giảm hứng thú. Để giúp trẻ vừa tiếp thu được kiến thức vừa được hoạt động một cách tích cực chủ động, tôi đã áp dụng một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục như sau: VD 1: Đề tài “Bật liên tục” Cách tổ chức thông thường: Ở phần dạy vận động cơ bản là cô cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau, sau khi cô làm mẫu vận động 2 lần, lần lượt mỗi hàng một trẻ sẽ lên thực hiện vận động, các trẻ khác quan sát. Như vậy trong mỗi tiết học, một trẻ chỉ thực hiện được từ 2-3 lần. Cách tổ chức mới: Sau khi cô làm mẫu vận động 2- 3 lần, cô chia trẻ về các nhóm, mỗi nhóm không quá 5 trẻ thực hiện vận động. Hai cô giáo, mỗi cô sẽ bao quát 2 nhóm trẻ thực hiện. Như vậy với mỗi nhóm 5 trẻ, số lần trẻ thực hiện vận động sẽ tăng lên, đồng thời quãng thời gian trẻ phải chờ đợi các bạn thực hiện để đến lượt mình cũng sẽ giảm đi. Cách làm này vừa phát huy được tính tích cực của trẻ lại vừa thu hút trẻ khiến trẻ không nhàm chán. VD 2: Đề tài: Bài tập“ Đi trong đường hẹp” Cách tổ chức thông thường: Cô chuẩn bị 2 đường hẹp như nhau, sau khi cô tập mẫu, trẻ sẽ lần lượt tập ở lần 1 và tập thi đua ở lần 2. Cách tổ chức mới: Cô chuẩn bị 2 đường hẹp như nhau và những chiếc 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_van_dong_c.docx