Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức 3. Tác giả: Họ và tên: Bùi Thị Mai Giới tính: Nữ Ngày/ tháng/năm sinh: 20/07/1992 Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Cao An Điện thoại: 0982014171 4. Đồng tác giả (nếu có), chịu trách nhiệm nội dung: Không có 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Cao An Địa chỉ: Cao An - Cẩm Giàng - Hải Dương 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường, giáo viên, các cháu, phụ huynh, tài liệu liên quan đến sáng kiến 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9 năm 2015. TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG (ký, ghi rõ họ tên) SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (đối với trường mầm non, tiểu học, THCS) 1 năng nhận thức của lứa tuổi này cao hơn các lứa tuổi khác nên mức độ, yêu cầu về kiến thức của trẻ về khám phá khoa học cao hơn và có chiều sâu hơn nhiều so với lứa tuổi dưới. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ và lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mầm Non 5 – 6 tuổi trường mầm non tôi công tác. Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình. Tôi vận dụng vấn đề mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi ở chính đơn vị trường tôi đang công tác . Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 tại lớp mẫu giáo 5 tuổi C 3. Nội dung sáng kiến Việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học của trẻ. Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp dùng lời, trực quan để dạy thì chương trình mầm non mới lại đòi hỏi người giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm giúp trẻ có cơ hội được trải nghiệm, tham gia khám phá các hoạt động khám phá khoa học. Do vậy, bên cạnh biện pháp dùng lời và trực quan, tôi luôn cố gắng tìm ra những biện pháp, hình thức để trẻ được tiếp thu , được khám phá khoa học một cách chủ động bằng cách tăng cường cho trẻ được thí nghiệm, thực nghiệm để nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi. Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5- 6 tuổi. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần đắc lực cho quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. 3 MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 1.1. Cơ sở lý luận Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là quá trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luân, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định Mục tiêu của khám phá khoa học dành cho trẻ mầm non là: Nuôi dưỡng, phát triển trí tò mò tự nhiên của trẻ về thế giới. Mở rộng và trau rồi các kĩ năng quan sát, so sánh , phân loại, dự đoán, suy luân, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định Nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên. Khoa học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân. Được thực hành các kĩ năng quan sát,so sánh , phân loại, dự đoán, xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận, chia sẻ và tiếp nhận thông tin Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú. Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khoa học chủ yếu là học cách suy nghĩ chứ chưa phải là học những quy luật của khoa học (vật lý, sinh vật ). Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức kkhoa học cho trẻ mà quan trọng hơn là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, suy luận, phỏng đoán về các sự vật hiện tượng xung quanh. Việc dạy khoa học cho trẻ nhỏ nên trú trọng vào quá trình ( hoặc học thế nào) hơn là vào kết quả (hoặc học gì). Điều đó cũng có nghĩa là trẻ cần được lôi cuốn vào các quá trình và trau dồi các quá trình: quan sát,so sánh, phân loai, thử nghiệm, phỏng đoán, suy luận cho thích hợp với các tình huống của hoạt động cụ thể. Cho trẻ làm quen với hoạt động khám phá khoa học là một hoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng góp phần 5 Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải chỉ là những kiến thức khoa học mà trẻ thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học. Thông qua tổ chức hoạt động khám phá khoa học , giáo viên sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm. Tổ chức hoạt động khám phá khoa học phù hợp sẽ giúp trẻ tìm ra cái mới, tiếp cận với những tri thức tiền khoa học, tích cực hoạt động nhận thức. Trong thực tế, chương trình giáo dục mầm non mới đang được triển khai đại trà trên toàn quốc, việc tổ chức chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được triển khai tại các trường mầm non như thế nào là vấn đề cần được quan tâm và làm rõ. Nhưng làm thế nào để trẻ hứng thú hơn và chất lượng hoạt động khám phá khoa học được nâng cao so với trước thì đó là điều mà tôi luôn suy nghĩ, luôn cố gắng tìm ra những phương pháp để nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Để trẻ có những kiến thức cần thiết, hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh, đồng thời phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ. Từ những lý do trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” 2. Thực trạng của vấn đề 2.1 Tình trạng trước khi thực hiện đề tài a)Thuận lợi : - Phòng GD&ĐT và nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên . 7 Ví dụ: Dụng cụ của nghề nông, nghề xây dựng hay khi cho trẻ quan sát các sự vật hiện tượng và làm các thí nghiệm đơn giản thì khả năng quan sát, phân loại, so sánh, phán đoán, suy luận của trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Số liệu cụ thể qua từng hoạt động được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1 : Kết quả tổng kết khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, suy luận của trẻ. (Tổng số trẻ là 32) STT Các khả năng của trẻ Kết quả (Tỉ lệ %) Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu 1 Khả năng quan sát 15,6 25 25 34,4 2 Khả năng so sánh 12,5 15,6 34,4 37,5 3 Khả năng phân loại 9,4 12,5 31,2 46,9 4 Khả năng phán đoán 9,4 9,4 31,2 50 5 Khả năng suy luận 6,3 15,6 37,5 40,6 Từ kết quả trên, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ và tìm nhiều biện pháp để giờ hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả năng quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận cho trẻ, làm phong phú biểu tượng về môi trường xung quanh trong mỗi trẻ. Dựa vào vốn kiến thức đã học và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau: 3. Biện pháp thực hiện 3.1 Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi Trước hết muốn giáo dục hay hướng dẫn trẻ trong bất kỳ hoạt động nào thì điều mà giáo viên cần nắm rõ đầu tiên đó là phải biết được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà mình dạy. Từ đó, định hướng những khả năng nhận thức mà trẻ trong độ tuổi ấy có thể tiếp thu được để đưa ra những hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp. Bởi ở mỗi lứa tuổi trẻ đều có đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức khác nhau nên các phương pháp, các hình thức mà giáo viên muốn 9 cây xanh như: vạn niên thanh, hoa ngọc lan, hoa tóc tiên . Ngoài ra tôi còn chuẩn bị các chậu gieo hạt để trẻ được tự gieo trồng, chăm sóc và theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của cây Đối với các góc khác, tôi bố trí đồ dùng gọn gàng, dễ thấy, dễ lấy. Nhất là những đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá khoa học (kính lúp, bảng ghi chép quá trình theo dõi thời tiết hay sự nảy mầm của cây tranh ảnh, lô tô ) Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho việc đọc sách). Tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô, hoa lá ép khô, các loại hạt Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những đồ chơi ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò vỏ trứng (vỏ bọc bên ngoài của 1 loại kẹo) vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm . Các tranh, lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm . Ví dụ : Tôi phân loại lô tô : - Lô tô con vật xếp vào một ô . - Lô tô các loại quả xếp vào một ô. Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp gọn gàng và dễ kiếm . Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu khác nhau để trẻ được trải nghiệm . Thường xuyên trang trí lớp theo chủ đề, xây dựng nhiều góc mở để cho trẻ hoạt động trong các giờ hoạt động góc. 3.2.2 Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, đa dạng và đẹp mắt Đồ dùng, đồ chơi có sức hút vô cùng lớn đối với trẻ. Càng là những đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, thiết kế độc đáo, bắt mắt thì sức hút đối với trẻ lại càng lớn và việc dùng những đồ dùng, đồ chơi đó vào các hoạt động lại càng kích thích sự hứng thú của trẻ nhiều hơn. Do đó, công tác chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cũng hết sức quan trọng. 11 Hứng thú của trẻ thường không bền vững, không ổn định. Trẻ dễ dàng di chuyển hứng thú của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trẻ rất thích cái mới lạ, hấp dẫn, sinh động. Còn những cái quen thuộc lặp đi lặp lại nhiều lần gây cho trẻ sự nhàm chán. Nhất là đối với trẻ 5 - 6 tuổi, thời gian chú ý của trẻ nhiều hơn những lứa tuổi dưới nhưng yêu cầu về sự hứng thú lại cao hơn rất nhiều. Vì nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi cao hơn, rộng hơn, khả năng tư duy sâu hơn nên nếu những việc cô nói, những điều cô làm không có lực chú ý đối với trẻ, không khiển trẻ phải tò mò, phải suy nghĩ, phỏng đoán thì trẻ rất nhanh mất tập trung hoặc nhìn xuống dưới, hoặc nói chuyện với bạn hay ngồi thẫn thờ nhìn ra ngoài Do đó, việc luôn tạo được sự chú ý của trẻ trong suốt quá trình trẻ tham gia hoạt động là điều vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích, kỹ năng mà cô đặt ra cho trẻ qua giờ học khám phá đó. Cho nên trong quá trình dạy trẻ cô phải lựa chọn những hình thức sao cho sinh động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn có sự thay đổi để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Đặc biệt là trong phần giới thiệu bài. Vì đây là phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất trong giờ học. Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay đối tượng đó vì nó sẽ mang tính chất khô cứng, dập khuôn máy móc, không tạo được sự hấp dẫn cho trẻ mà cô cần đưa ra những tình huống có vấn đề, những hình thức sinh động, sáng tạo để lôi cuốn sự tập trung chú ý, khơi dậy tính tò mò, khám phá của trẻ. Phần giới thiệu bài cô có thể đưa ra những hình thức như cho trẻ chơi 1 trò chơi nhỏ, cho trẻ tham dự sinh nhật . hoặc cô kể một câu chuyện ngắn, hấp dẫn tạo ra tình huống có vấn đề để lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ. Việc lựa chọn những hình thức để đưa vào trong phần giới thiệu bài phải phù hợp với nội dung dạy sao cho sinh động, hấp dẫn với trẻ. Những hình thức giới thiệu bài phải luôn thay đổi trong các giờ học để trẻ không bị nhàm chán. Ví dụ phần giới thiệu bài của hoạt động “Tìm hiểu một số loại rau, củ” Cô có thể tổ chức cho trẻ chơi 1 trò chơi “đi siêu thị” cô chia lớp thành từng nhóm và cho trẻ cùng nhau đi đến siêu thị (mô hình cô đã chuẩn bị) để 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc