Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 6 tuổi bảo vệ môi trường

docx 34 trang skkn 31/05/2024 1000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 6 tuổi bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 6 tuổi bảo vệ môi trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 6 tuổi bảo vệ môi trường
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT HUYỆN VĨNH TƯỜNG
 TRƯỜNG MẦM NON PHÚ ĐA
 ---- ------------& & & -----------------
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 6 tuổi bảo 
vệ môi trường
 Tác giả sáng kiến: Lê Thị Hòa
 Mã sáng kiến: 04
 Vĩnh Tường, năm 2020 Được sự quan tâm giúp đỡ từ phía phòng GD & ĐT, của Ban giám hiệu nhà 
trường cùng với phụ huynh học sinh đã giúp đỡ về cơ sở vật chất phục vụ cho công 
tác chăm sóc, giáo dục trẻ, lớp tôi được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo Thông 
tư 02, môi trường an toàn và thân thiện.
 Lớp ở khu trung tâm của nhà trường, có phòng học và phòng ngủ phòng vệ 
sinh riêng tương đối rộng rãi, thoáng mát, có hệ thống thoát nước phù hợp nước và 
rác thải được xử lý hợp vệ sinh và kịp thời, lớp có đầy đủ dụng cụ lao động trong 
và ngoài lớp: chổi, thùng rác...
 b. Học sinh
 Lớp tôi phụ trách có 26 cháu (trong đó có số lượng trẻ nam 14, trẻ nữ 13 
cháu), tất cả trẻ đều phát triển bình thường, nhanh nhẹn, hoạt bát.
 c. Phụ huynh
 Tất cả phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, thường xuyên đưa đón trẻ 
đi học chuyên cần và trao đổi tình hình sức khỏe, học tập, vui chơi của trẻ khi ở nhà 
cũng như ở trường với giáo viên phụ trách lớp.
 d. Giáo viên
 Bản thân tôi đã được đào tạo đạt trình độ Đại học, có tinh thần học hỏi, nhiệt 
tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, luôn tìm tòi vận dụng các phương pháp, 
hình thức đổi mới vào các hoạt động nhằm thu hút trẻ tham gia tích cực trong các 
hoạt động hàng ngày của trẻ.
 Được học tập đúc rút kinh nghiệm qua thăm lớp dự giờ đồng nghiệp, về 
chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non, giáo dục trẻ ứng phó với 
biến đổi khí hậu.tôi đã thực hiện bài giảng điện tử trong giảng dạy gây hứng thú 
cho trẻ, thu hút trẻ sự chú ý của trẻ nhiều hơn qua đó giúp trẻ nắm vững kiến thức.
 Bên cạnh những thuận lợi, còn không ít mặt khó khăn trong việc nâng cao ý 
thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
 1.2. Khó khăn:
 a. Cơ sở vật chất
 Vườn cây ăn quả trong sân trường mới trồng chưa có nhiều, bồn hoa cây 
cảnh của nhà trường quy hoạch chưa được đẹp.
 b. Học sinh
 Một số trẻ ở lớp tôi phụ trách ý thức bảo vệ môi trường của trẻ còn kém, trẻ 
 3 6 Biết tiết kiệm điện, nước khi sử 13 / 26 50 %
 dụng và tắt khi không sử dụng
 7 Nhắc nhở mọi người không được 10 / 26 38 %
 xả rác bừa bãi
 Xuất phát những lý do trên tôi đã giành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra 
 một số biện pháp “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong 
 trường mầm non”
 2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 - 6 
 tuổi bảo vệ môi trường
 3. Tác giả sáng kiến:
 Họ và tên: Lê Thị Hòa
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Phú Đa - Huyện: Vĩnh Tường - 
Tỉnh: Vĩnh Phúc
 Số điện thoại: 0988215109. E_mail: Lehoa07.85@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, trường, lớp và trước nhu cầu 
 phát triển của trẻ cũng như sự cần thiết trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay 
 tôi (tác giả sáng kiến) đã phối kết hợp với ban giám hiệu trường đầu tư trang thiết 
 bị dạy học theo thông tư 02, hội phụ huynh ủng hộ về nguyên vật liệu phế thải để 
 làm đồ dùng dạy học và phối hợp trao đổi thông tin về trẻ cùng đầu tư cơ sở vật 
 chất và tinh thần hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến vào 
 công tác giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong 
 trường mầm non
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 - Phát triển nhận thức: Trẻ nhận biết được những hành vi đúng sai thông qua các 
 hoạt động phát triển nhận thức: Khám phá sự kì diệu của nước, Gió....
 - Phát triển ngôn ngữ: Trẻ biết sử dùng những từ ngữ văn minh khi trò chuyện, 
 giao tiếp với mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ môi trường.
- Phát triển thẩm mĩ: Rèn những kĩ năng ca hát, kĩ năng khéo léo của đôi tay qua 
các HĐ nghệ thuật vẽ, làm con vật từ lá cây....
- Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội: Trẻ biết yêu thiên nhiên, có ý thức giữ gìn 
 5 động chơi, ăn, ngủ... đều được giáo viên thực hiện lồng ghép việc giáo dục ý thức 
bảo vệ môi trường cho trẻ. Như những năm trước tại lớp tôi phụ trách cũng đã thực 
hiện một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường như thông qua tranh ảnh, tôi đàm 
thoại cùng trẻ về hành động, việc làm của các bạn nhỏ về ý thức bảo vệ môi trường 
(bỏ rác vào thùng, trồng cây.). hay tổ chức các buổi lao động dọn sân trường, giao 
nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ, hay giáo dục trẻ ý thức BVMT thông qua trò chơi 
nhưng đạt hiệu quả chưa cao. Trẻ chỉ nhớ được lúc đó nhưng sau thì lại quên ngay, 
và khi lao động thì trẻ làm một cách miễn cưỡng, coi đấy là nhiệm vụ của mình 
phải làm.
 Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ là thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường 
cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Tôi mong muốn sẽ hình thành cho trẻ những thói 
quen tốt, những hành vi văn minh, ý thức cho trẻ ngay tử buổi đầu làm nền tảng cho 
trẻ biết bảo vệ môi trường sống quanh mình.
 Từ những thực tiễn, kết quả khảo sát như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở 
xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả giáo dục bảo vệ môi 
trường cho trẻ đồng thời nhắc nhở cả phụ huynh, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi 
trường, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Tôi xin mạnh 
dạn đưa ra một số biện pháp sau đây:
 7.1. Những biện pháp
 7.1.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lớp học an toàn toàn diện
 Để tạo môi trường lớp học an toàn toàn diện cho trẻ cả vể thể chất, tinh 
thần. cô sắp xếp bày trí đồ dùng đồ chơi hợp lý khoa học, sắp xếp các góc chơi phù 
hợp tạo không gian cho trẻ được hoạt động, Thường xuyên kiểm tra loại bỏ những 
đồ chơi gây nguy hiểm với trẻ
 Thường xuyên giáo dục trẻ tránh xa những đồ chơi gây nguy hiểm, những 
nơi nguy hiểm trẻ không nên đến gần.
 Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất tại lớp học mình phụ trách để biết 
tình hình an toàn, nếu thấy không an toàn cần báo ngay cho ban giám hiệu để tìm 
cách giải quyết, nhằm đảm bảo môi trường àn toàn cho trẻ khi ở lớp
 Tham mưu với cấp trên đưa nội dung GD ứng phó với biến đổi khí hậu và 
phòng chống thiên tai vào công tác bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên 
hàng năm tại trường. Tham ra lớp tập huấn do trường, hoặc PGD tổ chức diễn tập 
về ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học 
 7 hoặc ở các thời điểm nội dung bài học khác nhau: Tôi sưu tầm tranh vẽ và có thể 
chụp lại những hành động đúng sai của chính trẻ tại lớp về việc giữ gìn bảo vệ môi 
trường như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu 
cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi... Cách chơi: Chia lớp làm hai đội 
chơi, trong thời gian một bản nhạc mỗi đội sẽ sắp sếp những bức tranh theo yêu cầu 
hành động đúng sai đội nào gắn đúng được nhiều tranh là đội chiến thắng.. Luật 
chơi là trẻ phải bật qua các vòng để đến đích gắn tranh và mỗi lần một trẻ đi chỉ 
được chọn 1 tranh Cứ như vậy tôi sẽ thay đổi hình thức chơi và luật chơi cho phù 
hợp với nội dung thực tế để trẻ không nhàm chán.
 9 sạch). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận... không c ho tay bẩn vào 
tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước 
chui vào tai... biết đội mũ ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và 
không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết 
kiệm nước khi rửa tay và đánh răng...
 Hay tiết hoạt động âm nhạc bài hát “ Cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời 
nước ngoài: (Jang Young Song) tôi còn giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ bằng cách 
giáo dục trẻ qua bài hát:
Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì? (Phải phân loại rác)
Bài hát nên khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý 
thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được.
