Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long

doc 27 trang skkn 02/10/2024 530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Trường Mầm non Kim Long
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 1. Lời giới thiệu
 Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Muốn làm việc được tốt, lao 
động được giỏi phải có sức khỏe mà muốn có sức khỏe phải luyện tập thể dục 
thể thao, muốn có xã hội mạnh khỏe thì từng con người phải mạnh khỏe”.
 Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong vấn đề vị trí của giáo dục mầm 
non trong chiến lược: “Phát triển nguồn lực con người”. Đây là bậc học xây 
dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục, nền móng ấy giúp cho một thế 
hệ mầm non có tâm thế vững chắc để bước vào trường phổ thông. Mục tiêu của 
giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm 
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 
một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và 
phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa 
tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở 
các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, lĩnh vực giáo dục phát triển vận 
động là một trong những nội dung quan trọng giúp trẻ phát triển thể chất; nội 
dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ đơn thuần là dạy trẻ múa 
hay dạy vận động mà nó còn giúp trẻ phát triển các cơ, xương, khớp, sự khéo 
léo, dẻo dai...Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho 
sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư 
duy phát triển tốt; đồng thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện 
tượng xung quanh. Thông qua hoạt động phát triển vận động sẽ giúp trẻ có tinh 
thần tập thể, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau...
 Trẻ em ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ quan trọng nhất để thực hiện các 
hoạt động phát triển thể chất, việc luyện tập các động tác vận động, khả năng 
giữ thăng bằng, sự phối hợp các giác quan và vận động giữa các cơ với nhau là 
rất quan trọng; nó giúp trẻ hoàn thiện các mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ 
năng xã hội và thẩm mỹ.
 Trong quá trình thực hiện giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong 
chương trình giáo dục mầm non, tôi luôn trú trọng đến tổ chức các hoạt động 
giáo dục phát triển vận động cho trẻ, song trong quá trình thực hiện tôi nhận 
thấy nội dung phát triển vận động có bài còn chưa phù hợp, phương pháp tổ 
chức còn chưa linh hoạt, hình thức tổ chức chưa phong phú, đồ dùng phục vụ 
cho phát triển vận động chưa đầy đủ còn đơn điệu. Một số phụ huynh chưa hiểu 
 1 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Cơ sở lý luận
 7.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
 Trong chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 
17/2009TT-BGD&ĐT ngày 25/7/ 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
đã nêu rõ: Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể 
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách 
con người, phát triển những chức năng tâm lý, năng lực, phẩm chất mang tính 
nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, làm tiền đề cho sự 
phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. 
 Giáo dục phát triển vận động là một trong nhiệm vụ của giáo dục thể chất 
nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. 
 Dưới góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người 
trong đó có sự tham gia của hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận 
động ( dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể 
con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động 
nhằm phát triển cho trẻ được nghiên cứu, lựa chọn được tổ chức một cách khoa 
học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. 
 Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo 
vệ sức khỏe. Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, phát triển 
cơ thể một cách cân đối, toàn diện về trí tuệ và thể lực, yêu thích đối với các loại 
vận động và hoạt động tập thể, cộng đồng, kích thích hoạt động của các hệ cơ 
quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa... Đặc biệt 
khi trẻ luyện tập với các yếu tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, nước, không 
khí... không chỉ tăng cường hiệu quả luyện tập mà còn giúp trẻ thích nghi tốt 
hơn với môi trường sống bên ngoài tăng cường sức đề kháng của cơ thể trẻ.
 Về các kĩ năng vận động và tố chất vận động, giáo dục phát triển vận 
động giúp hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời phát triển 
các tố chất vận động như: Nhanh, mạnh, khéo léo, bền bỉ, khỏe, dẻo, mà còn tạo 
cho trẻ hứng thú góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
 Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa 
tuổi mẫu giáo nói riêng về nhận thức, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực và các nhu 
cầu của trẻ, tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp, nhằm phát triển tính tích 
cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó 
 3 sự phối hợp cơ thể phức tạp hơn, như bơi lội, nhào lộn, chạy vượt chướng ngại 
vật, đạp xe. 
 Cơ thể trẻ phát triển hài hòa, cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt. 
Trẻ thực hiện tốt các kiểu đi như: Đi trong đường hẹp dài. Đi thay đổi tốc độ 
theo hiệu lệnh. 
 Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Đi theo đường dích dắc (3 - 4 vật làm 
chuẩn), Ném xa bằng một tay, Ném xa bằng hai tay, Ném trúng đích nằm ngang, 
Ném trúng đích thẳng đứng, Bò trườn theo hướng thẳng, theo đường dích dắc... 
Có thể dùng kéo để cắt một đường thẳng...
 7.1.1.3. Nội dung phát triển thể chất của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
 Các nội dung bao gồm:
 a. Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
 - Hô hấp tập hít vào, thở ra.
 - Tay: Giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với 
vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân...
 + Co duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xuay tròn trước 
ngực, đưa lên cao.
 + Lưng, bụng, lườn: Người ngửa ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước 
sang phải, sang trái.
 + Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay đưa 
ngang, chân bước sang phải, sang trái.
 + Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang 
phải, sang trái.
 - Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. 
 + Nhảy lên đưa hai chân sang ngang, đưa về phía trước, một chân về sau.
 b. Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong 
vận động
 - Đi và chạy:
 + Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khụy gối. 
 + Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê đốc. 
 + Đi nối bàn chân tiến lùi.
 + Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
 + Chạy 18m trong khoảng 10 giây.
 + Chạy chậm khoảng 100 – 120 m.
 5 các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ chắc chắn rằng hiệu quả giáo 
dục sẽ cao hơn rất nhiều.
 Nội dung giáo dục phát triển vận động được thực hiện qua tất cả các hoạt 
động trong ngày, nhất là giờ thể dục sáng, các bài tập vận động cơ bản, các trò 
chơi vận động, trò chơi dân gian, buổi dạo chơi ngoài trời Nội dung giáo dục 
phát triển vận động cho trẻ được tích hợp phù hợp vào hoạt động và đảm bảo 
nguyên tắc đồng tâm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp đặc điểm 
lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của nhà 
trường, đảm bảo tính tự nhiên, nhẹ nhàng.
 7.1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 7.1.2.1. Thuận lợi
 Trường Mầm non Kim Long huyện Tam Dương luôn nhận được sự quan 
tâm của sở, phòng giáo dục và địa phương đã tạo điều kiện tốt về trang thiết bị, 
cơ sở vật chất để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có đội ngũ giáo 
viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, luôn sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ nhau về mọi 
mặt. 
 Những năm gần đây, nhà trường luôn luôn quan tâm đến chất lượng nuôi 
dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, hàng tháng đều lên kế hoạch và chương trình 
cụ thể, chi tiết, đầy đủ đảm bảo việc dạy của giáo viên và việc học của trẻ theo 
đúng các chủ đề và đặc biệt chú trọng đến các chuyên đề trọng tâm, trong đó có 
chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong 
trường mầm non”. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được học tập để nâng 
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được dự các buổi chuyên đề của trường, dự 
giờ đồng nghiệp giúp cho tôi học tập được một số kinh nghiệm trong phương 
pháp giảng dạy hoạt động Thể chất. 
 Các bậc phụ huynh luôn quan tâm và mong muốn con em mình vui vẻ, có 
một cơ thể khoẻ mạnh, cường tráng, yêu thích các hoạt động thể dục thể thao... 
Đa số phụ huynh đều ý thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non đối với 
sự phát triển của trẻ. Vì thế sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo 
viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh rất thuận lợi và hài hòa. Trẻ không chỉ được 
học, được chơi ở Trường mầm non mà còn được giáo dục một cách có khoa học 
khi về nhà.
 7.1.2.2. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên, bản thân tôi thấy vẫn còn một số khó khăn sau:
 7 Dựa vào thực trạng trên tôi tiến hành khảo sát học sinh ngay đầu năm học 
được thể hiện qua bảng thực trạng sau:
 Kết quả khảo sát trên trẻ
 Số 
 STT Nội dung khảo sát
 lượng Đạt % Chưa %
 đạt
 1 Trẻ hứng thú tích cực tham 26 22/26 85% 4/26 15%
 gia hoạt động
 2 Kỹ năng Vận động thô 26 21/26 81% 5/26 19%
 vận động Vận động tinh 26 21/26 81% 5/26 19%
 3 Sức khỏe Cân Nặng 26 26/26 100% 0 0
 Chiều cao 26 25/26 96% 1/26 4%
 Nhận xét chung:
 Qua bảng khảo sát các nội dung trên đầu năm học cho thấy, tỷ lệ trẻ hứng 
thú tham gia vào hoạt động chưa cao; Việc thực hiện các kĩ năng vận động tinh 
và vận động thô còn thấp, trẻ chưa mạnh dạn, chưa tự tin khi tham gia vào hoạt 
động. Từ kết quả trên tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để nâng cao được 
chất lượng giáo dục và phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp do tôi phụ 
trách.
 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
 Để khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau, 
bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kể. Song trong quá trình thực hiện vẫn 
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý chân 
thành của Hội đồng khoa học Nhà trường, Hội đồng thi đua cấp trên, cùng bạn bè 
đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn.
 7.2.1. Biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển vận 
động cho trẻ”
 Kế hoạch là một phần rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất 
lượng tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ; kế hoạch đặt ra phù 
hợp với tình hình thực tế và đặc điểm nhận thức của trẻ, phát huy lấy trẻ làm 
trung tâm thì chất lượng hoạt động của trẻ sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy tôi 
căn cứ vào đặc điểm nhận thức và khả năng của trẻ lớp mình để lựa chọn các bài 
tập phát triển vận động cho trẻ phù hợp với từng chủ đề giáo dục theo nguyên 
 9 hoạch kiểm tra thường xuyên đồ dùng, đồ chơi trong lớp để đảm bảo tính an 
toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động.
 7.2.3. Biện pháp 3: “Tạo môi trường cho trẻ phát triển vận động”
 Tạo môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ là việc làm rất quan 
trọng có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của trẻ, vì thế tôi đã quan tâm tạo 
môi trường cho trẻ vận động ở cả trong và ngoài lớp.
 Đối với môi trường trong lớp: Tôi tạo ra góc vận động, trong góc vận 
động tôi trang bị các loại bóng, vòng, chai, gậy thể dục, nơ, hoa để trẻ được sử 
dụng theo ý thích. Trong góc tạo hình, tôi trang bị các loại bút, kéo, giấy màu, 
đất nặn. để trẻ tham gia vẽ, nặn, cắt xé dán các sản phẩm của trẻ từ đó trẻ 
được phát triển các vận động tinh, sự khéo léo của đôi bàn tay.
 ( Hình ảnh trẻ chơi góc tạo hình)
 Môi trường ngoài lớp học: Tôi đã cùng các cô giáo trong trường phối hợp 
bố trí thời gian để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn; Sắp xếp đồ 
chơi ngoài trời hợp lý để tạo khoảng trống của sân trường cho trẻ có không gian 
tập thể dục, trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển thể chất. Tôi đã 
tạo ra các bước chân, những vòng tròn để trẻ vừa đi vừa nhảy vào những ao tròn 
như vậy sẽ giúp trẻ phát triển vận động đi, nhảy; hoặc dán những đường díc dắc 
để trẻ đi trong đường hẹp. Tôi đã dùng những lốp xe bị hỏng, phun màu và bố trí 
thành từng dãy để trẻ được bước trên các lốp xe như vậy trẻ rất hứng thú hoạt 
động.
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc