Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường Mầm non Bích Hòa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường Mầm non Bích Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường Mầm non Bích Hòa
lOMoARcPSD|12184112 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG MẦM NON BÍCH HÒA MÃ SKKN . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Ở TRƯỜNG MẦM NON BÍCH HÒA Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tài liệu kèm theo: 01 đĩa CD minh họa cho SKKN Năm học: 2014 - 2015 lOMoARcPSD|12184112 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bích Hòa DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT - MN: Mầm Non. - BGH: Ban giám hiệu - MGB: Mẫu giáo bé - VD: Ví dụ - GV: Giáo viên 2/25 lOMoARcPSD|12184112 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bích Hòa 2. Cơ sở thực tiễn. Giáo dục MN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục MN là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ MN là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục MN. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ không chỉ phụ thuộc vào xây dựng hệ thống các biểu tượng cần hình thành cho trẻ mà phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là “Hoạt động làm quen với toán”. Hơn nữa, nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh. Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học, nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - Ngôn ngữ - Thẩm mỹ - Thể chất - Tình cảm xã hội. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, phát triển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử. Đối với việc phát triển nhân cách và nhận thức toàn diện cho trẻ em, hoạt động làm quen với toán có một vị trí rất quan trọng, hoạt động toán là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó là một hoạt động phát triển nhận thức rất gần gũi với trẻ thơ và nó cũng được coi như là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, nó làm cho trẻ hiểu biết thêm về những đồ vật, con vật, những hiện tượng tự nhiên cỏ cây, hoa lá trong cuộc sống đời thường. Bởi vậy “Làm quen với toán” là một hoạt động hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng. “Làm quen với toán” Trẻ biết so sánh kích thước, hình dạng, độ lớn các con vật, đồ vật này so với đồ vật kia, con vật này với con vật khác. Trẻ quan tâm đến số lượng và đếm, biết so sánh số lượng 2 nhóm, biết sao chép lại quy tắc sắp xếp... Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động “Làm quen với toán” là một GV trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng chưa được như mong muốn của người làm công tác giáo dục, cũng như các bậc phụ huynh tôi thấy mình cần học hỏi, nghiên cứu tài liệu để nắm rõ nội dung chương trình từ đó có định hướng. Các phương pháp làm quen với toán vẫn còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của người giáo viên khi tổ chức hoạt 4/25 lOMoARcPSD|12184112 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bích Hòa loa. - Bản thân rất yêu thích hoạt động làm quen với toán, có khả năng tổ chức hoạt động. - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu để GV cùng trẻ làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động làm quen với toán. - Trẻ trong lớp có độ tuổi đồng đều, trẻ ngoan, trẻ ăn bán trú 100%, tỷ lệ chuyên cần đạt 93% 2. Khó khăn: - GV chưa có nhiều sáng tạo trong các hình thức tổ chức hoạt động toán. Ít tổ chức các hoạt động để trẻ được trải nghiệm, ôn luyện củng cố kiến thức. GV chưa chú ý lồng ghép vào trong các hoạt động khác và chưa quan tâm nhiều đến việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ. - Đồ dùng trực quan phục vụ cho các hoạt động còn sơ sài, chưa sáng tạo dẫn tới giờ học còn khô khan, cứng nhắc. - Một số cháu đầu năm mới ra lớp nên còn