 * “Chủ đề: Gia đình””: Nhận biết môi trường gia đình bao gồm: Các phòng ở, nhà 
vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng và sự sắp đặt trong gia đình. Trẻ thấy được 
sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch: 
Các phòng ở, nhà vệ sinh, chuồng gia súc, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng được sắp 
xếp gọn gàng, ngăn nắp, không bụi, không khói và không có tiếng ồn, môi trường bẩn 
trong gia đình: Nhà ở, sân vườn không được quét dọn, đồ dùng đồ chơi không được lau 
chùi và sắp xếp gọn gàng, bụi bẩn và trẻ biết tác hại của môi trường bẩn đối với con 
người. Từ đó, trẻ biêt quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi 
đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều 
nên làm như: khoá vòi nước không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng, giúp đỡ bố mẹ 
những công việc vừa sức giúp môi trường sống của gia đình xanh, sạch đẹp như: quét 
nhà, tưới cây...
 Tiết KPKH: “Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé” Trẻ biết một số đồ 
dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ 
lạnh, ấm điện... Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách 
vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay 
nguy hiểm khác.Cô đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “Sử dụng năng 
lượng tiết kiệm, hiệu quả ” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt tivi, 
quạt...)
 * “Chủ đề: Thế giới thực vật Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây ích lợi 
của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô 
nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người.
 11 Con trâu, đồng hồ, chong chóng được làm từ lá đa, lá dừa
Trẻ biết mối quan hệ cây xanh với môi trường sống, biết rừng là nơi có nhiều cây, giúp 
chắn gió, ngăn lũ là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật.
 * “Chủ đề: Thế giới động vật ”: Ngoài việc tôi cung cấp cho trẻ kiến thức về 
đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người. Tôi còn 
giáo dục trẻ yêu quí các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để 
chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi.
 Ví dụ: Tôi cho trẻ cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau 
( bình nước sạch và bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó. Tôi 
còn mở rộng về một số động vật đang sống trong lòng Đại Dương như ngựa, cá mập, cá 
kình, cá thu... để trẻ biết thêm về thế giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt 
chủng do ý thức con người.... Cô nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều con vật nhưng 
chúng có tên gọi, đặc điểm, hình dáng và môi trường sống khác nhau chúng đều cần 
được chăm sóc và bảo vệ.
 * “Chủ đề:Giao thông”: Giúp trẻ hiểu được:
 - Một số đồ dùng cần thiết, một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi 
tham gia giao thông
 - Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.
 Trẻ phải nắm được phương tiện giao thông thải ra khói bụi: ô tô, xe máy, tàu 
hỏa... thả khói vào không khí.
 Tôi cho trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô 
nhiễm môi trường
 Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người 
 13 H2: Hậu quả sạt lỡ đất
 Cũng qua chủ đề này trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, 
nước bẩn, ích lợi của nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước 
bẩn gây ô nhiễm bệnh tật cho con người....
 Với nội dung khám phá khoa học trong chủ đề này tôi cho trẻ làm thí nghiệm 
thực hành pha nước với 2 hoạt động mang tên sự kỳ diệu của nước tuần 1 trẻ được thực 
hành pha nước màu: tôi sử dụng các chai nhưa làm dụng cụ và một số màu khi pha vào 
nước không màu sẽ biến đổi thế nào, tuần 2 trẻ thực hiện pha 1 số loại nước uống tôi 
cho trẻ dùng cốc thủy tinh và một số loại quả tranh, đường, muối...phi pha vào nước sẽ 
có mùi vị như thế nào?... Sau khi trẻ được trải nghiệm trẻ sẽ nhận biết được đâu là nước 
sạch có thể pha được đồ uống đâu là nước không thể dùng trong sinh hoạt được, cũng 
qua nội dung này tôi giáo dục trẻ cần bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch vì đó là tài 
nguyên có thể cạn kiệt nếu như không bảo vệ sẽ ô nhiềm nguồn nước, Trẻ sẽ trả lời được 
câu hỏi nếu không có nước thì con người, con vật, cây cối có sống được không? Trẻ 
hiểu được tầm quan trọng của nước, từ đó có ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi 
trường.
 Tôi cung cấp trẻ biết được đặc điểm không khí không màu, không mùi, không 
vị, không khí có ở đâu, biết một số tác dụng đơn giản của không khí cũng như một số 
yếu tố gây ô nhiễm không khí và giáo dục cho trẻ có một số ý thức trong bảo vệ môi 
trường không khí. Tôi cho trẻ làm một số thí nghiệm với không khí: Bắt không khí, 
 15

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx