Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Năng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 5-6 tuổi ở Trường mầm non Sơn Ca
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Năng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 5-6 tuổi ở Trường mầm non Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Năng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc trong đời sống hằng ngày đối với trẻ 5-6 tuổi ở Trường mầm non Sơn Ca
MỤC LỤC TT Nội dung Trang I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 4 3 Đối tượng nghiên cứu 5 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5 5 Phương pháp nghiên cứu 5 II PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở lí luận 5 2 Thực trạng 6 2.1 Thuận lợi - khó khăn. 6 2.2 Thành công - hạn chế 7 2.3 Mặt mạnh - mặt yếu 7 2.4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động 8 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 9 3 Giải pháp, biện pháp 9 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 9 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp biện pháp 9 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 17 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 18 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 4 19 nghiên cứu. III PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 19 1 Kết luận 20 2 Kiến nghị 21 1 Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục Âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non và hơn nửa Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp tích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho hoạt động làm quen Giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mầm non. Giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng, đồ chơi âm nhạc và giải thích cho trẻ hiểu để trẻ hát múa tự nhiên. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong môm làm quen văn học, làm quen chữ viết, hoạt động tạo hình, làm quen với toán, thể dục kỹ năng, thể dục buổi sáng, khám phá khoa học Nhờ đó mà cuộc sống của trẻ thêm vui vẻ, hồn nhiên. Tôi là một giáo viên rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non âm nhạc là môn giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Và thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ. 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Lớp: Lá 1 trẻ 5 – 6 Trường Mầm Non Sơn Ca. Năm học 2015 - 2016 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp trực quan thính giác b. Phương pháp dùng từ ( giảng giải, chỉ dẫn ) c. Phương pháp thực hành nghệ thuật d. Phương pháp thực hành trò chơi II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn với âm nhạc khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi Mầm Non, nhất là từ 5 – 6 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại thơ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên Giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Khi nghe nhạc cả người lớn và trẻ em đều muốn cử động theo nhịp, tiết tấu như là tay đung đưa, chân gõ nhịp. Trẻ 5 – 6 tuổi các cơ chi đã linh hoạt, nhu cầu cận động của trẻ ngày càng lớn, các chức năng tâm lý như xúc cảm, tình cảm, ghi nhớ, chú ý đã có chủ định, trẻ có thể ghi nhớ và thể hiện các vận động phức tạp, trẻ đã biết chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc. Trẻ cũng có thể thực hiện đúng đẹp, diễn cảm các động tác quy định và bước đầu biết sáng tạo một số động tác cho riêng mình. Cô giáo cần tạo mọi điều kiện cho trẻ được vận động theo nhạc để thỏa mản nhu cầu vận động của trẻ góp phần nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ. 5 2.2 Thành công và hạn chế *Thành công Lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện để phát triển khả năng phát triển âm nhạc của trẻ trong nhà trường. Xã hội hiểu và chia sẻ những khó khăn của nhà trường trong việc Giáo dục trẻ. Trẻ thích đến trường sớm hơn, yêu trường, mến cô hơn. Bản thân đã xác định được vai trò của người giáo viên và nhiệm vụ của mình thực hiện tốt công tác giảng dạy luôn chuẩn bị trước khi lên lớp mỗi tiết dạy, không chỉ riêng trên tiết học mà trong tiết học khác, trong lúc trò chuyện tôi đều phải cho trẻ làm quen có thể cho trẻ nghe nhạc vào buổi sáng đón trẻ nhạc phù hợp với trình độ của trẻ lớp mình, tập cho trẻ tính mạnh dạn cho trẻ hát nhiều lần khi trẻ thuộc rồi thì có thể cho trẻ vận động theo bài hát theo lời ca của bài hát đó phải lựa chọn động tác phù hợp dễ hiểu dễ vận động nhịp nhàng phù hợp với chủ đề và phải thu hút trẻ vào bài học, đặc biệt là luôn tạo bầu không khí vui vẻ với trẻ. Thật sự cho thấy là trẻ rất thích thú học âm nhạc mỗi khi tiết học âm nhạc là lớp học sôi nỗi trẻ minh họa tự nhiên hát to rõ ràng. *Hạn chế Khả năng tiếp thu ghi nhớ của trẻ còn hạn chế trẻ học trước quên sau nên cần nhắc cho trẻ hát biểu diễn nhiều lần mọi lúc mọi nơi và tích hợp với môn học khác nhiều lần thì trẻ mới nhớ được lời bài hát, sự sáng tạo của giáo viên cũng còn hạn chế, lớp học còn hạn chế về phục vụ cho tiết học, còn vài trẻ cá biệt chưa thật sự ham muốn học còn thụ động và chưa tích cực tham gia hoạt động. Một số phụ huynh không quan tâm tới việc học tập của con em mình chưa động viên các con em đi học đều đôi khi còn cho con nghỉ ở nhà. Do môi trường sinh sống hàng ngày tách biệt và ít được cảm thụ âm nhạc 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu *Mặt mạnh 7 cháu thường ngày cùng trao đổi và hỏi gợi nhớ cho trẻ, thời gian làm đồ dùng và tham khảo sưu tầm các tài liệu còn hạn hẹp. 