Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

docx 10 trang skkn 02/10/2024 662
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Sinh thời Bác Hồ có 
nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới 
tốt, con trẻ được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”.
Thấm nhuần lời dạy của bác, công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ mầm 
non - những người chủ tương lai của đất nước đã, đang và sẽ là chủ trương của toàn 
Đảng, toàn dân. Giáo dục mầm non là điểm khởi đầu, là nền tảng vững chắc để từ đó 
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Mục tiêu của bậc học mầm non đã 
được xác định rõ là chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 
năm lĩnh vực. Phát triển ngôn ngữ là một phần của mục tiêu đó. Trong lĩnh vực phát 
triển ngôn ngữ, hoạt động làm quen chữ cái là một hoạt động đóng vai trò hết sức 
quan trọng.
Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy trẻ làm quen với chữ 
cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó, 
biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hình thức giảng dạy trong quá trình lên 
lớp để giúp trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn một cách thích thú, tự 
nguyện. Từ đó giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái một cách chính xác, luyện cách phát 
âm, cách ngồi, cách cầm bút, tô chữ, in đồ chữ trùng khít, mở sách, nói đọc to rõ 
ràng mạch lạc các chữ cái, luyện khả năng ghi nhớ có chủ định, biết tập trung, 
lắng nghe, nói biểu lộ, mở rộng vốn hiểu biết, phát triển khả năng vốn có của 
trẻ. Chính vì điều đó tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra: “Một số biện pháp 
nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong 
trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm:
 Thông qua một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
làm quen chữ cái trong trường mầm non. Giúp trẻ nâng cao chất lượng học chữ cái, 
mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng quan sát, khả năng tri giác, khả năng ghi 
nhớ . Đặc biệt giúp trẻ có các kỹ năng làm quen chữ cái tốt.
 Qua hoạt động này giúp tôi linh hoạt hơn, tìm cách vận dụng được phương 
pháp giáo dục làm quen chữ cái cho trẻ, hướng dẫn trẻ làm quen với chữ cái đạt kết 
quả cao.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 1 /10 2 Nhận biết mặt chữ 35=85% 6=15%
 3 Ngôn ngữ mạch lạc 32=78% 9=22%
 4 Thích đọc chữ cái trong môi trường xung quanh 33=80% 8=20%
 5 Khả năng ghi nhớ và sao chép chữ 29=71% 12=29%
 Năm học 2019 - 2020, tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn với
tổng số trẻ là 41 trẻ. Khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng 
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non, tôi nhận thấy 
một số thuận lợi, khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi.
 Ban giám hiệu luôn quan tâm, giúp đỡ, bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ 
giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên sáng tạo và nâng cao chuyên môn.
 Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn học hỏi nâng cao 
trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm tốt để chăm sóc giáo dục trẻ.
 Trẻ có khả năng nghe, nói, hiểu thông thường, biết trả lời câu hỏi của cô đưa ra.
 Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các con, nhiệt tình trong công 
tác phối kết hợp với nhà trường, nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận 
động, sưu tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của lớp.
2.2. Khó khăn. 
Ngoài những thuận lợi tôi đã nêu trên trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp 
không ít khó khăn nhất định:
Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều trẻ chưa hứng thú trong giờ học. 
Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn.
Môi trường chữ trong, ngoài lớp chưa hấp dẫn và phong phú.
Nhiều phụ huynh nói tiếng địa phương, chưa chú ý rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 
Một số phụ huynh cho rằng việc dạy trẻ làm quen chữ cái ở mầm non quá đơn giản 
nên phụ huynh chưa quan tâm đến các con.
Từ những thuận lợi, khó khăn và kết quả khảo sát trên, tôi đã lựa chọn và tìm ra 
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ 
cái trong trường mầm non” đạt kết quả cao.
3. Các biện pháp.
3.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường chữ trong và ngoài lớp.
* Tạo môi trường chữ trong lớp học:
 3 /10 dụng ôn tập củng cố chữ cái và từ rất tốt. Chính vì thế tôi luôn chú ý tận dụng 
những đồ vật, đồ dùng gần gũi, gắn bó với trẻ để phát huy khả năng quan sát, nhận 
biết, phát âm chữ cái của trẻ.Cốc của trẻ tôi đánh dấu kí hiệu bằng các chữ cái, mỗi 
1 cốc là 1 chữ cái, hàng ngày trẻ uống nước trẻ sẽ nhớ kí hiệu của mình, nhớ luôn 
chữ cái.
3.2. Biện pháp 2: Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động học làm quen chữ cái.
 Giờ hoạt động chung là thời gian chủ yếu mà giáo viên có thể cung cấp và 
chính xác kiến thức cho trẻ. Với trẻ 5-6 tuổi có thể dạy trẻ các loại tiết: Làm quen 
chữ cái, trò chơi với chữ cái và tập tô chữ cái. Muốn đạt được kết quả như vậy tôi 
xác định phải gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái.
Trước khi vào bài, tôi đã tìm ra 1 số giải pháp để gây hứng thú cho trẻ: Chuẩn bị 
đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ đẹp mắt phong phú; tạo hứng thú bằng những bài hát, 
câu thơ, làm ảo thuật, câu đố, đồng dao, ca dao, tục ngữ, bằng những trò chơi dân 
gian, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp với chủ đề, vui nhộn, gần gũi với trẻ, phù hợp 
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Học phải đi đôi với hành, phải liên hệ với thực 
tế. Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ mà cô yêu cầu (nhận biết, phát âm, nhận biết 
đặc điểm chữ, phân biệt điểm giống và khác nhau của các chữ) Không chỉ vậy, 
tôi còn tìm các bài đồng dao cho trẻ đọc kết hợp vận động minh họa nhằm luyện 
phát âm chữ cái trẻ vừa được học. 
 Bên cạnh đó tôi luôn nhận ra khả năng phát âm của từng trẻ để hướng dẫn trẻ, 
động viên trẻ giúp trẻ bước vào tiết học một cách thoải mái, nhẹ nhàng, hứng thú. Để 
trẻ phát âm được đúng chữ cái thì cô phải là người phát âm chuẩn để trẻ phát âm 
theo nên trong cách đọc, phát âm của cô phải chính xác, đúng ngữ pháp tiếng việt, 
các từ âm điệu của cô sử dụng thật rõ ràng, mạch lạc, không ngọng không lắp. dẫn 
trẻ cách cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang, nhận biết cách đọc. Thực 
hiện việc này tuy đơn giản nhưng lại đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo, có 
nghệ thuật. Nét mặt, cử chỉ của cô khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi 
với trẻ, giải thích phải rõ ràng. Cô luôn ý thức, tư thế và giọng nói, phát âm của cô 
luôn chuẩn để làm gương cho trẻ. Việc này không chỉ trên giờ học chữ cái mà còn 
trên tất cả các hoạt động khác ở mọi lúc mọi nơi.Với những thủ thuật gây hứng thú 
tuy nhỏ nhưng nhẹ nhàng, luôn đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp lên lớp 
linh hoạt không dập khuôn máy móc giúp phát huy tối đa hiệu quả của giờ học và 
tạo được hứng thú cho trẻ qua hoạt động làm quen chữ cái. 
 5 /10 Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, lứa tuổi này vui chơi là hoạt động 
chủ đạo. Trẻ thích sự mới mẻ và bất ngờ, chính sự “bất ngờ” sẽ tạo sự hứng thú cho 
trẻ. Để đáp ứng nhu cầu này của trẻ tôi đã tìm tòi, nghiên cứu thiết kế và sưu tầm 
một số trò chơi chữ cái nhằm thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế thoải 
mái, gây hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức khi làm quen với chữ cái để 
trẻ tăng hứng thú, củng cố kiến thức và hình thành kỹ năng cho trẻ. 
 * Trò chơi: ô của bí mật
 - Chuẩn bị: các ô của trên máy tính
- Cách chơi: Tổ chức chơi theo nhóm, 3-4 nhóm chơi cùng một lúc. Trẻ về
 nhóm và nhìn lên máy tính lần lượt mở các ô cửa và điền từ còn thiếu trong 5s giơ 
lên đội nào trả lời đugs đội đó được bông hoa điểm 10.
=> Với trò chơi này: Củng cố cho trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái đã học.
Ngoài những trò chơi thiết kế, tôi còn sưu tầm một số trò chơi:
* Trò chơi: xếp chữ hình người 
- Cách chơi: trẻ vừa đi vừa hát hoặc đọc bài thơ khi cô nói xếp chữ thì trẻ hỏi chữ 
gì cô nói chữ trẻ phải tạo nhóm 
=> Với trò chơi này: Trẻ biết tạo các nét chữ và nhớ chữ
 * Trò chơi: Xúc xắc vui nhộn
- Cách chơi: Cô dùng con xúc xắc đi cùng trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ xúc xắc vui 
nhộn khi đọc xong cô gieo xuống sàn nếu mặt hiện lên là chữ gì trẻ phải đọc to chữ 
đó.
=> Với trò chơi này: Củng cố cho trẻ nhận biết chữ cái đã học qua trò chơi
Với việc tổ chức cho trẻ ôn luyện củng cố bằng các trò chơi như vậy khiến trẻ của 
lớp tôi rất hứng thú, tích cực và tình nguyện tham gia. Qua đó trẻ được khắc sâu 
kiến thức, rèn luyện nhận biết, phát âm chữ cái đã học một cách nhẹ nhàng, không 
thấy nhàm chán, bị gò ép hay bắt buộc phải ghi nhớ. 
3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
 Như chúng ta đã biết việc chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ của cả gia đình - 
nhà trường. Để việc dạy trẻ đạt kết quả cao, trẻ cần phải được ôn luyện củng cố 
mọi lúc mọi nơi, không chỉ ở trường mà còn ở gia đình. Trong công tác tuyên 
truyền, phối kết hợp với phụ huynh tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Ngay từ đầu 
năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua 
nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng 
 7 /10 Phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để thống nhất trong việc giáo 
dục trẻ.
 Với lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, lòng yêu nghề mến trẻ, tôi đã nghiên 
cứu và áp dụng một số biện pháp như trên vào các hoạt động để từ đó giúp trẻ nhận 
biết, phát âm 29 chữ cái chính xác, rõ ràng.. Trẻ biết cách cầm sách, giở sách, 
hướng đọc sách và biết giữ gìn sách. Đặc biệt là kỹ năng ghi nhớ và sao chép chữ.
Sau đây là bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các biện pháp 
của sáng kến kinh nghiệm. Tổng số 44/44 trẻ.
 Đầu năm Cuối năm
 Nội dung Đạt Chưa đạt Đạt Chưa 
 đạt
 1. Kỹ năng phát âm chuẩn 32= 78% 9= 22% 38= 93% 3= 7%
 2. Nhận biết mặt chữ 35 = 85% 6 = 15% 41 = 100% 0 = 0%
 3.Ngôn ngữ mạch lạc 32 = 78% 9 = 22% 41 = 100% 0 = 0%
 4. Thích đọc chữ cái trong 
 33 = 80% 8 = 20% 40 = 98% 1 = 2%
 môi trường xung quanh
 5. Khả năng ghi nhớ và sao 
 29 = 71% 12 = 29% 39 = 95% 2 = 5%
 chép chữ
 Qua bảng so sánh đối chiếu kết quả tôi thấy hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
cao có thể áp dụng rộng rãi trong trường và các đơn vị khác.
 2. Khuyến nghị và đề xuất.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, đặc biệt là chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi làm quen chữ cái, tôi có một số khuyến nghị và đề xuất sau:
 Cung cấp thêm tài liệu và điều kiện hỗ trợ học tập nghiên cứu về lĩnh vực
phát triển ngôn ngữ.
Tạo điều kiện cho giáo viên tập huấn, thao giảng, rút kinh nghiệm để nâng
cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động làm quen chữ cái.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu 
giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non . Rất mong nhận được sự 
quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo ngành, các bạn đồng nghiệp để đề 
tài của tôi được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 9 /10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx