Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch đạt kết quả cao

docx 14 trang skkn 30/01/2024 2130
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch đạt kết quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch đạt kết quả cao

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch đạt kết quả cao
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ TỔ CHỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI CHƠI TRÒ CHƠI ĐÓNG KỊCH ĐẠT KẾT QUẢ CAO 1 Trên thực tế hiện nay ở các trường mầm non giáo viên cũng đã tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch nhưng cách tổ chức trò chơi còn rất nghèo nàn thụ động, cô chưa có những biện pháp tạo được hứng thú cho trẻ trong khi chơi nên chưa phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ trong khi chơi, trẻ chưa thể hiện được vai chơi đúng theo tính cách của nhân vật. Là một hiệu phó phụ trách chuyên môn nhà trường trong quá trình kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên nhất là kiểm tra các hoạt động tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch dựạ theo tác phẩm văn học của lớp mẫu giáo Lớn 5 – 6 tuổi tôi đã tham khảo, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các hoạt động tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch và tìm ra được một số biện pháp mới để tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch đạt kết quả cao II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1.Thực trạng. a. Thuận lợi: Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn vững vàng và có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc. Trình độ cán bộ, giáo viên trong nhà trường đạt chuẩn và trên chuẩn 100% trong đó: Đại học: 1 Đ/c Trung cấp : 21 Đ/c. ( có 12 Đ/c đang theo học Đại học) Tổng số trẻ đến trường là 310 cháu và được chia làm 13 nhóm, lớp. ( Nhà trẻ 2 nhóm; Mẫu giáo 11 lớp ) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường tương đối đầy đủ . Đồ dùng học tập luôn được trang bị đến từng nhóm lớp . Nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nên đã có sự chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh trong nhà trường về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. b. Khó khăn: Nhà trường đã có khu trung tâm nhưng vẫn còn các lớp học khu lẻ nên còn khó khăn trong việc chỉ đạo chuyên môn Một số giáo viên mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy 3 II/ Các biện pháp để tổ chức thực hiện 1. Lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi Để tổ chức có hiệu quả trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo lớn thì công việc lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hứng thú của trẻ là rất quan trọng Kết quả của trò chơi đóng kịch phụ thuộc vào việc lựa chọn tác phẩm văn học . Tác phẩm văn học lựa chọn để tổ chức trò chơi đóng kịch phải là tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách trẻ, có nhiều tình tiết hấp dẫn đối với trẻ và hình thức đối thoại là chủ yếu. Để tổ chức cho trẻ đóng kịch giáo viên nên chọn những câu truyện dân gian đặc biệt là truyện cổ tích như câu truyện : Tấm Cám, Cây Khế, Ba cô gái, Tích chu, Cáo, thỏ và gà trống . những câu truyện cổ tích này mang đầy đủ phẩm chất của kịch bản. Trong truyện có mâu thuẫn kịch tính, có sự cọ sát tính cách, có những tình huống gai góc và chứa đầy xúc cảm; hội thoại ngắn gọn diễn cảm, ngôn ngữ đơn giản, giàu hình ảnh cũng như các sự kiện diễn ra nhanh chóng. Tất cả những đặc điểm trên của truyện cổ tích đã giúp cho trẻ dễ nhập vai chơi trong đóng kịch 2. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ đóng kịch : Muốn cho trẻ nhập vai tốt trong khi đóng kịch, sau khi đã lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với trẻ giáo viên phải tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà trẻ sẽ đóng kịch bằng cách đọc kể tác phẩm văn học cho trẻ nghe để giúp trẻ cảm nhận, và hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm, hiểu phẩm chất, tính cách của của các nhân vật. Trẻ càng hiểu và trải nghiệm sâu sắc tác phẩm thì càng phản ánh đúng đắn chính xác vào trong trò chơi của mình. Cảm nhận sâu sắc tác phẩm văn học là một trong những điều kiện để diễn kịch thành công. Trong khi lắng nghe tác phẩm văn học, trẻ đã có những cảm xúc, tình cảm, trạng thái nhất định và thể hiện chúng một cách công khai . Những xúc cảm tình này sẽ là cơ sở để trẻ hiểu tác phẩm và thể hiện thái độ đối với những sự kiện và nhân vật trong tác phẩm. Trong khi nghe truyện sẽ đóng kịch, trẻ sẽ đánh giá đúng đắn nhân vật trong truyện và trẻ sẽ hình dung cần phải làm gì 5 Lần lượt cho trẻ xem tranh và đàm thoại theo nội dung trong tranh minh hoạ, nhấn mạnh các chi tiết cần cho việc đóng kịch như : Bản chất của dê trắng là yếu đuối nhút nhát nên khi lên núi ăn lá non chưa gặp chó sói thì nhí nhảnh hồn nhiên nhưng khi gặp chó sói thì run rẩy sợ hãi, giọng nói, nét mặt, tư thế đều thể hiện vẻ sợ hãi . Còn bản chất của dê đen là mạnh mẽ dũng cảm nên khi lên núi tìm lá non những bước đi mạnh mẽ nên khi gặp chó sói dê đen vẫn bình tĩnh đối đáp với chó sói : Giọng nói rắn rỏi, rất khoát, bước đi mạnh mẽ . Trong khi cho trẻ xem tranh minh hoạ giáo viên đặt ra những câu hỏi để giúp trẻ hiểu thấu đáo những cá tính và sự kiện và tác giả dựng nên, tạo điều kiện cho trẻ hình dung được bối cảnh phát triển tình tiết Ví dụ : Trong khi xem tranh minh hoạ câu truyện “ Chú dê đen” nên đặt các câu hỏi : Bức tranh vẽ về ai ? Các chú dê trắng và dê Đen đang làm gì ? Bản chất của dê trắng và dê Đen như thế nào ? Vì sao ? Tư thế của dê trắng và dê Đen như thế nào ? Vì sao ? Chú dê đen và dê trắng đã gặp chó sói ở đâu ? Thái độ của chó sói khi gặp dê trắng thì thế nào ? vì sao ? Thái độ của chó sói khi gặp dê Đen thì thế nào ? vì sao ? Hệ thống câu hỏi này sẽ giúp trẻ hiểu chính xác và đúng đắn tính cách của các nhân vật trong tác phẩm và tạo ra được mối quan hệ giữa biểu tượng và nội dung Tóm lại việc đọc một tác phẩm văn học kèm theo việc xem chi tiết các bức tranh minh hoạ cần đóng kịch sẽ giúp trẻ hình thành được những biểu tượng cụ thể về tính cách nhân vật, về hành động và quan hệ giữa chúng để khi đóng kịch trẻ sẽ tự xây dựng được hình tượng phù hợp với nội dung văn học. Việc trẻ bắt trước máy móc cách đọc của cô giáo sẽ không đem lại những kết quả mong muốn. Việc giúp đỡ hướng dẫn trẻ làm quen với nội dung tác phẩm sẽ gây được ở trẻ những xúc cảm tương ứng, làm cho việc biểu diễn của trẻ được chân thực, giọng nói có sức diễn cảm, hấp dẫn và những tình cảm ấy sẽ giúp trẻ biểu lộ trong những động tác khéo léo khi lên sân khấu 4. Chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản Đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến thành công của trò chơi đóng kịch. Khi đã tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học 7 những ý kiến nhận xét của mình, gây dựng mối liên hệ giữa các nhân vật với các tình huống tương tự trong cuộc sống mà trẻ đã gặp, những cuộc trao đổi trò chuyện này một lần nữa đã giúp trẻ có những biểu tượng đúng đắn hơn về hình tượng các nhân vật có trong tác phẩm, hiểu được những tính cách các nhân vật và xác định được thái độ của mình đối với các nhân vật . Gắn với việc trẻ có những biểu tượng đúng đắn về hình tượng các nhân vật trẻ còn phải khám phá ra những nguyên nhân nảy sinh các tư tưởng và hành động của các nhân vật Ví dụ : Trong câu truyện “ Chú Dê đen” cô phải trò chuyện để trẻ hiểu được nguyên nhân nảy sinh các hành động của các nhân vật trong vở kịch như : Tại sao mà chó sói lại có thể to tiếng, quát nạt với dê trắng như thế ? Thái độ của dê đen trước con sói hung ác ấy có giống dê trắng khôg ? Tại sao ? Vở kịch này đã gợi nên cho chúng ta điều gì ? Trong khi phân tích các hành động của kịch cô phải phân tích cho trẻ hiểu được ngôn ngữ của các nhân vật trong kịch vì ngôn ngữ nhân vật là một phương tiện quan trọng để phát triển hình thành ở trong kịch Ví dụ : Trong câu truyện : Chú dê đen Chú dê trắng nói với ai ? Giọng nói như thế nào ? Chú dê đen nói với ai ? Giọng nói của chú dê đen như thế nào ? Giọng con sói nói với chú dê trắng như thế nào ? Vì sao con sói lại nói với giọng như thế ? Giọng con sói với chú dê đen thì như thế nào ? Vì sao con sói lại nói với chú dê đen giọng như thế ? Sau khi đã đọc và cùng phân tích nội dung kịch bản cô cho trẻ tự nhận vai diễn . Thông thường thì trẻ chỉ thích nhận những vai diễn giàu cảm xúc, hấp dẫn những vai tốt bụng, xinh đẹp trẻ thường chối những vai phản diện. Giáo viên phải phân tích để trẻ hiểu được ý nghĩa của tất cả các vai trong vở kịch và định hướng gợi ý để trẻ nhận vai diễn cho phù hợp nhưng phải để trẻ thật sự thoải mái khi nhận vai diễn có như vậy trẻ mới hứng thú tích cực luyện tập và có nhiều cảm xúc để diễn thật tốt, có sáng tạo trong vai diễn của mình Khi trẻ đã nhận vai cô giáo phải giúp trẻ tìm hiểu sâu hơn nhân vật mình 9 vai này” ? Ở những trẻ yếu hơn và có vẻ nhút nhát thì cô giáo cần khuyến khích, động viên trẻ tham gia tích cực, trực tiếp và có thể diễn mẫu cho trẻ xem ngay từ đầu để trẻ có thể thể hiện vai diễn Sự thành công của vở kịch không chỉ quyết định ở khả năng nhập vai của mỗi trẻ mà còn quyết định bởi sự phối hợp hài hoà, nhịp nhàng giữa các vai. Cô giáo dạy trẻ phối hợp giữa các vở diễn, cách xắp xếp đội hình, chuyển cảnh . để vở kịch được tiếp nối liền mạch Để việc nhập vai ngày càng tốt hơn, cô giáo cần tổ chức cho trẻ luyện tập vào các thời gian thích hợp như giờ làm quen với tác phẩm văn học , giờ sinh hoạt chiều, giờ hoạt động góc . 6. Tổ chức cho trẻ biểu diễn Kết quả của trò chơi đóng kịch là tổ chức cho trẻ biểu diễn cô giáo cần chuẩn bị cho buổi diễn thật long trọng để thu hút và tạo hứng thú cho trẻ nhập vai và thể hiện tốt vai chơi của mình. Vai trò của cô giáo trong suốt buổi diễn là rất quan trọng, cô là người tổ chức toàn bộ cuộc chơi, là người nhắc vở và có thể là người dẫn truyện Để buổi biểu diễn thành công cần có sân khấu và hoá trang. Thiếu nó cuộc chơi sẽ kém phần sinh động, hấp dẫn, sẽ mất đi những xúc cảm ban đầu để trẻ bước vào cuộc chơi. Vì vậy, cần phải chuẩn bị một cách chu đáo + Chuẩn bị sân khấu : Tôi chỉ đạo giáo viên dùng vải làm thành một màn kéo và căng trên một đoạn dây, màn kéo có chiều cao 1,5m, chiều ngang 2,5m độ dài này chính là mặt của sân khấu, cho giáo viên tạo cảnh trên sân khấu bằng cách dùng một số cây, hoa để tạo rừng, cây, hoa, cắt những tấm xốp quét màu để tạo núi tuỳ theo nội dung của từng vở kịch để trang trí cảnh + Hoá trang : Đây cũng là một khâu rất cần được chú ý, nếu thiếu nó trẻ sẽ mất đi những cảm xúc, hứng thú bước vào cuộc chơi. Hoá trang làm cho chúng rộn ràng, vui vẻ và cố diễn cho tốt . Tuỳ vào từng tính cách của nhân vật để hoá trang cho phù hợp. Khi hoá trang điểm chú ý thứ nhất là lông mày: cô có 11 C/ KẾT LUẬN 1. Kết quả nghiên cứu Khi áp dụng các biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch dựa theo tác phẩm văn học mà tôi đã nghiên cứu vào thực hiện tại các lớp mẫu giáo Lớn trường mầm non Thạch Cẩm, tôi nhận thấy chất lượng tăng lên rõ rệt. Trẻ mạnh dạn tự tin và rất có hứng thú tham gia các trò chơi khi cô tổ chức Kết quả khảo sát các kỹ năng đóng kịch của trẻ mẫu giáo lớn khi sử dụng các biện pháp trên Số trẻ Nội dung và kết quả khảo sát được Trẻ hiểu nội dung tác phẩm và Trẻ biết nhập vai chơi và thể khảo hiểu được tính cách của các hiện sáng tạo trong khi chơi sát nhân vật trong tác phẩm Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 120 30 40 50 0 25 35 60 0 % 25% 33% 42% 0 21% 29% 50% 0 Qua quá trình tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đống kịch theo các biện pháp mới, bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Trò chơi đóng kịch là một hoạt động mang tính chất nghệ thuật thể hiện ở lứa tuổi mầm non, trẻ rất hiếu động ham học, ham chơi dưới mọi hình thức. Muốn cho trẻ có hứng thú trong trò chơi cô giáo cần phải đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất để thu hút trẻ vào hoạt động chơi Mỗi giáo viên cần lựa chọn áp dụng các nguyên tắc dạy học để tổ chức cho trẻ hoạt động đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, tính hệ thống liên tục, nhằm hình thành ở trẻ khả năng ghi nhớ và vận động đối với trẻ. II . Kiến nghị đề xuất: Để thực hiện tốt công tác giáo dục mần non trong trường, tôi có một số ý kiến như sau: Đối với phòng giáo dục cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, thường 13

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_moi_de_to_chuc_cho_tr.docx