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đề ra Qua quá trình nghiên cứu đề tài bản thân cố gắng cùng trẻ để tháo gở khó khăn đó là tích cực tăng cừơng cho trẻ được ca hát nghe nhạc và vận động theo nhạc vừa phát triển khả năng vận động theo nhạc khéo léo vừa phát triển của trẻ sự mạnh dạn tự tin và qua đó trẻ cũng phát triển thêm về ngôn ngữ qua lời ca câu hát, vừa giúp trẻ biết hướng về cái đẹp qua câu hát mà trẻ được thể hiện. Nên bản thân luôn cố gắng trong giảng dạy. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Với giải pháp đặt ra giáo viên không cần thiết phải có năng khiếu hay là biệt tài gì trong việc múa hát mới thành công trong việc dạy nhạc, vận động cho trẻ, bởi vì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là có thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp: “Ở đây con làm gì cũng được, cách sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra” Giáo vên phải biết động viên, Khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hành động sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện các nhân của mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hảnh diện với suy nghỉ “Mình đã làm được điều đó một mình”. Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác. 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Để tổ chức trò chơi, vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc như sẽ biểu diễn thực sự trước khán giả. Nếu trong lúc đang dẫn dắt trẻ múa mà giáo viên còn ló ngó vào sách, vở bài soạn thì sẽ không thẻ giao tiếp trực tiếp phát hiện phản ứng của trẻ. Nếu giáo viên thiếu tự tin, nhớ thiếu lời bài hát thì giáo viên có thể lôi kéo trẻ tập trung được không ? Giảng 9 Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó như: Trẻ đọc bài thơ “bàn tay cô giáo” của Định Hải Bàn tay cô giáo Tết tóc cho em Về nhà mẹ khen Tay cô đến khéo Bàn tay cô giáo Vá áo cho em Như tay chị cả Như tay mẹ hiền Qua được đọc bài thơ trẻ biết được công việc và tình cảm của cô giáo đối với các cháu nhỏ. Thì hát kết hợp bài hát “Mẹ của em ở trường” hay khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp bài “cháu thương chú bộ đội” Đây là một king nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay. Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng được xoay chuyển hát như: “ Gánh gánh gồng gồng” “ Chi chi, chành chành” “ rềnh rềnh ràng ràng” Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của cháu. + Làm quen chữ viết Trong giờ cho trẻ làm quen chữ cái yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong 11 Giáo dục âm nhạc trong giờ học tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở nhạc cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội dụng và cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng Giáo dục âm nhạc thông qua tình hình thực tế ở trường lớp giáo viên cần hướng dẫn, cô giáo nên khởi đầu bằng các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ nhành và cho trẻ hát các bài hát ngắn, dễ nhớ. Cô giáo có thể ghi âm các bản nhạc hay để phục vụ tốt cho hoạt động này. Đối với tạo hình khi nghe nhạc không lời phù hợp chủ để, đề tài, làm tăng cảm hứng sáng tạo trẻ. Cô giáo nên khích lệ trẻ, nhạc thích hợp kích thích khẳng năng sáng tạo của trẻ. + Thể dục kỹ năng Giáo dục âm nhạc trong giờ thể dục kỹ năng, cô mở nhạc cho trẻ cùng thực hiện khởi động, trọng động, vận động cơ bản và phần hồi tĩnh để trẻ hào hứng trong khi trẻ thực hiện, nội dung của bài hát tương đối phù hợp với đề tài, phù hợp với động tác đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết, chuyên đề thao giảng ở trường với nội dung là trẻ rèn luyện sức khỏe nhằm phát triển các cơ cân đối hài hòa, kết hợp lồng nhạc theo chủ đề đồng thời cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài khi trẻ thực hành Ví dụ: Như chủ đề thế giới thực vật – Tết và mùa xuân, đề tài “ Ném xa – chạy nhanh 10 m. Trước tiên cô chọn nền nhạc phải phù hợp với chủ đề và nhất là nhạc phải khớp với động tác. + Khởi động: Trẻ đi đều vỗ tay, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót bàn chân chạy chậm, chạy nhanh (theo nhạc bài hát “Tết đến rồi”). + Trọng động: Bài tập phát trển chung. Trẻ tập trên nền nhạc “Sắp đến tết rồi’’.Động tác tay-vai: Tay đưa dang ngang, gập khuỷu tay (ngón tay chạm bả vai) 13 Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe, cũng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc cũng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kỹ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi sáng tác cải biên một số trò chơi làm nhằm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. + Trò chơi “ Nghe thấu hát tài” Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin cho bạn đúng. Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện hai đội câu hát: “ Yêu chú công nhân lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ hai của đội mình và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại dúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc. + Trò chơi “ Giai điệu thân quen” Trò chơi này giúp trẻ cũng cố kiến thức về tên bài hát và cũng cố lại giai điệu bài hát đã học đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹ, ling hoạt, trả lời rõ ràng chính xác tên bài hát. Ví dụ: cho trẻ nghe giai điệu “Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh đi nhanh ” Thì trẻ phải nêu được đó là bài hát “ Lá xanh” + Trò chơi “Ô cửa bí mật”cải biên từ trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài hát” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong chổ ô cửa. Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo như: “Ai cũng yêu chú mèo” hay “ Thương con mèo ” Nếu mở ô cửa nào hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một nốt nhạc. 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc