Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục thể chất

docx 19 trang skkn 01/06/2024 890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục thể chất

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động giáo dục thể chất
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 
 MẪU GIÁO LỚN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài :
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của 
thanh, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, trong đó có sự phát triển về thể chất. Theo Người, 
việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà,thực hiện đời sống mớitất thảy đều phải có sức 
khỏe thì mới thành công. Bác nói :
 “ Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh 
 tức là cả nước khỏe mạnh”
 Với tinh thần đó người đã tự mình nêu gương sáng về rèn luyện thân thể, coi “luyện tập 
thể dục, bồi bổ sức khỏe” vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. 
Người mong muốn tất cả mọi người phải có sức sống dẻo dai, thể chất cường tráng,tinh 
thần mạnh mẽ và nghị lực lớn. Để có được như vậy, không có cách nào khác ngoài việc 
hăng hái, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.
Hơn nữa với thực trạng tầm vóc của người Việt Nam chúng ta còn hạn chế hơn các nước 
trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy để cải thiện tầm vóc của người Việt Nam 
chúng ta, cần chú trọng rèn luyện thể chất ngay từ bậc học mầm non.
Nhận thức được điều đó ngành học mầm non luôn coi hoạt động giáo dục thể chất là một 
trong những hoạt động không thể thiếu được trong mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ 
mầm non. Đó là : Phát triển thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển 
thể chất và phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội. Trong đó hoạt động giáo dục thể chất có 
vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần tác động, thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. 
Những nghiên cứu của N.M Selovano và M.IU.Kitxchacovxkaia đã chứng minh trẻ càng 
thực hiện đa dạng các vận động bao nhiêu thì lượng thông tin chuyển về não bộ càng nhiều 
bấy nhiêu và chính điều đó thúc đẩy sự phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ. Chế độ vận 
động của trẻ được tổ chức một cách đúng đắn sẽ góp phần không nhỏ vào quá trình hình 
thành các phẩm chất nhân cách quan trọng như tính tích cực, tự lực, lòng dũng cảm, tính 
thận trọng, trung thực.Chúng ta cũng dẽ dàng nhận thấy một đứa trẻ khỏe mạnh, có thể 
lực tốt thì khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng tốt hơn. Bởi trẻ được vận động, tiếp xúc với 
nhiều đồ vật đồ chơi, vốn từ của trẻ phong phú hơn
Mục đích của việc tổ chức hoạt động phát triển vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất 
là hướng đến sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mầm non nhằm tích cực hóa vận 
động, hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, 
mạnh mẽ, khéo léo, bền bỉ cho trẻ. Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động phát triển vận động 
cho trẻ ở các trường mầm non chưa được thực hiện có hiệu quả lắm do điều kiện diện tích động nhiều hay ít cũng khác nhau. Tốt nhất nên cho trẻ vận động tối thiểu 60 phút mỗi 
ngày, có thể lên đến vài giờ mỗi ngày nếu trẻ thích. Cần chú ý kết hợp hoạt động từ cường 
độ nhẹ, vừa phải và cường độ mạnh, phù hợp lứa tuổi, giới tính và các giai đoạn phát triển 
thể chất ở trẻ.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải cho trẻ vận động liên tục với các bài tập trong suốt 60 – 
90 phút mỗi ngày mà nên chia thành các đợt vận động 10 – 15 phút, kết hợp giữa các cường 
độ vừa và mạnh, kết hợp nhiều hình thức vận động khác nhau.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, trong cuộc sống thường ngày trẻ hoạt động rất nhiều, 
chạy nhảy, đùa nghịch, leo trèo cũng là vận động; vì vậy cha mẹ cần chú ý khi tổ chức 
các hoạt động vận động cho trẻ cũng nên trừ bớt thời lượng vận động tự nhiên này.
Chuyên gia trị liệu tâm lý – tâm vận động Nguyễn Thu Hồng, Trung tâm Tư vấn Tâm lý 
giáo dục Hà Nội cho rằng, điều quan trọng nhất là trẻ cần được tạo cơ hội để tham gia 
những hoạt động đa dạng, phù hợp sở thích, kỹ năng và khả năng. Các hoạt động vận động 
có thể là những bài tập được thiết kế phù hợp lứa tuổi, cũng có thể chỉ là các hoạt động thể 
chất thông thường như chạy nhảy, đá bóng, bơi lội, nhảy dây, đạp xe,.
 Với những cơ sở lí luận trên, ta có thể thấy vai trò vô cùng quan trọng của vận động đối 
vơí sự phát triển của trẻ và sự thiết tìm ra những biện pháp phát triển tính tích cực vận 
động cho trẻ
2. Cơ sở thực tiễn
 Trẻ em ngoài việc ăn, ngủ, học tập, vui chơi, nếu ngay từ nhỏ tập cho trẻ có thói quen vận 
động như chạy bộ, bơi lội, thể dục... sẽ giúp cho trẻ phát triển hài hòa cả về thể chất lẫn 
tinh thần. Đó là việc hết sức cần thiết cho bản thân trẻ, gia đình và xã hội. Thực tiễn đã 
chứng minh :
- Vận động giúp cho trẻ hấp thu calci tốt hơn, làm cho xương to ra và chắc hơn, hạn chế 
các chấn thương gãy xương khi trẻ bị té ngã.
- Vận động giúp cho trẻ duy trì cân nặng, nảy nở các cơ bắp, giảm lượng mỡ dư thừa, phòng 
bệnh béo phì (là một bệnh mãn tính và không lây nhưng rất dễ dẫn đến cao huyết áp, tiểu 
đường, bệnh tim mạch).
- Vận động giúp cho trẻ thông khí tốt hơn, phòng tránh các bệnh đường hô hấp là bệnh 
xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, nhất là trẻ em thành phố (nguy cơ dẫn đến tình trạng hen suyễn 
làm cho trẻ chậm phát triển thể chất tâm thần).
- Vận động giúp cho trẻ thích nghi với ngoại cảnh tốt hơn, tạo sức bền cho trẻ, trẻ ít bị bệnh 
lặt vặt, tăng cân tốt.
- Ngoài ra, vận động còn giúp trẻ phòng bệnh táo bón, ăn uống ngon miệng, giấc ngủ dài 
và sâu hơn, kích thích hormon tăng trưởng phát huy tác dụng, giúp trẻ phát triển chiều cao 
tốt hơn .
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, 
ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập kế hoạch 
giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: 
+ Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ * Thuận lợi :
- Lớp học có đủ diện tích để trẻ tham gia vận động, có không gian bố trí góc vận động trong 
lớp . Vì vậy trẻ có thể tham gia vận động trong lớp dưới nhiều hình thức : qua các hoạt 
động có chủ đích, qua hoạt động vui chơi một cách thoải mái và an toàn.
- Sĩ số trẻ của lớp vừa phải : 28 trẻ, nên việc tổ chức các hoạt động cho trẻ vận động thuận 
lợi hơn các lớp khác.
- Lớp không có trẻ bị khuyết tật nên việc tổ chức hoạt động cho trẻ cũng thuận lợi.
- Trường có khuôn viên sạch sẽ, rộng rãi, có nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn thu hút được 
sự tham gia của trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn bám sát chuyên đề, có kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng cho 
giáo viên để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả. Nhà trường có sự phối hợp với giáo viên xây 
dựng kế hoạch phù hợp với cô và trẻ của từng lớp.
- Bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm nhiều năm trong 
công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng của từng 
trẻ trong lớp.
- Đa số phụ huynh học sinh quan tâm, có sự ủng hộ và phối hợp với giáo viên.
 * Khó khăn :
 - Nhà trường chưa có phòng chức năng riêng dành cho hoạt động giáo dục thể chất nên 
việc rèn luyện, hình thành một số kỹ năng vận động còn gặp khó khăn.
- Khu vực sân trường dành cho trẻ vận động còn thiếu bóng mát. Do trường mới được xây 
dựng chưa lâu nên cây xanh còn nhỏ và ít, ảnh hưởng đến hoạt động vận động ngoài trời 
của trẻ những ngày có nắng.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc rèn luyện các vận động cơ bản của trẻ còn thiếu, chưa 
phù hợp.
