Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

docx 19 trang skkn 31/05/2024 1041
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 “MỘT SỐ BIỆN PHÁP
 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VÃN HỌC CHO
 TRẺ MẪU GIẢO 5 - 6 TUỔI" Ở TRƯỜNG MẦM NON
 1. Lời giới thiệu.
 Văn học là một loại hình nghệ thuật đến với trẻ từ rất sớm, ngay từ thủa ấu thơ, 
các câu chuyện dân gian, truyện hiện đại đã gieo vào tâm hồn ngây thơ trong trắng của 
trẻ, sự yêu mến thế giới xung quanh giúp trẻ hiểu về truyền thống lao động chiến đấu, 
bền bỉ, nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc. Thơ, truyện còn mở rộng kiến thức cho 
trẻ về các mối quan hệ xã hội và phong tục tập quán của người xưa và cảnh đẹp của 
quê hương đất nước.
 Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ngay từ tuổi mầm non là rất cần thiết, nó 
sớm được hình thành ở trẻ khả năng phát âm chính xác, phát triển ngôn ngữ, cung cấp 
cho trẻ vốn từ và tình cảm trong sáng, đức tính tốt đẹp giàu lòng nhân ái, yêu quê hương 
làng xóm ở trẻ ngay từ lúc còn nhỏ. Thông qua các tác phẩm văn học hình thành ở trẻ 
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
 Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ngay từ tuổi mầm 
non còn góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Qua các tác phẩm thơ, truyện, ca dao, 
đồng dao.. .hình thành ở trẻ biết những tình cảm tốt đẹp như biết giúp đỡ những người 
gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn hồn nhiên, những thói quen hành vi đẹp, cách ứng 
sử và hình thành nhân cách cho trẻ. Hình tượng văn học có sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ, 
nó tác động mạnh mẽ lên tình cảm của trẻ, nó như những bài học giáo dục đến với trẻ 
một cách tự nhiên, không gò bó. Qua các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu cái 
tốt, ghét cái xấu, biết sống nhân ái thẳng thắn, biết bênh vực, bảo vệ, đấu tranh cho cái 
đúng, cho sự công bằng xã hội. Giáo dục trẻ những tình cảm yêu thương, kính trọng 
ông bà, cha mẹ, cô giáo. và cách đối xử với anh chị em, bạn bè, biết nhường nhịn giúp 
đỡ những người thân trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
 Thơ, truyện còn dạy trẻ ý thức chăm chỉ lao động, lòng dũng cảm, sự khiêm tốn 
thật thà và giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa 
con người với con người.
 Văn học là cái nôi nuôi dưỡng và nâng đỡ tâm hồn trẻ thơ, giúp các em khôn 
lớn, trưởng thành. Cho trẻ làm quen với văn học ở lứa tuổi mầm non là một nhiệm vụ 
vô cùng quan trọng và cần thiết nó hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ngay từ 
tuổi mầm non.
 Văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, 
giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả 
năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy 
tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung 
tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp 
trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân - tự tin - độc lập - sáng tạo - hình thành tư duy 
 1 Trẻ học trong trường mầm non, nhất là đối với trẻ mẫu giáo khi được làm quen với các 
tác phẩm văn học sẽ gieo vào tâm hồn trẻ sự hiểu biết về thế giới xung quanh, nuôi 
dưỡng đời sống tinh thần, thông qua thơ ca, truyện kể.. .sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ 
mạch lạc, phong phú vốn từ cho trẻ.
 Muốn đạt được điều đó, người giáo viên nhất là đối với giáo viên mầm non 
không ngừng học hỏi kinh nghiện, trau rồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, 
kỹ năng sư phạm và phải tiến hành dạy trẻ thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi.
 Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng và giúp trẻ yêu thích các tác phẩm văn học, 
giáo viên phải tự tạo nhiều đồ dùng trực quan để thu hút sự hứng thú của trẻ trong giờ 
làm quen với tác phẩm văn học từ đó giờ học đạt hiệu quả cao.
