Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình
PHẦN II: BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. TÊN SÁNG KIẾN: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” 2. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Lĩnh vực phát triển nhận thức III. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Thực trạng giải pháp đã biết. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạị hóa đất nước giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục mầm non còn là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trường mầm non là nơi trẻ được học, được chơi, được giao tiếp với nhiều bạn bè, cô giáo. Đặc biệt là trẻ 3 tuổi, ở lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh. Bởi vì thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn mà trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khi trẻ được thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá sẽ mang lại cho trẻ nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, đầy sinh động, hấp dẫn với trẻ thơ từ môi trường tự nhiên như: (cỏ cây, hoa, lá các loài vật) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ con người với nhau). Từ đó trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và xã hội. Khám phá khoa học, khám phá xã hội còn là công cụ và phương tiện để trẻ được giao tiếp và bày tỏ nguyện vọng của mình để hình thành nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh. Qua đó giáo dục trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, con người và xã hội. Thông qua hoạt động khám phá khoa học, trẻ được khám phá và trải nghiệm, trẻ tích cực được sử dụng năng lực quan sát, tư duy, khả năng so sánh, phân tích, phán đoán nhận xét tổng hợp. Qua những thực hành, trải nghiệm nhỏ, trẻ được tự mình được thực hiện trẻ rất hào hứng và say mê. Chính vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về chúng. Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay giáo viên còn lúng túng trong việc thiết kế hoạt động học, chơi và sử dụng trò chơi chưa linh hoạt phù hợp, chưa quan tâm để trẻ hoạt động theo nhóm, việc tổ chức khám phá và trải nghiệm còn rất hạn chế, còn ngại khi tổ chức cho trẻ thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá. Một mặt do quá trình tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá và trải nghiệm thường tốn công sức mất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các hoạt động này còn sơ sài, 1 hội hay khám phá khoa học tôi phải nghiên cứu kỹ nội dung. Khi lên kế hoạch cho trẻ trải nghiệm, phải xác định rõ mục tiêu, kiến thức kỹ năng xem những hoạt động đó đưa ra cho trẻ quan sát và thực hiện thể loại nào, nội dung ra sao, có phù hợp không. VD: Chủ đề nghề nghiệp hoạt động khám phá xã hội đề tài “Bé với chú bộ đội Hải Quân” cô cho trẻ quan sát vi deo hình ảnh công việc dụng cụ, phương tiện của chú bộ đội Hải Quân. Cô cho trẻ kể lại công việc mà chú Hải quân làm. Sau đó cho trẻ tập làm các chú bộ đội bằng các động tác đơn giản như dậm chân, vung tay hành quân giống chú bộ đội, tổ chức cho trẻ chui qua hầm, chuyển nước ra đảo. Qua hoạt động này không chỉ cung cấp cho trẻ kiến thức mà còn giáo dục trẻ có ý thức rèn ruyện sức khỏe. Gioqwf học “ Be voi chu bộ đội Hải Quân” Với từng chủ đề khác nhau tôi lại lựa chọn các hình thức thực hành trải nghiệm khác nhau. VD: Chủ đề “Thế giới động vật” khi tôi cho trẻ khám phá khoa học “con chó, con mèo” tôi đã cho trẻ clip con mèo rình bắt chuột, con chó đang sủa khi có người lạ tới nhà? - Hoặc chủ đề “ Gia đình của bé” hd khám phá xã hội đề tài dạy trẻ “Ngôi nhà em yêu” tôi chọn quay hình ảnh ngôi nhà, vườn cây, ao cá. Cho trẻ qs video hình ảnh về ngôi nhà để dẫn dắt vào bài. Kết hợp đàm thoại theo nội dung hình ảnh để trẻ hiểu vẻ đẹp của ngôi nhà., goqwj yas de tre noi ve tình yêu của trẻ dành cho ngôi nhà của mình. 3 - Khi trẻ tự mình được tham gia làm thí nghiệm trẻ sẽ được khắc sâu những điều mà trẻ nhìn thấy, sờ thấy, khám phá được từ đó trẻ có vốn kiến thức nhất định về môi trường xung quanh. VD: Thí nghiệm về sự nảy mầm của hạt. + Mục tiêu: Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn, ánh sáng và nước mới sinh trưởng được. + Chuẩn bị: Một vài hạt đậu tương, đậu đen2 khay nhỏ, một ít đất, bình nước tưới. + Tiến hành: Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Đặt 1 khay nơi có ánh sáng mặt trời và cho trẻ tưới nước hàng ngày. Khay còn lại đặt trong bóng tối và không tưới nước. Quan sát sau 3 đến 4 ngày cây trong khay được tưới nước hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và không nảy mầm trên . + Giải thích và kết luận: Cây nảy mầm được nhờ được gieo xuống đất, có ánh sáng và tưới nước đầy đủ và ngược lại cây mà không được chăm sóc đầy đủ sẽ không nảy mầm được.. * Cho trẻ tham gia trải nghiệm dưới hình thức trò chơi. - Trò chơi là một trong những hình thức quan trọng nhất trong hoạt động khám phá khoa học thông qua trò chơi trẻ được tiếp xúc gần gũi hơn với sự vật hiện tượng mà trẻ tò mò thích khám phá. VD: Khi cho trẻ khám phá về một số loại hoa tôi quay vi deo bông hoa nở cho trẻ quan sát và khi chơi cô cho mỗi trẻ bông hoa thật cho trẻ sờ cánh hoa, ngửi hoa cho trẻ chơi “cắm hoa” trẻ cắm hoa vào lọ có nước và cắm hoa vào lọ không có nước và theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra. Thông qua nhiều lần chơi, nhiều trò chơi khác nhau đã giúp trẻ tích lũy thêm nhiều kiến thức môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội. VD: Tổ chuc cho tre choqwi trò choqwi “Muqwas nhỏ, muqwas to” Trong khi trẻ choi tôi kêt hop hỏi trẻ. - Khi trời chuẩn bị mưa bầu troi như thế nào? - khi het muqwas báu troi nhuqw the nào? - Nêu gạp troi múa các con se làm gì? - Khi trẻ được tham gia vào trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo có thể lực tốt. VD: Khi chơi với cát, cho trẻ làm tranh cát với cát đã được nhuộm màu thì trẻ biết thêm được tác dụng của cát không phải chỉ làm vật liệu xây nhà. 5 nghiệm. Với phương châm “Lấy trẻ làm trung tâm” tôi luôn luôn chú ý đến từng trẻ đặc biệt là trẻ yếu kém. Với những trẻ này, tôi đưa ra câu hỏi vừa sức khuyến khích trẻ trả lời và cô, tham gia cùng với trẻ để trẻ mạnh dạn và tự tin, tôi luôn quan sát lắng nghe giúp trẻ mạnh dạn, bộc lộ những suy nghĩ cảm nhận của mình về nội dung bài học * Bốn là: Tạo môi trường và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Môi trường hoạt động. Môi trường hoạt động rất quan trọng đối với trẻ đặc biệt là môi trường thiên nhiên, cỏ, cây hoa lá các loài vậtmôi trường sống xung quanh trẻ. Khi tạo môi trường cho trẻ thí nghiệm tôi luôn chú ý lựa chọn những hình ảnh đẹp, sinh động màu sắc hấp dẫn, tạo môi trường phải kích thích được trí tò mò, thích khám phá của trẻ. VD: Hoạt động ở bể, cho trẻ chơi vật thấm nước, vật không thấm nước, chơi thả thuyền, con vật phun nước, câu cá, mò cua, bắt ốc. Hay cô tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có mục đích khác như: Xách nước, tưới cây, nhặt cỏ, bắt sâu Bé chăm sóc góc thiên nhiên - Ngoài ra tạo môi trường cho trẻ giúp trẻ có cảm gần gũi với thiên nhiên hơn, nó mang đến cho trẻ điều kỳ thú mà trẻ tò mò thích tham gia khám phá. 7 quá mà” Thật nhiều câu hỏi hồn nhiên của các bé đặt ra. Qua hoạt động thực tế, rất đỗi gần gũi này và lời giải thích của cô, các bé sẽ tự “trang bị” thêm cho mình những kiến thức cơ bản về các hiện tượng tự nhiên cũng như khơi gợi sự đam mê khám phá thế giới xung quanh của bé. Khi đã có đủ đồ dùng cho trải nghiệm tôi luôn suy nghĩ bằng mọi cách phải khai thác sử dụng đồ dùng có hiệu quả, lưu ý chỗ để đồ dùng sao cho khoa học dễ sử dụng với cô và trẻ. Bằng việc chuẩn bị đồ dùng phong phú về thể loại, sinh động hấp dẫn về màu sắc nên tôi luôn tạo được hứng thú cho trẻ. * Năm là: Tích hợp các môn học khác: Để thu được kết quả một cách tối ưu khi cho trẻ trải nghiệm bên cạnh việc sử dụng các phương pháp đặc trưng của hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội tôi luôn tích hợp vào các hoạt động khác một cách linh hoạt, sáng tạo. VD: Khi cho trẻ khám phá (các loại hoa) tôi dẫn dắt trẻ vào bài bằng cách đọc đồng giao bài vè câu đố“Họ nhà hoa” cho trẻ hát múa bài “màu hoa” Có khi lại tích hợp cho trẻ làm quen với toán trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội VD: Khi dạy trẻ trò truyện về ngày tết trung thu cho trẻ đếm có mấy chiếc đèn lồng? đèn lồng có hình gì? Có những lúc tôi lồng ghép hoạt động tạo hình. VD: Với đề tài làm quen dụng cụ nghề may tôi cho trẻ dán hoa để trang trí váy, áo. Với đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ, mau quên nên ngoài hoạt động học, tôi còn tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động mọi lúc, mọi nơi như: Giờ đón, trả trẻ, hoạt động vui chơi, dạo chơi ngoài trời và thông qua phụ huynh để trẻ khắc sâu kiến thức. Do luôn có sự tìm tòi lựa chọn các biện pháp, thủ thuật sinh động, hấp dẫn phù hợp với từng bài dạy mà tôi đã thành công trong hoạt động cho trẻ 3 tuổi trải nghiệm, khám phá khoa học, khám phá xã hội. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. Với đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình”. Tôi có thể áp dụng cho toàn bộ trẻ 3 tuổi trường mầm non Thanh Nê. Ngoài ra tôi còn có thể áp dụng rộng rãi cho toàn bộ trẻ 3 tuổi ở các trường mầm non trong toàn huyện. 4. Hiệu quả lợi ích của giải pháp: 9 Lớp có 85% số trẻ thích hào hứng biết vận dụng thí nghiệm đơn giản để tham gia cùng bạn một cách nhanh nhẹn, khéo léo 5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến: S TĐ Năm Nơi công Chức ND công T Họ và tên chuyên sinh tác danh việc hỗ trợ T môn Cùng tham MN GV 1 Nguyễn Thị Tươi 1969 ĐH gia áp dụng Thanh Nê 3TA2 SK Cùng tham MN GV 2 Vũ Thị Thắm 1984 CĐ gia áp dụng Thanh Nê 3TA3 SK 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Muốn nâng cao hiệu quả của việc tổ chức cho trẻ hoạt động trong trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học tôi nhận thấy cần một số điều kiện sau: - Giáo viên nắm vững mục tiêu cũng như phương pháp giảng dạy của môn học. - Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý cũng như đặc điểm nhận thức của từng lứa tuổi để từ đó xây dựng được những hình thức cho trẻ trải nghiệm mang tính khoa học, sáng tạo. - Cô giáo phải nắm chắc phương pháp lấy trẻ làm trung tâm luôn tạo cơ hội để trẻ tham gia trải nghiệm, khám phá một cách tích cực luôn động viên khen ngợi trẻ kịp thời. * Về cơ sở vật chất : Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất đồ dùng giảng dạy phong phú đa dạng hấp dẫn tạo nhiều môi trường phong phú cho trẻ trải nghiệm . Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi thực hành và trải nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội ở trường mầm non Thanh Nê - Kiến Xương - Thái Bình” Rất mong nhận được kiến đóng góp bổ xung của cấp trên và đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP. Tôi xin cam đoan báo cáo sáng kiến của mình làm không sao chép của bất kỳ ai. Thanh Nê, ngày 2 tháng 12 năm 2018 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.pdf