Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua việc làm quen tác phẩm văn học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua việc làm quen tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua việc làm quen tác phẩm văn học
1 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua việc làm quen tác phẩm văn học”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng khi tổ chức cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học. 3. Tác giả: Họ và tên: Đoàn Thị Nhinh Ngày tháng năm sinh: 10/03/1987 Chức vụ, đơn vị công tác: Trường mầm non Vinh Quang. Điện thoại: 0984755210 4. Đồng tác giả: Không 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Vinh Quang Địa chỉ: Vinh Quang - Vĩnh Bảo - Hải Phòng II. Mô tả giải pháp đã biết: Giải pháp 1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ kể lại chuyện theo tranh.. Giải pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài đồng dao, ca dao * Ưu điểm: -Các giải pháp trên phù hợp với tình hình thực trạng của lớp, của trường. Gắn liền với quá trình chỉ đạo, quản lí trong nhà trường.Mang lại hiệu quả rõ nét khi thực hiện các giải pháp trên. - Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi. - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phong phú về mầu sắc và hình ảnh, hấp dẫn thu hút trẻ. * Khuyết điểm: Việc áp dụng các giải pháp mang tính rộng rãi còn hạn chế vì bản thân còn ít kinh nghiệm khi thực hiện các biện pháp, do vậy tính sáng tạo trong các biện pháp còn hạn chế. Đa số trẻ còn nhút nhát, kỹ năng nghe hiểu của trẻ còn yếu, một số chưa mạnh dạn tự tin khi trả lời các câu hỏi của cô. 3 1 Trẻ phát âm đúng , to, rõ ràng, mạch lạc 17/30 57 2 Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú 14/30 47 trong giao tiếp . 3 Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trong kể 14/30 47 chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ 4 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm 17/30 57 5 Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên. 17/30 57 6 Trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh 14/30 43 Dựa vào bảng điều tra thực tế trên tôi nhận thấy khả năng phát âm từ ngữ diễn đạt, sự chủ động của trẻ trong việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, phong phú của mình trong giao tiếp với mọi người còn hạn chế, việc sử dụng ngôn ngữ trong các tiết học làm quen với các tác phẩm văn học còn nghèo nàn. Tôi rất lo lắng mình phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Qua quá trình tôi được đào tạo trong trường sư phạm và qua thực tế dạy trẻ tôi đã tìm ra được một số biện pháp giúp trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ thông qua bộ môn làm quen với các tác phẩm văn học tôi đã sử dụng các giải pháp sau. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: III. 1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến Giải pháp1: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học “Trường học thân thiện” là câu khẩu hiệu mà ngành giáo dục rất quan tâm và hướng đến. Ở trong môi trường đó trẻ không phải tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách cứng nhắc mà ở đó trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình mình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. “Môi trường” cho trẻ hoạt động là một trong những việc cần thiết và không thể thiếu được trong vấn đề đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non hiện nay. Khác với những năm về trước thì giáo viên tìm chọn hình ảnh thật đẹp sống động và trang trí lớp cho đẹp từ đầu năm đến cuối năm. Vì thế mà trẻ nhìn lâu rồi cũng thấy chán và cũng không kích thích phát triển ở trẻ. Nhưng ngay trong năm học này bằng những việc tìm tòi khám phá tôi đã tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Nhờ được hoạt động môi trường theo chủ đề trẻ thích khám phá trải nghiệm trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn, thông minh hơn và vận dụng được ngay ngôn ngữ ở trẻ một cách tự nhiên hơn. 5 Dạy trẻ kể lại truyện là một nội dung của chương trình làm quen tác phẩm văn học ở trường mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện, thực hành, trải nghiệm nghệ thuật nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào hành trang mới trong mọi lĩnh vực nhất là ngôn ngữ. Để giúp trẻ kể lại và nhớ nội dung truyện một cách tốt nhất, ngoài việc đọc kể cho trẻ nghe, tôi còn ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính tôi còn tận dụng chức năng ghi âm của chiếc máy điện thoại để ghi lại giọng kể của trẻ khi trẻ kể chuyện. Sau đó tôi dùng dây kết nối giữa điện thoại với loa thùng để bật lại cho trẻ nghe. Ngoài việc ghi âm giọng kể của trẻ bằng điện thoại tôi còn tận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở kịch mà các cháu đã đóng. Qua việc sử dụng chiếc điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kể của trẻ tôi thấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia tập kể chuyện, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật.Có rất nhiều hình thức dạy trẻ kể lại chuyện. VD: kể lại chuyện theotranh, kể lại chuyện bằng rối tay ... * Hình thức kể lại chuyện theo tranh. Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều. Tôi kể cho trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra,tôi còn cho trẻ xem băng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật trong truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. VD: Câu chuyện “Chuyện của dê con” Tôi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện “Chuyện của dê con” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện ở hoạt động chiều trước khi trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhân vật trong truyện. trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm thoại với trẻ về các nhân vật và tính cách của các nhân vật trong truyện. Sau khi đàm thoại xong, trẻ đã nhớ lại nội dung truyện, tôi tổ chức chotrẻ lên kể lại theo các hình ảnh có trong truyện tranh, dạy trẻ khi kể đến nhân vậtnào dùng que chỉ vào từng hình ảnh trong truyện sao cho phù hợp với nội dungtruyện. Khi trẻ kể xong truyện, tôi cho các bạn trong nhóm nhận xét bạn kể. Kểtruyện tranh tổ chức ở hoạt động góc thì trẻ được thay nhau kể, trẻ được thoảimái thể hiện giọng kể của mình, sử dụng ngôn ngữ sáng tạo trong khi kể khôngbị gò bó như ở trong tiết học. Qua hoạt động ở góc văn học, trẻ được đàm thoạitrực tiếp với nhau để từ đó ngôn ngữ của trẻ được sử dụng linh hoạt hơn trong cuộc sống. 7 động đọc đồng dao, ca dao cho trẻ vào các hoạt động chơi trò chơi dân gian được tổ chức ở hoạt động ngoài trời, hoạt động đón và trả trẻ, hoạt động sau khi ngủ dậy.Bên cạnh việc dạy trẻ đọc thuộc những bài đồng dao, ca dao thì tôi luôn tìm tòi những bài đồng dao, ca dao có nội dung các chủ điểm mà trẻ đang học. Qua đó tôi thấy được hiệu quả rõ ràng, trẻ hào hứng tham gia trò chơi đọc đồng dao, ca dao và nhớ bài lâu hơn. Giải pháp 4: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm là một trong những phương pháp rèn luyện phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. Qua phương pháp này tôi đã hình thành ở trẻ thói quen, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ giúp trẻ tiếp xúc với tác phẩm và hiểu được nội dung, nắm được các chi tiết của truyện, thơ. Khi trẻ hiểu được nội dung truện thuộc được nội dung bài thơ sẽ làm cho ngôn ngữ của trẻ thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm giúp trẻ thể hiện tình cảm. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi luôn tìm tòi những phương pháp biện pháp tốt nhất để trẻ phát âm và diễn đạt được mạch lạc. Với lứa tuổi này tôi chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹnhàng, vui vẻ hóm hỉnh...nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng việt và trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm. Để trẻ cảm thụ tốt ngôn ngữ của câu thơ, điều quan trọng nhất là phải đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, âm điệu và sắc thái của bài thơ. Tôi luôn tập đọc diễn cảm và thuộc bài thơ trước khi đọc cho trẻ nghe để trẻ cảm thụ tốt bài thơ, nên trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, giải thích nghĩa của môt số từ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp của các câu thơ mô tả, kết hợp với tranh minh họa hoặc làm các động tác minh họa. Tôi đọc cho trẻ nghe nhiều lần, đọc thơ theo cá nhân, theo nhóm, luyện tập cách đọc diễn cảm. Để thu hút trẻ đọc thơ nhiều hơn thì việc chuẩn bị đồ dùng trực quan trong dạy học để gây hứng thú cho trẻ cũng rất quan trọng, trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi sử dụng các bức tranh thơ, sa bàn, con rối, vật thật Để thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi “ Bé yêu thơ”, câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh đẹp và nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập và hóa thân vào từng nhân vật. Khi dạy trẻ đọc thơ giọng của cô phải chuẩn xác, giọng đọc của cô càng diễn cảm bao nhiêu càng hấp dẫn trẻ bấy nhiêu. Khi dạy trẻ đọc thơ tôi chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ tôi đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “ Con đọc gần giỏi rồi” thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để nhiều trẻ đọc tốt. 9 Gắn liền với quá trình chỉ đạo , quản lí trong nhà trường. Mang lại hiệu quả rõ nét khi thực hiện các giải pháp trên. * Khuyết điểm: - Việc áp dụng các giải pháp mang tính rộng rãi còn hạn chế. Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. III.3. Phạm vi ảnh hưởng khả năng áp dụng cuả sáng kiến: Có thể áp dụng trong các trường mầm non trong việc dạy phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ . Có tính mới, tính sáng tạo ở phạm vi các trường trong toàn huyện. Đã được áp dụng mang lại hiệu quả cao trong việc dạy phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non Vinh Quang. 1. Đối với giáo viên: Tôi thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng đọc, giọng kể được trau dồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc. Tôi đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều loại đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc làm quen tác phẩm văn học. Áp dụng những biện pháp trên tôi thấy các cháu rất hứng thú trong giờ làm quen tác phẩm văn học. Vốn từ của trẻ được tăng lên rất nhiều đồng thời trẻ biết sử dụng các loại câu phong phú và đa dạng. 2. Đối với trẻ: Áp dụng những biện pháp trên tôi thấy các cháu rất hứng thú, rất thích nghe kể chuyện. mạnh dạn tự tin khi giao tiếp. Trong khi nghe kể chuyện, kể lại chuyện và trả lời các câu hỏi của cô. Vốn từ của trẻ được tăng lên rất nhiều đồng thời trẻ biết sử dụng các loại câu phong phú và đa dạng. Sau một thời gian áp dụng phương pháp mới này kết quả giảng dạy đã được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau: STT Nội dung thực nghiêm Trước khi Sau khi thực Tỷ lệ thực nghiệm ngiệm tăng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tỷ lệ trẻ % trẻ % % 1 Trẻ phát âm đúng , to, rõ ràng, 17/30 57 22/30 73 16 mạch lạc 2 Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, 14/30 47 18/30 60 13 phong phú trong giao tiếp . 3 Trẻ biết thể hiện ngôn ngữ, giọng 14/30 47 18/30 60 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx