Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu quả cao
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu quả cao
. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LÀM QUEN MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO” Quảng Bình, tháng 5 năm 2016 1 ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI LÀM QUEN MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO” 1. Phần mỡ đầu: 1.1. lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, đòi hỏi giáo dục cơ sở phải đào tạo những con người phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi hoạt động ở nhà trường với đặc trưng của mình đều phải góp phần đào tạo thế hệ mầm non tương lai. Trong đó, hoạt động cho trẻ làm quen “Di sản văn hóa” góp phần không nhỏ đến nền giáo dục Nước nhà. Hiện nay Luật di sản tập trung chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên với khẩu hiệu “ Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO nhấn mạnh tới “một chương trình thông tin đại cương” cho mọi người bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường tức là phải tập trung đầu tư từ bậc học mầm non . Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, hoạt động và sáng tạo phù hợp với độ tuổi của nhóm /lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. Với phong trào xây dựng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham quan Di sản văn hóa của địa phương. Việc làm quen các Di sản văn hóa của địa phương, khai thác các Di sản văn hóa là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục tích cực đối với trẻ, góp phần hoàn thiện những giá trị cao đẹp về chân - thiện - mỹ, giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản cha ông ta để lại. Điều đáng mừng Lệ Thủy - Quảng Bình là vùng đất lưu giữ rất nhiều điều thiên về lịch sử. Âm hưởng lịch sử này nhuộm đầy các góc quê, những mảnh đất, con sông, những nếp nhà và cả phong cách sống rất bình dị của con người. Giữ gìn, bảo tồn, phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử là góp phần lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của dân tộc, bảo tồn một di tích văn hóa có giá trị to lớn vật 3 động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa giáo viên và trẻ . Trong những năm qua việc dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương hầu như chưa được chú trọng nên chưa phát huy được lòng ham mê, sự tự tin, sáng tạo của trẻ, cã phÇn ¶nh hëng ®Õn viÖc ch¨m sãc gi¸o dôc trÎ . Với yªu cÇu dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc cho trẻ làm quen Di tích văn hóa của địa phương là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi một giáo viên mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình hiện nay. Nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt: Đức -Trí - Thể - Mỹ - Lao động thì việc cho trẻ làm quen Di sản văn hóa của địa phương là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài thì bản thân còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi: . Bản thân nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, được nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tôi tích cực tham gia vào các lớp học đào tạo nên trình độ chuyên môn được nâng cao. Thực tế ở địa phương có nhiều di sản được xếp hạng cấp quốc gia. Trong đó di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: Lễ hội bơi đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, Hò khoan Lệ Thủy. Di sản có vật thể bao gồm: Chùa An Xá, chùa Hoằng Phúc hay Nhà truyền thống huyện Lệ Thủy, thuận lợi cho việc làm quen với di sản. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, phương tiện thông tin đại chúng giúp giáo viên dễ dàng tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú và quý giá có nhiều hình ảnh sống động, nhiều câu chuyện để đưa vào dạy học. Một số phụ huynh có ý thức trách nhiệm, quan tâm đến việc học tập của con em mình, phối hợp thường xuyên với giáo viên. Bản thân luôn được chị em đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ . Nhiều năm dạy trẻ 5-6 tuổi nên phần nào hiểu được đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ ở lứa tuổi này. 2.1.2. Khó khăn: Lớp nằm ở khu vực lẽ, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho trẻ làm quen Di sản hầu như chưa có, quá ít , thiếu thẫm mỹ không đáp ứng theo nhu cầu hoạt động cho cô và trẻ. Trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của trẻ còn hạn chế, lại không đồng đều. Đa số trẻ là con nông dân, tuy phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ nhưng việc giáo dục Di sản văn hóa địa phương cho trẻ ít được phụ huynh quan tâm. Tranh ảnh, pa nô, về công tác tuyên truyền về Di sản chưa có. 5 Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động Di sản văn hóa một cách tích cực và có hiệu quả. 2.2. Các giải pháp: Giải pháp 1: Sưu tầm tìm hiểu nội dung, kiến thức về một số Di sản văn hóa ở địa phương phù hợp với chủ đề giáo dục cho trẻ mầm non. Để giúp trẻ làm quen các Di sản văn hóa đạt hiệu quả cao đòi hỏi trước hết người giáo viên phải tìm hiểu, nắm bắt, hiểu sâu, rộng về nội dung và kiến thức các Di sản cần truyền thụ cho trẻ. Vì vậy việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu qua mạng, qua những cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ quản lý di sản để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn những những kiến thức về sự hình thành, tồn tại của các di sản. Tiếp đó, tôi tiến hành khảo sát thực địa, tìm hiểu kỹ lưỡng các đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình địa vật tự nhiên, các hiện vật, chứng tích để bản thân lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào chương trình. Bên cạnh đó tôi sưu tầm tìm kiếm thêm đồ dùng trực quan, vì đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chống nội dung vấn đề cô cần truyền đạt cho trẻ. Nếu trong các hoạt động lễ hội, cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao. Chính vì vậy khi tìm hiểu và sưu tầm kiến thức, đồ dùng, đạo cụ lễ hội phải đảm bảo được những tính sau: Lựa chọn các hoạt động làm quen di sản phải vừa sức với trẻ. Đảm bảo tính sư phạm, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ, trẻ có thể thao tác dễ dàng, thuận tiện. Ví dụ: Khi trẻ tham gia vào trò chơi đua thuyền thì cho trẻ sử dụng các loại chầm, chèo nhỏ vừa tầm với trẻ. Quần áo trang phục cũng phải phù hợp với trang phục lễ hội, không vướng víu mà phải vừa vặn với trẻ màu sắc hài hòa đẹp mắt .qua quá trình tham gia hoat động trẻ cảm thấy mình như những trai bơi, gái đua thực sự trong ngày lễ hội, trẻ thêm thấy tự hào và yêu quý truyền thống lễ hội của địa phương mình. Giải pháp 2: Lập kế hoạch cho trẻ làm quen các hoạt động Di sản văn hóa của địa phương Dựa vào tình hình của lớp: Lớp có đủ diện tích phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ đồ dùng để cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Khuôn viên rộng, đảm bảo cho trẻ thực hành các hoạt động với di sản. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. Khả năng vận dụng những kinh nghiệm của trẻ trong quá trình hoạt động với di sản, sự trải nghiệm, linh hoạt, sáng tạo, khám phá của trẻ. Trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã mạnh dạn đề xuất với 7 Nam. mọi nơi Bác Hồ - Bác Hồ - Hoạt động với các học cháu - Hoạt động thiếu vui chơi niên nhi ngoài trời. đồng. - Hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi Giải pháp 3: Tiến hành xây dựng góc Di sản văn hóa của bé : Tôi thiết nghĩ, tổ chức góc di sản văn hóa địa phương sẽ giúp trẻ đễ dàng tiếp xúc, thường xuyên tếp xúc, được trực tiếp trãi nghiệm hóa thân, vào những nhân vật trong lễ hội Điều đó sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con người , phong tục, tập quán của thôn xóm làng xã, quê hương mình. Giúp trẻ sớm có ý thức cùng cô giáo, người thân sưu tầm tìm kiếm tư liệu, tranh ảnh .để tạo cho góc di sản của bé thêm phong phú, sinh động. Qua đó trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm mình làm ra, biết tự hào, phát huy truyền thống của quê hương. Vì vậy tôi đã tiến hành xây dựng góc di sản, để thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí bên cạnh cửa lớp. Tôi sắp xếp các đồ dùng, dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng để trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với hoạt động mà giáo viên yêu cầu. Tham mưu với nhà trường trang bị thêm đồ dùng, trang phục, đạo cụ cho các lễ hội. Bên cạnh đó tôi còn làm thêm nhiều đồ dùng khác để phục vụ cho các hoạt động của trẻ, thu hút hứng thú của trẻ như: cờ, đích, hoa, mủ, trang phục, xé dán, bồi đắp các mô hình . Ngoài ra khi xây dựng góc lễ hội trẻ có thể tự tham gia hoạt động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng thao tác hoạt động đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc di sản tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia hoạt động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục di sản văn hóa, họ quan tâm hơn đến việc giáo dục di sản cho con mình. Giải pháp 4: Tổ chức tốt giờ học tìm hiểu về Di sản tại lớp: *Chuẩn bị: Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học về di sản đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung, cụ thể hoá, làm phong phú hơn nội dung bài học, nó làm cho những kiến thức trong bài học không chỉ đơn thuần là con số, các sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồn hơn, giúp cho học sinh tái 9 Ví dụ: - Chùa An Xá khác với chùa Hoằng Phúc ở điểm nào ? - Làm sao cháu biết được điều đó? Câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá sự vật hiện tượng. Ví dụ: Mọi người đi lễ chùa để làm gì? Vì sao cháu thích đi lễ chùa? Khi quan sát đàm thoại giáo viên chú ý khuyến khích động viên trẻ đúng lúc, kịp thời. Tránh để trẻ mất tự tin khi trẻ trả lời chưa đúng giáo viên có thể dùng câu nói nhẹ nhàng (con nhìn lại xem nào? Nghe lại xem nào? ). Với những trẻ nhút nhát cô sử dụng câu hỏi dễ hơn, hoặc yêu cầu trẻ nhắc lại câu hỏi của bạn để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn. Tạo cơ hội cho trẻ đặt câu hỏi với giáo viên, với bạn. Ví dụ: Thưa cô vì sao lại có lễ chùa? Chùa Hoằng Phúc nằm ở ? Bạn đã đi lễ chùa chưa? Bạn đi cùng với ai? Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại xong giáo viên cần chốt lại và mỡ rộng thêm một số đồ dùng trực quan khác có liên quan đến nội dung đàm thoại. Ví dụ: Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại về chùa Hoằng Phúc xong cô cho trẻ kể tên và xem tranh một số di sản văn hóa khác như: Chùa An Xá *GD: Biết yêu quý các di sản, khi đi thăm quan phải nghe lời bố mẹ, cô giáo, bảo tồn các di sản không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào thùng rác để cho môi trường của khu di sản luôn sạch sẽ. *Tổ chức trò chơi: Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại xong giáo viên tổ chức trò chơi nhằm cũng cố kiến thức đồng thời lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào hoạt động. Giáo viên chú ý lựa chọn trò chơi động tĩnh để tạo sự cân bằng hoạt động cho cô và trẻ. Trò chơi phải phù hợp nội dung bài học và vùa sức với trẻ kích thích tính tò mò, sáng tạo của trẻ. Ví dụ: Sau khi cho trẻ quan sát đàm thoại về chùa Hoằng Phúc giáo viên tổ chức trò chơi “Tranh gì biến mất, tranh gì xuất hiện”, tiếp theo cho trẻ chơi trò chơi “Ghép tranh về di sản” đội nào ghép nhanh, ghép đúng thì thắng cuộc. Sau mỗi lần chơi giáo viên cho trẻ kiểm tra , nhận xét và đưa ra kết luận. Giáo viên chú ý động viên khen trẻ kịp thời sau mỗi lần chơi. * Cũng cố bài học: Giáo viên dùng câu hỏi hoặc câu đố để cho trẻ nhắc lại tên bài vừa học và một số nội dung cần khắc sâu cho trẻ. Ví dụ : Giáo viên hỏi trẻ: Cô vừa cho lớp mình làm quen với hoạt động gì nào? Để các khu di sản luôn luôn sạch đẹp các con phải làm gi? * Nhận xét tiết học: Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiết học khen chê trẻ kịp thời. Cuối tiết học chủ yếu động viên, khen trẻ là chính. Giải pháp 5. Tổ chức tham quan, cho trẻ làm quen tại một số di sản. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_giup_tre_5_6_tuo.doc