Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5-6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc
“Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO • ___i___ MÃ SKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA DẠY TRẺ BIẾT CHƠI ĐÀN ORGAN, GÓP PHẦN XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC Môn/Lĩnh vực: GIÁO DỤC MẪU GIÁO NĂM HỌC 2020 - 2021 1/20 “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tâm vận động, tâm lý xã hội đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời, những nghiên cứu về ảnh hưởng và ích lợi của các dịch vụ giáo dục mầm non có chất lượng đã khiến các Chính phủ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam ngày càng quan tâm phát triển GDMN. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến bảy mươi hai tháng tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục & đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo, là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học. Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TƯ ngày 4-112013 của Ban Chấp hành Trung ương “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, ngày 22/4/2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chủ trì Lễ phát động “Triển khai Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”, đồng thời chỉ ra các tiêu chí quan trọng, nòng cốt để xây dựng nên một trường học hạnh phúc. Phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức hội thảo với chủ đề “Trường học hạnh phúc” năm học 2020- 2021. Công đoàn ngành giáo dục thành phố Hà Nội có Công văn số 101/CĐGD về việc hướng dẫn công đoàn phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” đã và đang là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục. Muốn xây dựng trường học hạnh phúc thì mỗi lớp học phải là một lớp học thực sự hạnh phúc. Xây dựng một lớp học hạnh phúc sẽ giúp các em có một môi trường phát triển tốt nhất. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến lớp hằng ngày, mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Niềm đam mê và hứng thú đến lớp giúp các em có thêm động lực, sự chủ động và tích cực, và không ngừng sáng tạo ra những giá trị mới mà trẻ tiếp thu được qua các hoạt động hàng ngày. Trẻ hạnh phúc và hứng thú tham gia các hoạt động của trường lớpcũng là động lực cho những cô giáo mầm non như tôi có thêm động lực, sáng tạo những phương pháp giáo dục mới làm cho trẻ yêu thích trường lớp và cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn nữa. Trẻ 5 - 6 tuổi được coi là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này, năng khiếu nghệ thuật được nảy sinh, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc 3/20 “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại Lớp mẫu giáo lớn 2 - Trường mầm non Ninh Hiệp, từ tháng 8/ 2020 đến tháng 3/2021 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, chọn lọc các quan điểm, lí thuyết khoa học, tài liệu hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan đến đề tài. 4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Thực hiện các phương pháp quan sát và đàm thoại, phương pháp giáo dục tiên tiến như Steam, Montessori, để giúp trẻ thực hành trên đàn thành công. 5/20 “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc dù là các bản nhạc rất đơn giản. Âm nhạc qua bàn tay của trẻ nhỏ trở nên đáng yêu, là điểm tựa để các em phát triển và khôn lớn nên người. Học chơi đàn Organ sẽ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo. giúp trẻ có thêm động lực và niềm vui, điều này sẽ rất tốt cho trẻ: Chơi đàn Organ là một hình thức giải trí lành mạnh: Sau những giờ học căng thẳng, cay đàn organ âm nhạc sẽ giúp bé quên đi những mệt mỏi và hòa vào âm thanh trong trẻo của các nốt nhạc. Đồng thời khi dành thời gian vào việc học đàn piano thì sẽ giúp trẻ sẽ tránh xa được những trò chơi vô bổ khác, không tốt cho trẻ. Giúp trẻ học tốt môn toán và các ngành khoa học khác: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học California, Mỹ đã đưa ra kết luận rằng việc cho trẻ 5 - 6 tuổi học đàn mỗi tuần sẽ giúp bé phát triển khả năng giải các bài toán đố tốt hơn so với những đứa trẻ khác đến 34%. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng trên cơ thể trẻ: Khi chơi đàn Organ đòi hỏi người chơi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt, tay dùng để lướt trên phím đàn và mắt tập trung quan sát để thao tác trên các nút chức năng của đàn. Do đó lợi ích của việc cho trẻ học đàn Organ là sẽ giúp trẻ linh hoạt, nhạy bén hơn khi tham gia các hoạt động khác trong cuộc sống. Giúp trẻ rèn nhân cách, lập trường, phát triển đa tài: Các kỹ năng và kiến thức bé nhận được học đàn Organ sẽ giúp trẻ dễ dàng đón bắt âm thanh của các nhạc cụ khác. Đặc biệt khi bé chơi được thành thạo thì bé có thể học các loại nhạc cụ khác như đàn piano, đàn guitar một cách dễ dàng hơn. Rèn luyện cho trẻ tính tập trung cao độ: Việc đọc nhạc, nắm bắt các nốt, nhịp, sau đó chuyển các nốt, nhịp, rồi đến chuyển các nốt, nhịp ấy lên sự di chuyển của đầu ngón tay trên bàn phím đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ. Chính vì vậy mà việc cho trẻ học chơi đàn cũng là cách rèn luyện cho trẻ sự tập trung, tính nghiêm túc khi nhìn nhận vấn đề. Phát huy năng khiếu của trẻ, giúp trẻ tự tin hơn: Khi cho con chơi đàn sẽ sớm phát hiện tài năng của trẻ và tạo điều kiện để con phát huy được sở trường của mình.Trong quá trình tập luyện nếu chơi tốt bản nhạc đầu tiên thì trẻ sẽ chơi tốt hơn những bản nhạc tiếp theo. Sự thành công ấy sẽ giúp trẻ tự tin hơn về khả năng của chính mình. Phát huy trí tưởng tượng: Việc thả hồn qua âm nhạc sẽ giúp trẻ có điều kiện để phát huy sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình. Với những lợi ích của việc học đàn Organ mang lại như trên, cho trẻ tập luyện chơi đàn Organ chắc chắn sẽ nâng cao năng lực thẩm mỹ của trẻ, giúp cho các bé có nhiều cảm xúc và hạnh phúc nhiều hơn. Đó chính là cơ sở để tôi góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường lớp hạnh phúc mà toàn ngành đang hưởng ứng sôi động. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Trường mầm non nơi tôi đang công tác nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, có quang cảnh sư phạm khang trang, không gian xanh - sáng - sạch - đẹp. Trường gồm hơn 600 học sinh, chia làm 19 nhóm lớp, với 62 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tôi được phân công chăm sóc và giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, lớp Mẫu giáo lớn 2. Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” và xuất phát và tình hình thực tế của trường 7/20 “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc - Nhiều trẻ trong lớp mạnh dạn, tự tin, có năng khiếu âm nhạc. Trẻ luôn tò mò, ham hiểu biêt về đàn, thích được chơi đàn - Giáo viên được tập huấn các chuyên đề đàn, thanh nhạc, múa do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Bản thân tôi có trình độ Đại học Sư phạm mầm non, được đào tạo Thạc sỹ Quản lý giáo dục, nắm vững phương pháp, tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi, được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghề dạy học và nghệ thuật,có nhiều thế hệ tham gia học tập tại trường Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. - Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, quan tâm đến sở trường và suy nghĩ nội tâm của trẻ, thích đàn ca múa hát cùng trẻ, sẵn sàng giúp đỡ, động viên, khích lệ trẻ bộc lộ năng khiếu, tích cực tham gia các hoạt động nghệ thuật . Đó là những điều kiện thuận lợi giúp tôi nghiên cứu thực hiện đề tài thành công. 2. Khó khăn: - Là một trường mầm non nông thôn, đa số phụ huynh kinh doanh buôn bán, nhận thức về giáo dục mầm non còn hạn chế. Một số phụ huynh thường xuyên xa nhà và giao công việc chăm sóc trẻ cho người giúp việc nên chưa quan tâm đến các nhu cầu về âm nhạc của trẻ. (Biện pháp 6 ) - Một số trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia hoạt động âm nhạc nói chung, tập và chơi đàn Organ nói riêng (Biện pháp 4) - Tư duy của trẻ 5 - 6 tuổi ghi nhớ các nốt nhạc trong một quãng 8 còn khó khăn, trẻ chưa thuộc chữ kí hiệu ứng với từng nốt nhạc nên trẻ rất lúng túng trong việc ghi nhớ và đọc nốt nhạc, xướng âm một bản nhạc (Biện pháp 3 ) Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, nhằm xây dựng một lớp học thực sự hạnh phúc. Các biện pháp như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp1: Khảo sát chất lượng lĩnh vực phát triển thẩm mỹ của trẻ theo các mục tiêu mong đợi a) Mục tiêu của biện pháp: Thông qua khảo sát lĩnh vực phát triển thẩm mỹ của các trẻ trong lớp theo mục tiêu mong đợi, tôi biết được năng lực thẩm mỹ của từng trẻ trong lớp mình. Từ đó, tôi có biện pháp khắc phục từng trẻ chưa đạt, tìm hiểu lý do trẻ chưa tích cực hoạt động, phát huy thế mạnh của các trẻ khá, giúp trẻ thể hiện năng khiếu một cách tự tin b) Nội dung và cách thực hiện: Trong chương trình giáo dục mầm non, các mục tiêu mong đợi của lĩnh vực phát triển thẩm mỹ trẻ 5 - 6 tuổi được thể hiện qua 15 mục tiêu, từ mục tiêu 96 đến mục tiêu 110. Trong đó, các mục tiêu thuộc lĩnh vực âm nhạc gồm 6 mục tiêu: 96, 97, 99, 100. 107, 108. Kết quả khảo sát lĩnh vực phát triển thẩm mỹ qua giáo dục âm nhạc đầu năm của lớp tôi được thể hiện ở Bảng 1. Kết quả khảo sát lĩnh vực phát triển thẩm mỹ qua âm nhạc của trẻ đầu năm (Bảng 1 - Phụ lục 1) Để khảo sát được trẻ, giáo viên phải tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành. Giáo viên chủ động lên kế hoạch khảo sát từng mục tiêu vào các hoạt động cụ thể của trẻ trong chế độ sinh hoạt một ngày ở trường mầm non. 9/20 “Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua dạy trẻ biết chơi đàn Organ, góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc như các bài hát có nhịp 2/4). Thực hiện biện pháp này sẽ hỗ trợ cho giáo viên lựa chọn dễ dàng hơn khi đưa các tác phẩm âm nhạc cho trẻ tập đàn, đảm bảo tính vừa sức với trẻ, phù hợp với khả năng tiếp thu và cảm nhận âm nhạc của trẻ, đáp ứng được yêu cầu nội dung giáo dục thẩm mỹ, hướng trẻ đạt được các mục tiêu mong đợi. b) Nội dung và cách thực hiện: Hiện nay, các ca khúc dành cho thiếu nhi có một khối lượng khá đồ sộ, đòi hỏi giáo viên biết chắt lọc các tác phẩm âm nhạc điển hình nhất. Khi nghiên cứu đặc điểm tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi, có thể thấy được cuộc sống của trẻ 5 - 6 tuổi thường rất nhạy cảm. Các bé tiếp thu nhanh chóng những gì tồn tại và diễn ra xung quanh. Trẻ trải nghiệm nhiều xúc cảm, tình cảm và hướng tình cảm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau. Trong giai đoạn này, trẻ đã biết nhận thức về các giá trị cuộc sống, biết rung động trước vẻ đẹp của yêu thiên nhiên, biết yêu cái Đẹp, cái Thiện, Trẻ luôn mong muốn được nghe và được người khác lắng nghe những cảm xúc, tâm tư nguyện vọng của trẻ. Những bài hát có chứa đựng tình cảm đạo đức, tình yêu thiên nhiên, tình thương giữa người với người, giữa người với cảnh vật kết hợp các âm thanh, giai điệu của tiếng đàn có một sức mạnh đặc biệt, làm lan tỏa cảm xúc của trẻ và có sức truyền cảm sâu xa trong tâm hồn của trẻ. Điều đó khiến trẻ trở nên trong sáng hơn, vui tươi hơn, tích cực tham gia các hoạt động trường lớp cũng như kích thích tính tò mò, ham hiểu biêt. Trẻ tự tin, có chính kiến và bảo vệ chính kiến của mình. Vì vậy, khi lựa chọn các tác phẩm âm nhạc để dạy trẻ đàn, cần chọn các bài hát vừa có tính giáo dục nhân cách trẻ, vừa nhẹ nhàng phù hợp tâm sinh lý của trẻ: *Về nội dung: Các tác phẩm âm nhạc cho trẻ tập đàn là các ca khúc thiếu nhi gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ như ca ngợi tình cảm gia đình, yêu quê hương, yêu trường lớp, cô giáo, cảnh đẹp hay các con vật ngộ nghĩnh, nhằm giáo dục đạo đức và tạo những rung động thẩm mỹ cho trẻ *về nghệ thuật: Nên lựa chọn các ca khúc có giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, trong sáng, thiết tha, thể hiện qua nhịp 2/4 hoặc đôi khi ở một số bài hát có nhịp 3/8. Các bài hát này thường được sử dung cho phần dạy hát, vận động hoặc chơi các trò chơi âm nhạc. Đây là những ca khúc thiếu nhi dễ nhớ, dễ thuộc, tránh sử dụng các bài hát dài dùng trong phần “Nghe hát” của giờ hoạt động giáo dục âm nhạc. Các nốt nhạc trong tác phẩm âm nhạc thể hiện chủ yếu chỉ trong một quãng 8 để trẻ dễ tiếp cận các thao tác chuyển ngón khi thực hành trên đàn. Sau khi chọn các bài hát có nội dung và nghệ thuật như trên, tôi sắp xếp các bài hát theo các tháng, các chủ đề để dạy trẻ và cho trẻ tự chọn bài hát mà trẻ thích nhất trong các bài hát mà tôi đưa ra để chơi đàn. Sự lựa chọn và sắp xếp như vậy giúp tôi có đủ thời gian để dạy trẻ đàn mà vẫn đảm bảo thực hiện các hoạt động khác của trẻ ở trường mầm non. Đồng thời, giúp tôi tích hợp hoạt động âm nhạc vào các tháng, các chủ đề được trọng tâm và hiệu quả. (Bảng 2- Phụ lục 1) c) Điều kiện để thực hiện biện pháp: Để thực hiện tốt biện pháp này, giáo viên phải sưu tầm, lựa chọn các bài hát một cách kỹ càng, có chuyên môn, hiểu biết cơ bản về Âm nhạc để mang các giá trị nhân văn, giá trị nghệ thuật cho trẻ một cách phù hợp nhất. 11/20
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_tham_my_ch.docx