 Muốn thực hiện tốt giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì giáo viên cần 
vận dụng có hiệu quả phương pháp cơ bản của môn văn học như: phương pháp dùng 
lời nói, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp giảng giải.và vận 
dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học.
 7.1.2.Cơ sở thực tiễn:
 Trong những năm gần đây công tác tự bồi dưỡng thường xuyên của bản thân đã 
được chú trọng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được nâng lên, khả năng 
hiểu biết của trẻ mẫu giáo bé về văn học chưa cao. Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ 
huynh chưa quan tâm tới việc học tập của con em mình, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi 
chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Vì vậy việc tự bồi dưỡng cho 
giáo viên nhằm nâng cao chất lượng làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ mẫu giáo 
bé không ngừng phát triển nhằm nâng cao nghiệp vụ, rèn luyện tay nghề, nâng cao trình 
độ nhận thức, hiểu được nội dung và phương pháp giáo dục trẻ một cách toàn diện góp 
phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do ngành triển khai là rât cần thiết.
 7.1.3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
 * Thuận lợi: Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương và sự phối 
hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội.
 Sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt có sự quan tâm của 
các bậc phụ huynh học sinh đã đóng góp về kinh phí, vật chất để mua sắm trang thiết 
bị như ti vi đầu đĩa và một số đồ dùng dạy học cho cô và trẻ, ngoài ra phụ huynh còn 
thu gom phế liệu để giúp tôi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho bộ môn văn học để tôi 
có đủ điều kiện thực hiện tốt chuyên đề.
 Cơ sở vật chất: Phòng học khang trang, bàn ghế đầy đủ đúng quy cách, đủ cho 
cô và trẻ thuận tiện cho việc hoạt động của trẻ.
 Nhà trường đã cấp cho lớp đầy đủ đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học để phục vụ 
cho dạy và học như: Ti vi, máy tính, máy chiếu, đàn ooc gan.
 về chuyên môn: Bản thân đã đạt trình độ cao đẳng sư phạm mầm non đã qua lớp 
đào tạo tin học ứng dụng công nghệ thông tin để có thêm kiến thức áp dụng vào quá 
trình dạy trẻ.
 Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp một số khó khăn sau:
 3 chuyên đề tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ các bậc phụ huynh.
 Để tiết dạy làm quen với tác tác phẩm văn học được tốt, tôi sẽ cung cấp các tài 
liệu có liên quan đến bài dạy để cùng phối kết hợp với các bậc phụ huynh về nhà dạy 
trẻ.
 Thông qua các buổi họp phụ huynh đầu năm và cuối năm. Tôi sẽ tuyên truyền 
trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ của 
từng trẻ. Từ đó cô giáo và gia đình cùng nhau đưa ra các biện pháp phù hợp để dạy trẻ.
 Trao đổi và vận động phụ huynh dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ 
nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho 
rõ ràng, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
 Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói 
tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác.
 Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: giấy, sách, những lọ nhựa, 
quần áo cũ, vải vụn, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ tiết dạy.
 Xây dựng góc tuyên truyền sao hấp dẫn, sinh động, phù hợp với trẻ, với nội dung 
chủ đề.
 Bài thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao, ca dao, bài vè loài vật...có tổ chức giao 
lưu giữa lớp với phụ huynh.
 Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi 
cuốn trẻ, giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi với 
trẻ trong khi kể chuyện, đọc truyện, trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch 
lạc .
 * Biện pháp 3: Công tác bồi dưỡng:
 Bên cạnh việc tuyên truyền tôi còn chú trọng đến công tác tự bồi dưỡng chuyên 
môn cho bản thân như: Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do phòng Giáo dục - Đào 
tạo, sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức, dự chuyên đề trường, chuyên đề cụm, hội thảo 
chuyên đề huyện như: Làm quen với tác phẩm văn học, giáo dục âm nhạc, giáo dục 
dinh dưỡng, giáo dục bảo vệ môi trường...Bản thân luôn học tập các bạn đồng nghiệp, 
sáng tạo trong khi tổ chức giờ học, theo dõi qua các giờ dạy mẫu trên ti vi về giáo dục 
mầm non. Sử dụng chương trình Powerpoint, photoshop tự khai thác soạn giáo án điện 
tử, bài giảng e learning. tạo ra các trò chơi trên máy vi tính để áp dụng dạy trẻ. Ngoài 
ra tôi còn làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo phục vụ các môn học và bồi dưỡng học sinh tham 
dự hội thi do nhà trường và ngành tổ chức
 Tôi đi sâu nghiên cứu phương pháp của từng loại bài, loại tiết, sau đó làm đồ 
dùng minh họa và soạn giáo án điện tử, chụp hình ảnh đẹp làm bài giảng e learning để 
dạy trẻ. Ngoài ra tôi còn tham gia dự và dạy các tiết dạy để rút ra những ưu điểm, khắc 
phục những hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động văn học cho trẻ.
 * Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan và tạo môi trường học tập 
 5 Ví dụ: Cho trẻ chơi trò chơi thi đua ghép tranh bài thơ “Làm anh”. Từ đó trẻ biết 
xắp xếp tranh một cách có hệ thống và trình tự của bức tranh.
 Sử dụng tranh cho trẻ khi đọc thơ, muốn trẻ khắc sâu hơn được nội dung của bài 
thơ thì giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ các bức tranh minh hoạ cho nội dung bài thơ một 
cách sáng tao, hấp dẫn để cho trẻ vừa đọc vừa quan sát theo ttranh để hiểu sâu về nội 
dung bài thơ hơn.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc bài thơ “Thỏ bông bị ốm”
 Giáo viên vừa đọc vừa đưa hình ảnh minh hoạ ra để trẻ được nhìn và quan sát 
hình ảnh để trẻ hiểu nội dung bài thơ hơn.
 4.2. Sử dụng máy chiếu
 * Mục đích:
 Nhằm giúp trẻ chú ý đến bài học một cách hứng thú, sôi nổi, dễ hình dung, tưởng 
tượng về nội dung của bài thơ. Bởi vì các hình ảnh trên máy chiếu là có hình ảnh động, 
màu sắc đẹp.
 Ví dụ: Khi mở máy chiếu ra thì có hình ảnh động đưa đến con mắt nhìn của trẻ 
các hình ảnh động màu sắc đẹp như truyện “Hoa mào gà”. Có hình ảnh về gà mái cho 
cây nhỏ cái mào để cây nhỏ trở thành hoa mào gà .Từ đó trẻ hứng thú học một cách 
tích cực nhớ bài sâu hơn về loài hoa mào gà.
 Từ cái nhìn các hình ảnh trên máy trẻ sẽ có ý kiến bổ sung vào các biểu tượng 
mà trẻ thích với các hình ảnh trên máy, có thể trẻ tự đặt tên cho các hình ảnh trên máy 
theo ý của mình
 Ví dụ: Truyện “Quả bầu tiên” Trẻ thấy cậu bé là người tốt bụng còn tên địa chủ 
độc ác. Trẻ sẽ tự đặt tên vào nội dung các hình ảnh trên máy là cậu bé tốt bụng vì đã 
cứu con chim én khỏi gãy chân.
 Qua các hình ảnh đó đã tạo ra cho trẻ hứng thú và nhớ tên truyện, nội dung 
truyện lâu hơn, khắc sâu vào tâm hồn trẻ hơn từ đó phát triển vốn từ cho trẻ..
 Ví dụ: Bài thơ “Hoa kết trái” khi cô đọc: “Hoa cà tim tím
 Hoa mướp vàng vàng...”
 Cô vừa đọc vừa đưa hình ảnh về hoa cà có màu tím, hoa mướp có màu vàng. 
Các cánh hoa được cô làm hình ảnh đung đưa trông rất sinh động . Từ đó trẻ chú ý lắng 
nghe cô đọc và rất hứng thú.
 Khi dùng hình ảnh minh hoạ cho bài thơ, giáo viên cần đưa vào lúc đọc diễn 
cảm lần 2 và ở phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
 Ví dụ: Khi giáo viên đặt câu hỏi: Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì? (Trẻ 
trả lời). Sau đó cô mở hình ảnh về nội dung bài thơ để trẻ quan sát. Giáo viên đặt câu 
hỏi đến đâu thì đưa hình ảnh nội dung câu thơ để giúp trẻ tư duy trẻ nhớ lâu hơn
 Khi sử dụng máy chiếu bài giảng e learning giáo viên làm Slide show trên máy 
tính về các hình ảnh của nội dung bài thơ. Để cho trẻ lên chơi trò chơi từ đó tạo cho trẻ 
hứng thú về nội dung bài học.
 4.3. Sử dụng mô hình sa bàn
 7 thu bài tốt hơn so với khi đọc thơ không có đồ dùng trực quan.
 * Nội dung sử dụng
 Giáo viên thường đưa rối vào phần đọc thơ lần một nhằm gây hứng thú cho trẻ 
một cách sinh động.
 Ví dụ: Khi giáo viên đọc bài thơ “Thỏ bong bị ốm” giáo viên đọc kết hợp rối để 
minh họa cho cả bài thơ khi đọc đến nhân vật nào thì xuất hiện nhân vật đó ra.
 Ngoài ra giáo viên còn sử dụng rối tay vào phần giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
 Ví dụ: giáo viên đặt câu hỏi. (Thỏ bông bị làm sao)? Trẻ trả lời. Sau đó cô đưa 
rối về con thỏ bông đó ra để minh họa.
 Ví dụ: Cho ba bạn đóng vai Thỏ bông, Thỏ mẹ, thổ bác sĩ sau đó cầm rối luồn 
vào tay để thực hiện trò chơi với nhau, mỗi bạn đóng vai một chú Thỏ sau đó đọc đến 
câu thơ nào của bạn đó thì xuất hiện rối của nhân vật ra.
 Qua việc sử dụng rối cho thấy, rối là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ 
thơ mang đến cho tâm hồn trẻ và khắc sâu trong tâm chí trẻ thơ.
 4.5. Sử dụng vật thật
 * Mục đích sử dụng
 Sử dụng vật thật là một việc rất cần thiết với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường 
mầm non. Trẻ ở tuổi này màu sắc là rất quan trọng trẻ thích được nhìn các màu sắc rực 
rỡ, trẻ phải được quan sát, sờ mó, khám phá. Qua đó nhằm giúp trẻ rễ hiểu và khắc sâu 
nội dung câu truyện hơn
 Ví dụ: Câu truyện “Sự tích Hoa hồng”
 Qua câu chuyện trẻ được quan sát về (Hoa hồng) trẻ được nhận biết về màu sắc, 
của loài hoa, màu xanh của lá. Từ đó trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của một trong các loài 
hoa.
Mục đích của việc sử dụng vật thật là rất quan trong và phải chính xác. Qua đó trẻ được 
quan sát và được chi giác về các loại hoa được khắc sâu về nội dung của câu và chuyện 
tâm hồn trẻ.
 4.6. Sử dụng bài giảng E- Learning
 Ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan và sử dụng vật thật thì việc thiết kế bài 
giảng E- Learning có tính tương tác cao. Qua quá trình thiết và thực hiện bài giảng 
điện tử E- Learning đúng theo quy trình thông qua tiết dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện 
cho thấy bước đầu đã mang lại kết quả cao, sự hứng thú say mê học tập cho trẻ, dẫn 
dắt trẻ đến kiến thức một cách nhanh chóng, thông qua các hiệu ứng trực quan sinh 
động với các phần mềm hỗ trợ dạy học, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức tốt 
hơn, trẻ được thực hành các trò chơi trên máy đem lại tiết dạy cao hơn và phát huy 
được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ..
 Ví dụ: Khi giáo viên kể chuyện lần 2 với câu chuện “Hoa mào gà” giáo viên kể 
đâu thì các SlideS tự động trình chiếu cho tất cả nội dung câu chuyện từ đầu đến cuối 
với các hình ảnh sống động từ đó gây được sự hứng thú của trẻ. Trẻ sẽ chú ý lắng nghe 
cô kể chuyện.
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_l.docx