nhút nhát không chú ý, thiếu tự tin, không tích cực trong hoạt động. - Một số trẻ nhận thức còn kém, tư duy chưa nhạy bén. Chưa chú ý tập trung hứng thú trong giờ học toán. - Một số bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế, ít quan tâm đến việc học tập của con nên việc nhận thức của con con về các biểu tượng về toán học còn nhiều hạn chế. II. Khảo sát thực tế. STT Nội dung Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ biết nhận dạng và gọi tên các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật. 17/30 57 2 Trẻ biết so sánh hai đối tượng về kích thước và nói được từ to hơn- nhỏ hơn. 12/30 40 3 Trẻ biết sắp xếp theo quy tắc 1-1 13/30 43 4 Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm. 06/30 20 5 Trẻ biết so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và 06/30 20 nói các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn. 6/25 lOMoARcPSD|12184112 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bích Hòa Tạo môi trường hoạt động cho trẻ đòi hỏi người GV cần có kế hoạch giáo dục, làm đồ dùng, đồ chơi, thiết kế các góc hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, biết tận dụng mọi khả năng có thể kết hợp để giáo dục trẻ. Để trẻ có thể học ở mọi lúc, mọi nơi tôi đã tận dụng những khoảng tường với vị trí phù hợp để tạo môi trường làm quen với toán, sưu tầm tranh ảnh phù hợp với chủ đề để trẻ được cài lên mảng tường và đếm, cài để sắp xếp theo quy tắc cho trước hoặc dùng hình ảnh đã sưu tầm, hình ảnh của trẻ vẽ để cắt và dán vào giấy theo yêu cầu, sau đó giáo viên đóng quyển tạo những sản phẩm lưu của trẻ theo chủ đề. VD: Ở chủ đề thế giới động vật tôi dạy trẻ số lượng 4 tôi cắt những hình ảnh của các con vật thành nhóm có số lượng 4 và gài lên góc “Hãy chọn cho đúng”, đến giờ hoạt động góc, hoạt động chiềuTôi ôn luyện kiến thức thêm bớt, cung cấp kỹ năng đếm, so sánh, nhận biết các chữ sốĐể trẻ nhớ lại và khắc sâu thêm kiến thức như vậy trẻ sẽ nhớ lâu hơn bài học của mình (Tương tự như vậy với các chủ đề Phương tiện và quy định giao thông, thế giới động vật, thế giới thực vật, gia đình, nghề nghiệp) Lô tô con vật cắt dời từ hoạ báo. Từ những hình ảnh và các nguyên phế liệu sưu tầm được tôi bắt tay vào làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp, việc tạo môi trường lớp theo chủ đề cũng được GV quan tâm, làm sao để phù hợp với chủ đề, làm sao để phát huy tính tích cực cho trẻ, việc lấy trẻ làm trung tâm luôn được coi trọng không chỉ trong hoạt động học mà còn trong tất cả các hoạt động khác cũng như vậy, cháu hào hứng cùng cô trang trí cho lớp thêm đẹp và lại tiết kiệm được kinh phí cho việc mua đồ dùng về trang trí lớp. VD: Làm đồ dùng từ lô tô bằng hình ảnh để dạy toán. Ở chủ đề thế giới thực vật tôi sưu tầm được từ tờ rơi quảng cáo của các siêu thị có rất nhiều hình ảnh về các loại rau quả, tôi cắt ra với số lượng là 3 và làm thẻ lô tô cho mỗi trẻ, hoặc tôi cắt rời hình ảnh đó và yêu cầu trẻ xếp theo nhóm số lượng để học Cô giáo dùng hình ảnh gắn lên bảng để các bé thử tài, bé ghép số, bé đoán giỏi Với nhũng hình ảnh đó trẻ được luyện tập ở các hoạt động như hoạt động góc, 8/25 lOMoARcPSD|12184112 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bích Hòa mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người hướng dẫn. Chính vì vậy trong các hoạt động tôi đã cố gắng tạo tình huống để trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá và tự tìm ra đáp án riêng của mình. Có những trẻ thông minh, hoạt bát thì có những đáp án đúng, sẽ có những trẻ có đáp án sai vì trẻ chưa có kỹ năng chuẩn xác, nhưng tôi không phủ nhận kết quả đó luôn mà tôi sẽ hướng dẫn hoặc thực hành cùng trẻ (Nếu trẻ làm nhiều lần mà vẫn ra kết quả sai) để tìm ra kết quả đúng, mục đích để tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình. VD: Hoạt động ôn luyện hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Trò chơi: “Tìm nhà mở cửa” (GV đã cải biên bài đồng dao “Xúc sắc xúc sẻ” thành trò chơi có mục đích học tập) + Cách chơi: 4 trẻ ngồi đằng sau ngôi nhà bằng bìa xốp, nhà có cửa hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Cả lớp vừa đi vừa đọc đồng dao, khi kết thúc bài đồng dao cô nói nhà nào mở cửa (nhà hình vuông mở cửa) thì bạn ở ngôi nhà có cửa hình cô nói sẽ mở ra cho các bạn cầm hình tương ứng với cửa của ngôi nhà chui vào. Còn những trẻ có hình khác đứng ở bên ngoài. “Xúc sắc xúc sẻ Đi chơi vui vẻ Nhà nào đèn sáng Mở cửa cho chúng tôi Xúc sắc xúc sẻ Đi chơi vui vẻ Nhà nào còn thức Mở cửa cho chúng tôi”. Tất cả trẻ tham gia chơi sẽ được vào những ngôi nhà có cửa giống hình mình cầm trên tay. Khi đã chơi hết trẻ cô cho cả lớp ra và đổi hình, đổi bạn đứng đằng sau cửa của ngôi nhà và chơi tiếp, nhưng lần chơi tiếp cô nói (tất cả các ngôi nhà đều mở cửa). Luật chơi: Ai vào nhầm nhà sẽ nhảy lò cò (ra khỏi lượt chơi) Ảnh trẻ chơi VD: Trong bài dạy “So sánh to hơn nhỏ hơn” Tôi cho trẻ quan sát và đưa ra các câu hỏi. + Con thấy 2 quả bóng này có đặc điểm gì khác nhau? + Các con nhìn xem 2 quả bóng này quả bóng nào to hơn?, 10/25 lOMoARcPSD|12184112 Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3- 4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bích Hòa lại kết quả và chơi biểu diễn thời trang mùa hè. Hình ảnh trẻ biểu diễn thời trang với những hoa văn trẻ tự thiết kế. Qua việc đánh giá cuối những chủ đề đã thực hiện, chủ đề sau với chủ đề trước tôi nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt đa số trẻ lớp tôi không còn thụ động nữa mà đã nhanh nhẹn hơn, tự tin hơn và điều đáng mừng là nhiều trẻ có tư duy logic hơn trong hoạt động làm quen với toán và các hoạt động khác và điều quan trọng là trẻ đã hứng thú, chú ý tham gia các hoạt động cùng cô. 3. Biện pháp 3: Tích hợp làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng làm quen với hoạt động toán, chính vì vậy tôi quan tâm đặc biệt đến vấn đề này vì tôi nghĩ rằng trẻ hiểu, nhớ và phân biệt các nhóm đối tượng có số lượng khác nhau sẽ là tiền đề để thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng. Ở độ tuổi này vốn từ của trẻ phát triển nhiều hơn nhưng vẫn còn không ít trẻ vào đầu năm học diễn đạt suy nghĩ của mình chưa mạch lạc, thiếu chính xác, muốn cho trẻ hiểu được và diễn đạt một số từ ngữ dùng trong hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non như: Cao hơn, thấp hơn, phía trước, phía sau, phía phải, phía trái, to hơn, nhỏ hơn, dài hơn, ngắn hơn, bằng nhau, thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn. Thì cô giáo cần thường xuyên cung cấp cho trẻ nắm được các thuật ngữ toán học có như vậy trẻ mới thực hiện được tốt các yêu cầu của cô trong các giờ hoạt động làm quen với toán. Hiểu được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên, nên việc cung cấp kiến thức ở các hoạt động học chưa đủ để trẻ nhớ lâu, nên việc khắc ghi kiến thức mà giáo viên đã cung cấp cho trẻ cần tiến hành ở mọi lúc mọi nơi để mỗi ngày một ít trẻ nhớ nhiều hơn, nhận thức đúng đắn hơn về các thuật ngữ toán học mà cô giáo đã dạy VD: Vào đầu năm học khi cho trẻ tập xếp hàng và di chuyển đội hình tôi kết hợp cho trẻ làm quen các thuật ngữ toán học như trên, dưới, trước, sau, phải, trái, cao, thấp: Cả lớp xếp 4 hàng, 2 hàng nữ bước sang bên tay phải của mình 1 bước, 2 hàng nam bước sang bên tay trái của mình 1 bước. Có thể thay đổi khẩu lệnh tập hợp với mục đích để trẻ làm quen với các thuật ngữ trước, sau nhanh hơn, tôi đã yêu cầu 4 tổ đứng hàng dọc trước thẳng, tổ trưởng đứng trước tổ mình, các thành viên còn lại trong tổ đứng sau bạn tổ 12/25
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_c.docx