Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết: Ngành học mầm non là ngành học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, “Ngành học có nhiệm vụ thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng , giáo dục tốt, thì sẽ hình thành nhân cách tốt. Nó là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và nhân cách của trẻ , đây là giai đoạn tiền đề để hình thành nhân cách cho trẻ sau này, đó là những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức thì vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách, tác phong con người của trẻ ở đội tuổi mầm non ở trong nhà trường là hết sức quan trọng. Nó là nền tảng sau này để hình thành và phát triển nhân cách .Do vậy trẻ cần đựợc học cách quan tâm đến mọi người một cách thường xuyên chứ không chỉ thấy ai gặp khó khăn mới giúp đỡ, cần dạy trẻ biết quan tâm, chú ý đến người khác, luôn vui vẻ,cảm thông, ân cần, thân thiện, xử sự có trách nhiệm với người thân trong gia đình và bạn bè. Cho nên chúng ta cần giáo dục tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ từ rất sớm và nó đựợc duy trì thường xuyên trong gia đình và nhà trường. Do vậy, việc phát triển tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi là điều kiện vô cùng quan trọng để hình thành nhân cách con người sau này. Qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy việc lựa chọn và áp dụng các chỉ số vào các hoạt động nhằm phát triển tình cảm và quan hệ xã hội là rất cần thiết cho sự hình thành nhân cách sau này của trẻ . Bởi vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” nhằm gíúp trẻ biết thể hiện ý thức của bản thân. Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động. Hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Trẻ biết quan tâm đến môi trường, có thái độ và thể hiện những việc làm đúng đắn với môi trường. Biết quan tâm tới mọi người, thể hiện cảm xúc của mình với bạn bè, cô giáo và những người thân, biết đau với nỗi đau của người khác. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: - Biện pháp dạy biết tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 5-6 tuổi. - 35 trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 trong trường mầm non tôi đang công tác. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp lý luận: Nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế. - Phương pháp trải nghiệm: Trẻ được thực tế thực hiện các kỹ năng. 5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: -Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại lớp mẫu giáo lớn A1, trường mầm non tôi đang công tác. - Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu trong vòng 7 tháng, bắt đầu từ tháng 9/2020 đến hết tháng 3/2021. II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/8 3.1. Lựa chọn các chỉ số phù hợp theo từng chủ điểm nhằm đạt kết quả cao trong việc phát triển tình cảm- quan hệ xã hội cho trẻ Ở lĩnh vực tình cảm- QHXH trong 110 mục tiêu của bộ chuẩn phát triển của trẻ em 5 tuổi . Tôi đã đọc kỹ tên các chỉ số và lựa chọn để áp dụng vào các tháng như sau: STT CHỦ ĐỀ MỤC TIÊU 1 Tháng 9 14,15,16,31,48,50,58,59,66,85,86,87,92,97 2 Tháng 10 10,12,13,17,45,43,47,54,61,64,69,72,73,74,75,77,96 3 Tháng 11 1,3,6,19,25,28,46,49,51,57,65,76,79,80,81,88,98,106 4 Tháng 12 5,18,20,26,29,42,68,78,89,90,99,100 5 Tháng 01 7,21,23,30,38,56,91,102,104,108 6 Tháng 02 11,24,39,44,52,53,60,62,67,84,93,101,107 7 Tháng 03 2,4,32,33,34,35,36,37,55,71,94,103,105,109 8 Tháng 04 8,9,18,22,27,40,41,63,70,82,83,95,110 9 Tháng 05 Ôn các chỉ số khó 3.2.Dùng tình cảm để giáo dục, uốn nắn hành vi cho trẻ. Phương pháp dùng tỉnh cảm trong giáo dục tình cảm cho trẻ cần được hiểu theo hai chiều: Chiều thứ nhất là bằng tình yêu thương gắn bó của mình, người lớn hết lòng chăm sóc dạy dỗ, bảo ban trẻ em, chiều ngược lại là tạo ra những tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình cảm của người lớn bằng những hành vi, cử chỉ, thái độ tốt đẹp của chúng. Như vậy trẻ vừa được yêu thương vừa biết yêu thương người khác. Trẻ hầu hết rất thích cô khen ngợi, nghe những lời nói nhẹ nhàng. Bởi vậy, trong khi dạy trẻ 5- 6 tuổi, tôi thường nói năng nhẹ nhàng, tình cảm với trẻ, không quát mắng trẻ khi trẻ làm sai và chú ý lắng nghe ý kiến của trẻ để uốn nắn nhứng lời nói, hành động, việc làm của trẻ, dạy trẻ nói những lời cảm ơn, xin lỗi trong những hoàn cảnh cụ thể như : Khi cô chải tóc xong cho trẻ tôi dạy trẻ nói “Con cảm ơn cô ạ”, hoặc khi trẻ làm sai điều gì đó với cô giáo , bạn bè, hay những người xung quanh, tôi thường nhắc nhở trẻ nói “Con xin lỗi cô ạ, tôi xin lỗi bạn ”. Cứ như vậy những hành động, cử chỉ lịch sự, lời nói cảm ơn, xin lỗi như vậy dần dần trở thành thói quen tốt cho trẻ, tự bản thân trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi mà không có sự nhắc nhở của cô giáo, hay người thân. 3.3.Làm gương cho trẻ noi theo. Phương pháp nêu gương là phương pháp tuyên dương, nêu gương những hành động, việc làm tốt, đúng đắn trước tập thể để động viên khích lệ và biểu dương những thành tích mà cá nhân hoặc tập thể đạt được. Trẻ nhỏ học các kỹ năng tình cảm, xã hội chủ yếu thông qua việc bắt chước những người lớn xung quanh. Đặc biệt trẻ thường bắt chước những người lớn gần gũi trẻ và những người mà trẻ yêu mến. Do đó, cô giáo – những người chăm sóc trẻ cần là những tấm gương tốt để trẻ noi theo. Nếu người lớn thể hiện mẫu hành vi ứng xử tốt, lời nói hay, thì đó là tấm gương cho trẻ học tập, trái lại những mẫu hành vi không đúng cũng đựợc trẻ bắt chước một cách nhanh chóng. Vì vậy cô giáo nên thường xuyên nói “Làm ơn”, “Cảm ơn”,hoặc nói những từ ngữ hay, nhẹ nhàng, lịch sự để làm gương cho trẻ và xắp xếp lớp gọn gàng, “sạch sẽ” để cho trẻ học làm theo. 3/8 vui chơi, khám phá thế giới xung quanh, khi xem tranh, đọc sách, nghe kể chuyện, khi hoàn thành một công việc thú vị nào đó, khi giao tiếp với mọi người, khi muốn an ủi bạn VD: Trẻ vui vì được bố mẹ cho đi chơi, tặng quà, mua quần áo mới, được cô khen. Buồn khi bị mắng, không được đáp ứng các yêu cầu, khi người thân ốm, sợ hãi khi ở nhà một mình, sợ bóng tối, sợ người xấu Khi dạy trẻ rất cần thiết giải thích để trẻ hiểu vì sao cần phải ứng xử như vậy, vì sao lại không nên làm như thế. Có như vậy trẻ mới hiểu được các trạng thái cảm xúc và thể hiện đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Mặt khác, tôi thường sưu tầm các bài thơ có tính chất giáo dục lễ giáo nhiều để dạy cho trẻ như bài thơ “Chào hỏi nói năng mời”, “Lời chào đi trước” của nhà thơ Hoàng Nguyễn Sơn nhằm giúp trẻ hình thành thói quen biết chào hỏi để chứng tỏ là đứa trẻ ngoan ngoãn. Chào hỏi nói năng mời Lời chào đi trước Với mọi người, biết chào hỏi Đi đến nơi nào Mỗi khi nói, biết dạ thưa. Lời chào đi trước Lời chào dẫn bước Không nói bữa, không la hét Con đường bớt xa Khi ăn uống, phải biết mời Lời chào thành quà Lúc vui chơi, biết nhường nhịn. Khi gặp cụ già Muốn được mến, muốn được yêu, Lời chào thành hoa Nhớ những điều như thế nhé. Nở ra việc tốt Lời chào của em Cho dẫu đi đâu Em cũng mang theo. Hoàng Nguyễn Sơn 3.6. Dùng nghệ thuật: Phương pháp dùng nghệ thuật là: Phương pháp sử dụng các thủ thuật khác nhau nhằm làm tăng sức lôi cuốn của người giáo viên với tác phẩm nào đó mà mình muốn truyền đạt đến cho trẻ. Trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ, những lời dăn dạy dù được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cũng khó gợi lên những xúc cảm tích cực ở trẻ, giúp trẻ có những thái độ và hành vi ứng xử tốt đẹp đối với con người và cuộc sống xung quanh, nhưng một tác phẩm nghệ thuật như: Bài thơ, câu truyện, bài hát, bức tranh đẹp lại có thể làm được một cách dễ dàng. Khi thực hiện phương pháp nghệ thuật trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ chúng ta cần hết sức lưu ý lựa chọn những tác phẩm có nội dung gần gũi, phù hợp với chủ đề, có tính giáo dục cao để giáo dục trẻ. VD: Khi dạy trẻ kể truyện “Chú dê đen” ở chủ điểm “Động vật”. Sau khi trẻ nghe nhiều lần, tôi thường áp dụng hình thức diễn rối, đóng kịch để trẻ khắc sâu tính cách nhân vật, cách thể hiện tính cách của các nhân vật để thu hút trẻ bằng hình thức diễn rối, đóng kịch. Từ đó giáo dục cho trẻ trí thông minh qua việc “Dê đen” nghĩ ra cách để đánh lừa “Chó sói”,giáo dục lòng dũng cảm, gan dạ đối mặt với những khó khăn thử thách trong cuộc sống thông qua việc học tập tính cách của chú “Dê đen”. 5/8 3.10: Phối hợp chặt chẽ với gia đình. Trong giáo dục tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ nhỏ, những tác động giáo dục cần thống nhất, tránh mâu thuẫn với nhau. Việc thống nhất những tác giáo dục không chỉ được thực hiện trong trường mầm non hay trong gia đình mà còn phải thống nhất trong nhận thức và hành động giữa giáo dục giữa nhà trường với gia đình, giữa cô giáo và phụ huynh học sinh. Điều đó rất cần cho sự hình thành và phát triển thái độ và hành vi ứng xử tốt đẹp của mỗi đứa trẻ với con người và cuộc sống xung quanh. 4. Hiệu quả đạt được. - Đối với trẻ: Trẻ rất hứng thú tham gia giờ học , phát triển TC - QHXH đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn., kiến thức, kỹ năng trẻ được nâng cao rõ rệt. Kết. - Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề phát triển tình cảm- QHXH một cách sâu sắc hơn. Nhìn nhận việc PT tình cảm- QHXH là cần thiết cho sự phát triển nhân cách sau này đối với trẻ. - Đối với giáo viên : 100% giáo viên đã nắm vững trình tự và phương pháp bộ môn dạy thể dục . Biết lồng ghép có hiệu quả việc các chỉ số vào trong chủ điểm nhằm PTTC- QHXH , đặc biệt là biết khéo léo trong việc chọn lựa các hình thức tổ chức gây hấp dẫn trẻ tham gia tích cực vào giờ học tạo cho bộ môn thể dục không còn là một bộ môn cứng nhắc mà càng thích thú với môn học này. - Qua việc đánh giá học sinh cuối năm học, tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt yêu cầu về mặt phát triển tình cảm- QHXH tăng cao so với đầu năm học. Cụ thể như sau: Đầu năm Cuối năm Trẻ đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ Trẻ đạt Tỷ lệ CĐ Tỷ lệ % % % % 26/35 74% 9/35 16% 33/35 94% 2/35 6% 7/8 9 /9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_phat_trien_linh.doc