Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3-4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3-4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3-4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời
Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết trẻ em là những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. Chính vì vậy mà chúng ta phải chăm sóc trẻ cho thật tốt ngay từ khi còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên Mầm non ngoài việc chăm sóc cho trẻ ăn ngủ, dạy dỗ thôi chưa đủ mà còn phải trang bị những kiến thức ban đầu .Là một giáo viên mầm non, tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để quá trình phát triển của trẻ toàn diện nhất. Muốn trẻ phát triển toàn diện tốt thì cô giáo phải luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và giúp trẻ “Học bằng chơi – chơi mà học” bằng cách thông qua các hoạt động trong đó. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên và được trải nghiệm giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình . Đối với trẻ thơ, hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt, đó là cơ sở ban đầu về nhân cách và là tiền đề cho trẻ phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy, trong đó nhu cầu về hoạt động vui chơi hay còn gọi là hoạt động ngoài trời rất cần thiết đối với trẻ. Vì hoạt động ngoài trời giúp trẻ khám phá các hiện tượng ở xung quanh mình trẻ sẽ được khám phá tìm tòi sáng tạo rèn luyện trí nhớ, tính quan sát kỹ năng phân biệt, so sánhvv, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển tư duy, một cách toàn diện, thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được quan sát khám phá những cái mới lạ ở xung quanh mà trẻ chưa hiểu được. Chơi hoạt động ngoài trời giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đã nắm được mục đích của nội dung quan sát và làm giàu vốn tư duy, sáng tạo, và tích lũy được kinh nghiệm, tăng sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động ngoài trời giúp trẻ phát triển sự giao lưu, đàm thoại cùng cô, cùng bạn, và làm giàu vốn từ cho trẻ. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dung tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nàovà từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, giáo viên giáo dục cho trẻ 1/30 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. lượng, về sự rắn chắc của thể hình”. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”. Trong tài liệu hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non – Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, xuất bản tháng 9 năm 2009 có đoạn viết hướng dẫn giáo viên lưu ý đến mục đích của việc tổ chức hoạt động ngoài trời: “Với trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia các hoạt động ngoài phạm vi lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ”. Theo TS. Đặng Hồng Phương- Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội: Hoạt động ngòai trời là một trong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. HĐNT là một hoạt động bổ ích va lí thú đối với trẻ mẫu giáo vì nó có những ưu thế mà ở những hoạt động khác không thể có . Ở ngoài trời, trẻ được tiếp xúc với cá hiện tượng tự nhiên và xã hội phong phú, giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ...HĐNT trẻ được tận hưởng những điều kiện của tự nhiên như nước, ánh nắng, không khí trong lành, được vận động tự do, thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động của trẻ nhờ đó cơ thể trẻ được rèn luyện, sức khỏe được tăng cường. Môi trường bên ngoài lớp học rất tốt đối với sức khỏe của trẻ và ở đó trẻ có cơ hội tốt nhất cho việc phát triển thể lực. Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển mọi mặt của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. Chơi ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được thõa mãn thực hiện các vận động giải phóng năng lượng. Không gian chơi ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phòng học không thể đáp ứng được. 2. Thực trạng của vấn đề Năm học 2016 – 2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé. Tổng số 36 cháu, trong đó: + Có 16 cháu nam và 20 cháu nữ. Có 2 giáo viên/ lớp Từ thực tế trên tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau. a.Thuận lợi: * Đối với nhà trường: 3/30 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. + Có một số phụ huynh chưa quan tâm và chưa hiểu được tầm quan trọng của con mình trong học tập. Vì vậy khi tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích “Giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát huy tính cực chủ động trong quá trình vui chơi ngoài trời” phát triển toàn diện hơn. 3. Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động trong quá trình hoạt động ngoài trời Hoạt động vui chơi ngoài trời là một trong các loại hoạt động của trẻ ở trường mầm non, được người lớn hướng dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi hoặc nhận thức, đồng thời nhằm giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo Hoạt động vui chơi chi phối hoạt động khác như học tập, lao động... làm cho chúng mang màu sắc độc đáo của lứa tuổi mầm non Hoạt động vui chơi giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người Nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời , từ những thuận lợi khó khăn trên tôi đã đưa ra một biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời như sau: 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát độ hứng thú của trẻ với hoạt động ngoài trời Trước khi thực hiện đề tài tôi đã căn cứ vào tình hình của lớp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lớp mình (tổng số 36 cháu) vì vậy tôi đã tiến hành một số khảo sát đối với trẻ . Thông qua khảo sát giúp giáo viên nhận biết được độ hứng thú ( tính tích cực, tính chủ động và khả năng chú ý ) của trẻ khi tham gia hoạt động ngoài trời, thông qua đó giúp giáo viên xây dựng lên kế hoạch hoạt động phù hợp với khả năng của trẻ. Bảng 1 Bảng khảo sát đầu năm đối với hứng thú của trẻ khi HĐNT (Tổng số trẻ: 36 trẻ) Mức độ hứng thú Đạt Chưa đạt của trẻ Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 1. Tính tích cực 13 36,1% 23 63,9% 2. Tính chủ động 11 30,5% 25 69,5% 3. Khả năng chú ý 15 41,7% 21 58,3% của trẻ khi tham gia 5/30 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. Hình ảnh “ Khu vườn bưởi” Hình ảnh “ Khu trồng rau sạch” 7/30 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. Hình ảnh “ Khu trồng các loại hoa khác nhau” Hình ảnh “ Khu vườn cổ tích ngoài trời” 9/30 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. trải nghiệm qua các hoạt động ngoài trời sẽ giúp trẻ tìm tòi khám phá ra các điều mới lạ ở xung quanh mình củng cố các kiến thức, kỹ năng. Góp phần hình thành nâng cao mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ Hình ảnh “ Góc thiên nhiên của lớp” a. Tổ chức cho trẻ quan sát Đây là một hình thức cho trẻ làm quen với kiến thức tự nhiên, xung quanh trẻ để kích thích óc quan sát phám phá tìm tòi của trẻ. Những nội dung quan sát thường dựa vào khả năng của trẻ để có thể nâng cao hay hạ thấp yêu cầu của quan sát cụ thể. Để trẻ quan sát được tốt hơn tôi đã hướng cho trẻ cùng cô chuẩn bị trước khi quan sát, chẳng hạn với chủ điểm thế giới thực vật thì yêu cầu trẻ thực hiện ở nhà như tìm hiểu về một số loại cây, hoa và mang hoa vào trong lớp cho cả lớp cùng xem. Ngoài ra, tôi cũng cần chuẩn bị các câu hỏi gợi ý nhằm phát triển tư duy của trẻ *Ví dụ: Tôi chọn đề tài “ Quan sát cây khế” * Môi trường : ngoài sân , rộng rãi , thoáng mát . * Chuẩn bị : Địa điểm: Khu vườn cây ăn quả của trường: cây khế, cây bưởi, Đồ chơi ngoài trời : Sỏi , cát, chậu , đu quay, xích đu ... Một số cây thật để cho trẻ trồng cây 11/30 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. Hình ảnh “ Trẻ quan sát cây khế ” Hình ảnh “ Trẻ quan sát bể hoa súng ” 13/30 Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 – 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời. Bằng những hình thức trải nghiệm trẻ gieo hạt, được trồng cây và hằng chăm sóc tưới nước cho cây, nhổ cỏ và trẻ sẽ được quan sát thấy sự phát triển dần dần của cây biết bảo vệ cây đã giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh. b. Lấy trẻ làm trung tâm Đồng thời với phương pháp mới luôn lấy trẻ làm trung tâm trong quá trình quan sát cho trẻ được tự đánh giá, được cầm, sờ, nắn, được phám phá. Trẻ phải nói lên được ý kiến của mình. Mọi hoạt động tổ chức đều phải được đảm bảo cho trẻ được phát huy hết khả năng sáng tạo vốn có, tính tích cực của trẻ. Chính vì thế tôi cần có những kiến thức rộng về thế giới xung quanh để cung cấp cho trẻ. Ngoài ra tôi luôn suy nghĩ xem các nội dung đó có phù hợp với lớp mình hay không? Có phù hợp với trường mình hay không để đưa ra các nội dung phù hợp nhất và có hiệu quả nhất. Tôi luôn quan sát, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi hoạt động ngoài trời bằng cách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng với môi trường sắn có và cho trẻ được thực hành nhiều nhất. Tạo các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ, suy đoán và giải quyết các tình huống đó và sáng tạo ra thêm nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn. Tôi luôn hướng cho trẻ chơi theo một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi. Tôi luôn chú ý tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi được quan sát và tạo bầu không khí vui tươi giữa cô và trẻ để buổi chơi thu được kết quả thành công nhất, tích cực nhất. 3.4. Biện pháp 4. Tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên, những phế liệu phục vụ cho hoạt động vui chơi ngoài trời. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các phế liệu từ các gia đình vô cùng phong phú như: các vỏ hộp bánh, kẹo, vỏ lon bia, lõi giấy vệ sinh vỏ sữa chua, lon bia, lon nước ngọt, sữa hút, giấy báo rất nhiều.. Tôi đã suy nghĩ làm thế nào để tái sử dụng có hiệu quả những phế liệu bỏ đi ấy? Cuối cùng tôi đã chọn cách dùng những phế phấm ấy để làm ra những đồ chơi cho trẻ. Không những thế tôi còn khuyến khích trẻ tham gia và làm cùng cô trong giờ hoạt động học, hoạt động góc hoặc giờ vui chơi ngoài trời.Tôi đã sử dụng các phế liệu đã bỏ mà phụ huynh mang đến lớp và tôi đã làm các con vật, làm thuyền, máy bay, ô tô,làm các con rối.tôi còn hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như lá cây khô như lá bàng, lá đa, lá bằng lăng để làm nghé ọ, lá chuối làm đồng hồ, con mèo, con 15/30
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nham_giup_tre_3_4_tuo.doc