Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO TRỌN ĐỀ TÀI 1 II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 4 1. Đặc điểm trung 4 2. Thuận lợi 4 3. Khó khăn 5 III. BIỆN PHÁP THỰC TIỄN 5 1. Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức của bản than và phát 5 triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 1.1 Mục đích 5 1.2 Cách thực hiện 5 1.3 Kết quả 7 2. Phân loại nguyên âm, phụ âm theo vị trí của lưới khẩu 7 hình khi phát âm 2.1 Mục đích 7 2.2 Cách thực hiện 7 2.3 Kết quả 7 3. Khảo sát mức độ trậm phát triển ngôn ngữ và nói 8 ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi đầu năm học 3.1 Khảo sát mức độ trậm phát triển ngôn ngữ của trẻ 8 đầu năm học 3.1.1 Mục đích 8 3.1.2 Cách thực hiện 9 3.2 Khảo sát mức độ nói ngọng của trẻ 3-4 tuổi đầu 9 năm học 3.2.1 Mục đích 9 3.2.2 Cách thực hiện 9 4. Tìm hiểu về khả năng phát âm của trẻ 10 4.1 Cách thực hiện 10 4.2 Kết quả đạt được 13 5. Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng 13 cho trẻ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non 10.2 cách thực hiện 29 10.3 Kết quả 31 11. Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt xã hội 31 11.1 Cách thực hiện 32 11.2 Kết quả 32 IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 32 1. Đối với giáo viên 32 2. Đối với trẻ 32 3. Đối với phụ huynh 33 4. Đối với xã hội 33 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 I. KẾT LUẬN 34 II.BÀI HỌC KINH NGHIỆM 34 III. KIẾN NGHỊ 35 MỤC LỤC 36 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Song song với sự phát triển về vốn từ thì trẻ ở lứa tuổi này cũng thể hiện rõ nét sự xuất hiện một số tận về ngôn ngữ: nói ngọng, nói lắp, nói khuyết từ.. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ. Từ phương diện giáo dục, chủ trương của cấp học mầm non nói chung đều khuyến khích các bậc phụ huynh khi ở nhà “Hãy thường xuyên nói với trẻ càng nhiều càng tốt”. Khi các bé ở trường, giáo viên mầm non đều có nhiệm vụ quan tâm đến việc trẻ nói như thế nào, có biết giao tiếp không, có biết tìm đúng từ để thể hiện nhu cầu mong muốn, suy nghĩ của mình không? Là một giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy lớp mẫu giáo bé 3 -4 tuổi, với lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi luôn chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ ở nhóm trẻ này. Tôi mong muốn khả năng phát triển ngôn ngữ được cải thiện là tiền đề giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với các bạn, nghe hiểu và làm theo yêu cầu của cô cũng như có thể nói lên được những nhu cầu, thắc mắc của mình. Qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi nhận thấy hiện nay trẻ chậm nói và trẻ nói ngọng rất nhiều, gây khó khăn rất lớn trong việc trao đổi, tiếp nhận thông tin giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ, giữa trẻ với bố mẹ và những người xung quanh. Khi trẻ muốn trao đổi thông tin nhưng không thành công, người đối diện thường lặp lại câu hỏi và có những phản ứng bằng những lời nhận xét như “không hiểu con nói gì”. Tình trạng này kéo dài vô tình khiến cho đứa trẻ có cảm giác mặc cảm, tự ti. Chính điều này làm hạn chế đến quá trình phát triển tư duy, trí tuệ cho trẻ. Đó chính là lý do tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ. - Đánh giá thực trạng nói ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non, tìm ra các biện pháp sửa ngọng có hiệu quả cho trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Trẻ 3 – 4 tuổi chậm phát triển ngôn ngữvà nói ngọng tại trường mầm non tôi công tác. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi. - Tìm hiểu về khả năng phát âm của trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non. V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận, điều tra tìm hiểu bằng phiếu bài tập của giáo viên ở lớp mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi. - Trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh, trò chuyện với trẻ tại lớp. - Quan sát các hoạt động của trẻ nhằm phát triển vốn từ cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại. Cha mẹ và người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước. Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng. Muốn làm được điều này, giáo viên mầm non phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái và lịch sự. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm chung Trường Mầm Non mà tôi đang công tác có một khu trung tâm gần khu dân sinh. Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáp bé C4, Số lượng học sinh: 45 trẻ trong đó có 1 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và 5 trẻ nói ngọng. Số giáo viên trong lớp là 3 giáo viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng và cả 3 đồng chí đều đạt trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn. Trong quá trình thực hiện phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi - Lớp luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo đầu tư về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường. Cụ thể, lớp được đầu tư nối mạng Internet cho máy tính giúp cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy và học thường xuyên hơn. Hệ thống ánh sáng và quạt mát, điều hòa được trang bị đầy đủ, đúng theo quy định học đường. - Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của các hoạt động, có ý thức trau dồi chuyên môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề của Sở giáo dục, của phòng giáo dục cũng như các buổi kiến tập của nhà trường. - Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp linh hoạt trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, nhiệt tình ủng hộ chủ trương giáo dục của nhà trường. Nhiều phụ huynh còn thường xuyên ủng hộ nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho trẻ. - Trẻ của lớp có nề nếp thói quen tốt trong học tập. Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỷ lệ chuyên cần cao. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non - Nâng cao kiến thức về phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các buổi tập huấn của trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ và dự các tiết kiến tập của trường bạn. Giáo viên tham dự tập huấn về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Các giáo viên trao đổi về phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non hơi qua mũi, làm rung không khí trong khoang mũi và tạo ra âm thanh thì đột ngột bật lưỡi xuống. Khi đó luồng hơi mới thoát ra ngoài khoang miệng. + Khoang tạo thanh: Quá trình cấu âm, chủ yếu luồng hơi qua mũi làm rung hơi trong khoang mũi và tạo nên âm thanh. Vì vậy âm /N/ là âm mũi. + Mức độ tham gia của dây thanh: Dây thanh rung rất mạnh nên gọi là âm vang. - Căn cứ vào sự tác động của cuống lưỡi, bề mặt lưỡi, đầu lưỡi và vị trí đặt lưỡi đối với việc phát âm chuẩn tôi đã phân loại theo các nhóm có đặc điểm giống và gần giống nhau nhằm giúp trẻ dễ ghi nhớ, không bị nhầm lẫn trong quá trình luyện phát âm. Cụ thể: + Các âm có cùng vị trí lưỡi như âm /N/: /NH/, /TH/, /T/. + Các âm phát âm bề mặt lưỡi: /D/, /S/, /X/, /CH/, /TR/, /NH/. + Các âm có phụ âm cuối là âm đầu lưỡi: /N/, /T/. + Âm cuống lưỡi: /C/, /K/, /Q/, /G/, /GH/, /KH/, /NG/, /NGH/. + Âm đầu lưỡi: /Đ/, /R/, /T/, /TH/, /L/, /N/. - Căn cứ vào sự tác động của khẩu hình đến việc phát âm chuẩn, tôi đã phân chia âm theo khẩu hình 2 loại: Khẩu hình đóng, khẩu hình mở. + Khẩu hình đóng: Sau khi quá trình phát âm kết thúc 02 môi chạm vào nhau khép kín. + Khẩu hình mở: Sau khi quá trình phát âm kết thúc thì khẩu hình mở, 2 môi khép kín với nhau. Ví dụ: Khẩu hình mở Khẩu hình đóng Âm O, A, Ă, Â, B, C, N Âm ghép OT, AN, ÂN, ÔN, ONG, UNG, ÓC, ỐC, ĂN, ANH, OANH, ICH, UM ACH 3. Khảo sát mức độ chậm phát triển ngôn ngữ và nói ngọng của trẻ 3 – 4 tuổi đầu năm học 3.1 Khảo sát mức độ chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 – 4 tuổi đầu năm học 3.1.1 Mục đích - Giáo viên phân loại mức độ chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ trong lớp mình phụ trách từ đó xây dựng kế hoạch và áp dụng bài tập phát triển ngôn ngữ cho phù hợp với trẻ. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ và sửa ngọng cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Bảng khảo sát về mức độ ngọng đầu năm của trẻ lớp mẫu giáo bé C4. Ngọng Ngọng Ngọng S Ngọng thế nguyên âm khuyết thanh điệu T Họ và tên đôi T 1 Trần Đức Long x x 2 Trần Đăng Khoa x x 3 Lê Việt Anh x x 4 Dương Thanh Hiền x 5 Nguyễn Huyền Anh x Tổng số 1 2 3 2 4.Tìm hiểu về khả năng phát âm của trẻ Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục có hiệu quả. “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Đặc biệt ở đây cô giáo cần hiểu được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi: đó là trẻ 3 tuổi có khả năng hiểu được gần 50.000 từ và có được hầu hết những kỹ năng giao tiếp trong xã hội, hàng tháng trẻ lại tự bổ sung thêm từ mới. Trẻ có thể ngân nga một số giai điệu đơn giản, hát, trả lời được các câu hỏi (ai nơi đâu) và đặt câu hỏi cho người lớn. Trẻ sử dụng câu có từ 3 – 4 từ trở lên và nhận biết được màu sắc, tên gọi, địa chỉ. Do đó, nhằm nắm được tình hình thức tế khả năng nói của trẻ, tôi đã lên kế hoạch khảo sát khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động khám phá trong trường mầm non và hoạt động tổ chức sinh hoạt hàng ngày. 4.1. Cách thực hiện Ngay từ đầu năm học, tôi bắt đầu lên kế hoạch tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ bằng cách nghiên cứu các bài học trong chương trình, từ đó xây dựng bài tập, đánh giá khả năng của trẻ theo các mức độ khác nhau. Bài tập được xây dựng dưới dạng các câu hỏi ngắn, dễ hiểu (có gợi ý) dựa theo nội dung các bài học phát triển ngôn ngữ mà chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi đã đề cập đến.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_v.doc