Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non

doc 32 trang skkn 03/10/2024 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới 34 % trẻ em bị bệnh và 36 % trẻ em 
dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường, 1/3 bệnh 
bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, đất, nước và 
thực phẩm. Các thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy, cháy lớn. có thể gây sang chấn 
động tâm thần mạnh với trẻ em khi các trẻ em phải chứng liến cảnh mất đi người 
thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn. Tỷ lệ mắc bệnh hen toàn cầu đã 
tăng gấp đôi trong 15 năm qua do tăng ô nhiễm môi trường, 5 triệu trẻ em dưới 5 
tuổi tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét, một căn bệnh mới lạ đang lây lan rất nhanh 
trên toàn cầu là virus corona làm cho hàng triệu người bị tử vong. Môi trường ảnh 
hưởng rất lớn đối với trẻ em.
 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, 
Đảng, Nhà nước và Bộ GD & ĐT đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều kiện cho 
công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung 
và giáo dục mầm non nói riêng. Ngày 21 tháng 4 năm 2006 Vụ Giáo dục mầm non 
đã có công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT về việc: “Tăng 
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non giai đoạn “2005 
-2010”. Công văn đã đề ra nhiệm vụ cho các các cơ sở giáo dục Mầm non tham gia 
vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường từ đó trẻ hiểu biết về môi trường, giúp trẻ 
có hành vi, thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để gìn giữ bảo vệ môi trường, 
biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết 
môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường 
xung quanh trẻ, những việc làm tốt – xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ 
môi trường?. Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản 
thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” 
chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm 
thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, 
thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai 
trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có 
môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày 
càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân 
chúng ta.
 Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng 
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học 
đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”.
 Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu 
biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói 
chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi 
trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp 
và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây 
xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi 
trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, 
dẫm đạp lên cây xanhBên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có 
kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt 
động làm “ Xanh- sạch - đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau.
 Trên thực tế, ở trường mầm non vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm 
non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được 
quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn. Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ 
huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học 
sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh 
thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom 1.3.Điểm mới của đề tài:
 Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai 
của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần 
phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này 
là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ 
môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân 
cách cho trẻ vững chắc sau này. 
 Vì vậy điểm mới của đề tài là tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng 
ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao 
động tự phục vụ: lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt 
đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏHình thành cho 
trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên 
làm. 
 II. PHẦN NỘI DUNG
2.1 Thực trạng của vấn đề
 Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng nề 
do sự gia tăng dân số; nghèo đói, lạc hậu ở các nước đang phát triển; khí thải của 
công trường, nhà máy và lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày quá nhiều không 
xử lý tốt; rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp, đất đai bị suy 
thoái; ô nhiễm môi trường do các khu công nghiệp và khu đô thị hóa; hệ thống giao 
thông quá tải gây khói bụi, tiếng ồn ....cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
 Trước thực trạng đó giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề cấp 
bách mang tính chiến lược toàn cầu vì vậy chính phủ đưa nội dung GD bảo vệ môi 
trường vào hệ thống giáo dục quốc dân về việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với phương châm “ lấy phòng ngừa môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, mà từng người và 
cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng 
lực phát hiện và xử lý vấn đề môi trường.
 Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ 
cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng 
xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trong một quá 
trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
 Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được 
triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được 
tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa 
họcthông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường hình thành cho trẻ có 
thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm 
non.
 Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi đã 
xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu 
quả nhất định, góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện 
nhân cách cho trẻ.
 a. Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, 
thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ giáo viên, nhân 
viên.
 - Bản thân luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên 
môn, nghiệp vụ. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy 
được tốt hơn.
 - Trường đã làm tốt phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nâng cao 
chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Để nắm được khả năng nhận thức về bảo vệ môi trường của trẻ tôi dùng biện 
pháp khảo sát trẻ để xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho 
phù hợp với khả năng nhận thức để phát huy, tính tích cực cho trẻ.
 Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm như sau:
 Tổng số trẻ được khảo sát: 40 trẻ
 Đạt Chưa đạt
 Nội dung tiêu chí khảo sát Tổng 
 STT Tỷ lệ Tỷ lệ 
 số Số trẻ Số trẻ
 % %
 1 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 40 27 67,5 13 32,5
 2 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh 40 30 75 10 25
 công cộng, vệ sinh trường 
 lớp
 3 Biết cất dọn đồ dùng, đồ 40 33 82,5 7 17,5
 chơi đúng nơi quy định
 4 Không vứt rác ra đường, 40 34 85 6 15
 biết gom rác vào thùng rác
 5 Phân biệt được những hành 40 30 75 10 25
 động đúng, hành động sai 
 đối với môi trường.
 Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng kiến thức của trẻ trong việc bảo vệ 
môi trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc 
với giáo viên trong lớp cùng thống nhất đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp để 
cung cấp kiến thức cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. - Sử dụng đồ dùng vệ sinh cá nhân: Khăn mặt, ca, cốc. Môi trường với sức khoẻ 
con người. Nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, điện.
Chủ đề : Gia đình:
- Hoạt động ngoài trời: Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc của trẻ ở nhà. Cô 
giáo dục trẻ biết giúp đỡ bố mẹ sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa.
- Cô giáo dục trẻ biết chăm sóc cây hoa có trong nhà mình ( tưới nước, nhặt lá 
vàng)
Chủ đề : Nghề nghiệp:
- Trẻ biết có nhiều nghề trong xã hội, trong đó có những người làm công tác vệ sinh 
môi trường, bảo vệ môi trường.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn trọng những người làm 
sạch đẹp môi trường.
* HĐKP: Trò chuyện về bác lao công; Bé làm gì để bảo vệ môi trường.
* HĐLĐ: quét dọn vệ sinh sân trường.
* HĐ chiều: Vẽ tranh về bảo vệ môi trường; Trò chơi tìm những hình ảnh đúng sai 
về bảo vệ MT.
Chủ đề : Thế giới thực vật: 
- Hoạt động học: Tìm hiểu về sự phát triển của cây xanh và các loại hoa. Ích lợi của 
cây xanh và giáo dục trẻ chăm sóc cây xanh để bảo vệ môi trường.
- Hoạt động góc: Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh, tưới nước cho cây, nhặt lá 
vàng, lá rụng. Góc tạo hình: Sử dụng các loại lá cây trẻ nhặt được kết thành những 
đồ chơi dân gian mà trẻ yêu thích ( con trâu, chong chóng, diều) - Hoạt động ngoài trời: Trò chuyện về những hiện tượng thiên nhiên như: núi lửa, 
động đất, sóng thần. Nguyên nhân và cách phòng tránh. Chăm sóc cây cảnh có 
trong sân trường (tưới cây, hoa, nhặt lá vàng.)
- Hoạt động chiều: Xem băng hình, hình ảnh và đưa ra nhận xét một số hành vi 
đúng sai của con người đối với môi trường. (Theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi chỉ số 
56).
Trò chuyện về một số hành vi bảo vệ môi trường của con người trong sinh hoạt 
hằng ngày (Theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi chỉ số 56).
 Trò chuyện về những điều nên làm của con người để bảo vệ môi trường.
 Chủ đề: Quê hương đất nước
- Hoạt động học: Giới thiệu về lễ hội ở địa phương và các trò chơi dân gian. Cô 
giáo dục trẻ khi đến lễ hội không được vứt rác bừa bãi, bẻ cây, hoa và những đồ 
trang trí trong lễ hội.
 Tìm hiểu về quê hương; đất nước và các danh lam thắng cảnh của quê 
hương; Thủ đô Hà Nội. Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sạch đẹp không vứt 
rác bừa bãi, không bẻ cây, ngắt hoa, không dẫm lên cỏ và không phá hoại những đồ 
chơi ở những nơi công cộng. Cô giáo dục trẻ biết xây dựng và cùng giữ gìn những 
cảnh quan đó.
- Hoạt động chiều: Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường nơi trẻ sống và những nơi 
công cộng (vườn hoa, công viên, bờ hồ)
- Hoạt động ngoài trời: Tìm hiểu về tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe con 
người và môi trường ( Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi). Trò chuyện về các danh lam 
thắng cảnh và những điều nên làm để giữ gìn cảnh quan ở những dịa danh đó.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động vui chơi :

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_bao_v.doc