- Ban đầu một số phụ huynh chưa nhận thức được vai trò của vận động đối với sự phát triển 
của trẻ nên không mong muốn con tham gia vận động nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động 
học tập khác.
- Một số trẻ trong lớp ban đầu rất nhút nhát nên tôi phải dành nhiều thời gian cho những 
trẻ đó.
- Lớp có một số trẻ nam hiếu động nên khi tổ chức rèn ý thức kỷ luật còn gặp khó khăn.
* Khảo sát tình hình :
 Đầu năm tôi đã tiến hành quan sát, khảo sát thực tế 100% số trẻ trong lớp thong qua sự 
tham gia vận động của trẻ trong các hoạt động giáo dục thể chất. Tôi nhận thấy trẻ tham + Trẻ tham gia trò chơi vận động : Kéo co, rồng rắn lên mâythì trên góc trưng bầy tôi 
chỉ để các loại bóng nhựa có nhiều màu sắc khác nhau, bao cát to nhỏ được tôi tự làm bằng 
nhiều loại vải có màu sắc khác nhau để gây hứng thú cho trẻ và một số loại dây vải, dây dù 
dài tôi sưu tầm, mũ đầu rồng rắn.cho trẻ dễ lấy.
- Trang trí góc vận động cũng là một yếu tố gây được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ tích cực 
vận động. Những hình ảnh vận động ngộ nghĩnh minh họa cho vận động mà trẻ sẽ được 
tham gia sẽ khiến trẻ thích thú và chú ý hơn. Nhờ có sự sáng tạo và khéo léo tôi đã thiết kế 
được rất nhiều bức tranh trang trí cho góc vận động theo chủ đề chủ điểm. Tôi nhận thấy 
trẻ khi chơi ở góc vận động có những bức tranh như vậy trẻ rất hưng phấn.
* Đối với môi trường ngoài trời : Đây là môi trường tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải 
nghiệm thử thách vận động. Không gian ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức vận 
động cho trẻ, nó thỏa mãn nhu cầu vận động mà phòng học không thể đáp ứng. Tất cả 
những trò chơi vận động ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả 
năng phối hợp. Mỗi một ngày trẻ được vận động ngoài trời khoảng 30- 40 phút , làm thế 
nào để trẻ tích cực vận động luôn là một bài toán đặt ra cho người giáo viên để trẻ không 
bị nhàm chán ?
Bản thân tôi ngoài việc vệ sinh sân chơi sạch sẽ hàng ngày cho trẻ còn tham mưu với ban 
giám hiệu mua sắm trang thiết bị bền đẹp cho trẻ vận động, như : cầu trượt, thang leo con 
gấu, bập bênhNăm học này tôi cùng các giáo viên trong trường đã làm được một số đồ 
dùng cho trẻ vận động, thiết kế đan xen trong vườn cổ tích đã gây được hứng thú cho trẻ 
vận động . Như thang dây leo làm bằng dây dù, cổng chui làm bằng lốp ô tô được sơn các 
màu cho trẻ chơi các trò chơi củng cố vận động bò, trườn, cầu treo làm bằng tre nứa cho 
trẻ rèn khả năng thăng bằng, sân cầu lông mini, các chướng ngại vật lầm bằng các mẩu gỗ 
vụn...Cùng với các thiết bị nhà trường mua sắm, sự tích cực sáng tạo thiết kế môi trường 
ngoài lớp học, tôi nhận thấy trẻ tham gia các vận động rất hào hứng, các vận động của trẻ 
được củng cố tự nhiên mà hiệu quả.
Với hai loại môi trường có sự đầu tư và thiết kế như trên khi tổ chức cho trẻ vận động tôi 
luôn tận dụng tối đa những điểm ưu việt của chúng, khắc phục những hạn chế của từng loại 
môi trường để trẻ tham gia vận động một cách thoải mái và tích cực nhất.
Biện pháp 2: Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , tính 
vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu 
của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động 
giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, 
bền, khéo của cơ thểViệc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và 
toàn diện như vậy, và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận 
động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa 
vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận 
động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình 
trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập. ý đến âm nhạc mà không chú ý đến vận động. Với những bài tập lần sau tôi chỉ cần hướng 
dẫn qua trẻ cũng có thể tập được.
Cùng với việc sử dụng âm nhạc, thì việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi cũng là một yếu tố gây 
hứng thú cho trẻ. Trong các hoạt động tổ chức cho trẻ vận động tôi luôn lựa chọn những 
đồ dùng trực quan phù hợp với trẻ. Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ trước tiên phải đảm bảo đủ 
về số lượng để tất cả trẻ phải được tham gia, không phải chờ đợi lâu sẽ làm giảm hứng thú 
cho trẻ. Chính vì vậy việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ luôn được tôi quan tâm và đáp ứng đủ. 
Ngoài đồ dùng nhà trường mua sắm tôi còn làm thêm một số đồ dùng khác để gây hứng 
thú cho trẻ tập luyện như bao cát cho trẻ ném xa, cổng chui bằng thùng các tông cứng, “ 
đường hầm” được làm bằng thùng phuy sắt cũ được sơn màu để cho trẻ bò qua đường hầm, 
cờ, nơđể trẻ tập các động tác tay. Bởi vì tôi nhận thấy, cùng một vận động nhưng khi 
ta thay đổi một chút đồ dùng sẽ gây được sự chú ý của trẻ hơn, trẻ sẽ muốn thực hiện vận 
động này với đồ dùng mới xem như thế nào, có thích hơn không.
Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào việc tập luyện, tính 
tích cực của tăng lên rõ rệt.
* Biện pháp 4 : Biện pháp sử dụng trò chơi
Trò chơi được sử dụng ở tất cả các hoạt động vì nó mang lại hiệu quả rất cao. Khi tổ chức 
các hoạt động có sử dụng trò chơi thì khả năng thu hút sự tham gia của trẻ là rất lớn. Đối 
với hoạt động phát triển thể chất nói riêng biện pháp trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho 
trẻ với bài tập vận động, trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán. Khi trẻ vận động thì 
giống như trẻ đang đóng vai chơi và làm các động tác của vai chơi đó, chứ không phải trẻ 
đang bắt buộc phải tập vận động đó. Khi trẻ tham gia “trò chơi” đó xong thì các kỹ năng 
vận động cũng được hình thành một cách rất tự nhiên. Quan trọng hơn, người giáo viên 
vẫn có thể đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ.
Biện pháp này được tôi tiến hành dưới hai dạng :
+ Dạng thứ nhất : Đưa yếu tố chơi vào bài tập.
 Ví dụ : Với bài tập “ Trườn sấp” Tôi cho trẻ chơi tập làm các chú bộ đội. Khi trẻ tập tôi 
gọi trẻ là chú bộ đội Huy,chú bộ đội Nam hay cô bộ đội LinhKhiến trẻ rất thích được 
vận động thể hiện mình. Hay với bài tập “ Bò chui qua cổng ” tôi cho trẻ chơi trò chơi bò 
như các chú chuột vào hang khiến cho trẻ khi tập luôn nghĩ mình là các chú chuột nhỏ 
nhắn, nhanh nhẹn mà khéo léo.
Khi đưa yếu tố chơi vào bài tập tôi nhận thấy trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái
+Dạng thứ hai : Sử dụng trò chơi vận động để củng cố vận động
Trò chơi vận động thuộc nhóm các trò chơi có luật, có vai trò giáo dục nổi trội là rèn luyện, 
củng cố các vận động cơ bản như : đi, chạy, nhảy, ném.. và các tố chất vận động( nhanh, 
mạnh, khéo léo, bền bỉ). Mỗi trò chơi thường đòi hỏi trẻ phải thực hiện 1-2 loại vận động 
cùng với những tố chất nhất định. Ví dụ trong trò chơi “ mèo đuổi chuột” trẻ phải chạy 
nhanh mà lại phải định hướng khi chạy.Như vậy, khi sử dụng trò chơi tôi hoàn toàn có 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tinh_tich.docx