Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm tốt công tác phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
1 Sáng kiến kinh nghiệm Phổ cập giáo dục mầm non I. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON 5 TUỔI II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục- Đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học sau. Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nhân cách con người mới XHCN Việt Nam. Để mọi trẻ em 5 tuổi được đến trường lớp Mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm của nhà nước, xã hội và gia đình để phát triển giáo dục Mầm non. Nhằm đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi ở trên địa bàn được đến lớp để thực hiện kế hoạch chăm sóc 2 buổi trên ngày, đủ một năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, vốn tiếng việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng để trẻ làm hành trang vào lớp một. Năm học này là năm học thứ 2 thực hiện công tác Phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi theo quyết định phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010- 2015 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1517 phê duyệt đề án phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010- 2014, công văn số 65 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đại Lộc hướng dẫn thực hiện công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.. Vì vậy bản thân tôi chọn đề tài làm tốt công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi ở vùng hành chính khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp so với các vùng miền lân cận, nhằm giúp trẻ 5 tuổi được đến trường học đạt tỉ lệ 100% và ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường. 2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Chính từ thực tế trên bản thân tôi là cán bộ quản lý về chuyên môn, trực tiếp phụ trách về công tác phổ cập của nhà trường đã trăn trở rất nhiều, làm thế nào và làm sao cho các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, mỗi cán bộ giáo viên trong hội đồng sư phạm có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ tầm quan 3 Sáng kiến kinh nghiệm Phổ cập giáo dục mầm non Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến một số biện pháp giúp thực hiện tốt công tác phổ cập của nhà trường. Đối tượng nghiên cứu: Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Trường Mẫu giáo Đại Hưng. Với vai trò là Phó hiệu trưởng quản lý chuyên môn phụ trách công tác phổ cập giáo dục trong nhà trường đã không ít những băn khoăn, trăn trở bởi địa hình, kinh tế, nhận thức của người dân còn thấp, còn xem nhẹ việc học tập của con em cấp Mẫu giáo, với đặc thù đặc biệt khó khăn như vậy bản thân tôi đã nghiên cứu tìm ra các biện pháp hữu hiệu để áp dụng vào công tác phổ cập trong địa phương mình bằng những biện pháp phù hợp áp dụng vào nhất định đạt hiệu quả rất cao. 1. ƯU ĐIỂM, KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC: a. Ưu điểm: Phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi nhằm đảm bảo hầu hết trẻ em 5 tuổi trên địa bàn được đến lớp Mẫu giáo, với thời gian đủ một năm học để thực hiện chăm sóc giáo dục 2 buổi/ ngày, trang bị tốt về các mặt: Đức, trí, thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, vốn Tiếng việt cho trẻ đủ điều kiện vào lớp 1. Được cũng cố mở mộng mạng lưới trường lớp, được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, đội ngũ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ. Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo ngành, địa phương. b. Khó khăn, thách thức: Tầm quan trọng của đề án Phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi chưa thực sự đi vào lòng người ở các ban ngành, đoàn thể ở địa phương. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức độ quan tâm đến con cái ở cấp Mầm non còn xem nhẹ so với các cấp học khác. Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị bên trong chưa đáp ứng với nhu cầu dạy và học ở một vùng khó khăn như trường Mẫu giáo Đại Hưng chúng tôi. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: a. Đối với Lãnh đạo địa phương: Sau khi đi tập huấn công tác Phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi và được sự phân công của hiệu trưởng, bản thân tôi được phụ trách công tác phổ 5 Sáng kiến kinh nghiệm Phổ cập giáo dục mầm non Nhà trường cung cấp mẫu phiếu theo quy định, hướng dẫn cách ghi phiếu điều tra, cung cấp mẫu tổng hợp trẻ theo từng độ tuổi, mẫu tổng hợp chung.Giáo viên điều tra căn cứ vào sổ hộ khẩu thường trú của mỗi hộ gia đinh, có chữ ký của chủ hộ, chữ ký của trưởng thôn, chữ ký điều tra viên trên mỗi phiếu và chữ ký xác nhận của lãnh đạo địa phương. Giáo viên điều tra độ tuổi trẻ 5 tuổi phải chính xác và chịu trách nhiệm trước hội đồng. Đưa công tác điều tra độ tuổi vào biểu điểm thi đua rừng đơt, từng năm. 3. Cập nhật phiếu điều tra độ tuổi theo hộ gia đình: Bộ phiếu điều tra độ tuổi phải được bảo quản, ghi chép, cập nhật cẩn thận, hàng năm bắt buộc phải điều tra độ tuổi vào tháng 5 và rà soát lại vào đầu tháng 9, bảo đảm không bỏ sót hộ nào hoặc thành viên nào trong hộ có đối tượng từ 0- 5 tuổi. Vì vậy người làm công tác phổ cập phải hướng dẫn giáo viên cách thức và quy trình đi điều tra độ tuổi từ 0-5 tuổi theo hộ gia đình gắn liền với tổ đoàn kết từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất, căn cứ số thứ tự sổ hộ tịch của thôn. Sau đó, việc ghi chép vào phiếu phải tỉ mỉ, cẩn thận, tránh tẩy xóa, ghi chép tên chủ hộ, các thành viên từ lớn tuổi đến nhỏ tuổi, ghi chú các cột nữ, dân tộc, quan hệ với chủ hộ, các cột năm sinh, tên trường trẻ đang học, tên nhóm lớp đã và đang học nhà trẻ, mẫu giáo, đang học trái tuyến, chưa đi học, đi học, bỏ học, trẻ khuyết tật, tránh trường hợp đánh dấu sai vào phiếu, chú ý cập nhật năm sinh của trẻ thật chính xác. Mỗi phiếu điều tra giáo viên phải điền đầy đủ số phiếu, mã hộ, số sổ hộ khẩu, sau khi điều tra phải có chữ ký của điều tra viên, của chủ hộ và của trưởng thôn, sau đó đóng thành tập theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Thiết lập sổ tổng hợp điều tra độ tuổi theo từng đơn vị thôn và theo từng năm theo mẫu sau: PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỘ TUỔI NĂM: 201. ĐƠN VỊ: THÔN AN TÂN TT HỌ VÀ N.T NỮ KT HỌ VÀ ĐỊA SỐ SỔ CHỮ GHI TÊN TRẺ NĂM TÊN CHA CHỈ HỘ KÝ CHÚ SINH ( MẸ) KHẨU CHỦ HỘ 1 2 3 Căn cứ vào kết quả điều tra giáo viên thiết lập một bảng tổng hợp điều tra độ tuổi từ 0-5 tuổi, giáo viên điều tra cập nhật số liệu học sinh phải từ phiếu điều tra sang bảng tổng hợp phải chính xác, khớp số lượng trẻ từng năm, nam, nữ, trẻ, dân tộc, trẻ khuyết tật, chú trọng số lượng học sinh 5 tuổi, tuyệt đối phải chính 7 Sáng kiến kinh nghiệm Phổ cập giáo dục mầm non Hàng năm theo từng thời điểm, người làm công tác phổ cập đều phải cập nhật và thống kê số liệu vào bộ hồ sơ, việc cập nhật và thống kê các loại hồ sơ sổ sách này tương đối dễ dàng, tuy nhiên người làm công tác phổ cập không hệ thống, hình dung được cập nhật hồ sơ nào trước, hồ sơ nào sau thì rất mất thời gian và thống kê số liệu sẽ không chính xác. Để việc cập nhật hồ sơ sổ sách được thuận lợi cũng như thống kê số liệu chính xác, tôi áp dụng quy trình sau: 5. Thiết lập sổ phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi: Sổ phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi dùng để theo dõi các đối tượng trong độ tuổi từ 0-5 tuổi hàng năm nên việc cập nhật các đối tượng trong độ tuổi từ Phiếu điều tra vào sổ phổ cập phải được thực hiện chính xác, tránh thiếu hoặc dư các đối tượng, cập nhật độ tuổi 5 tuổi trước, sau đó là danh sách trẻ 4 tuổi trở về 0 tuổi, ở công đoạn này người làm công tác phổ cập cần nghiên cưu kỹ sổ phổ cập, rồi tiến hành cập nhật số liệu trẻ từ 0-5 tuổi vào sổ phổ cập theo quy định. Mỗi độ tuổi nên chừa trống vài trang để có thể điều chỉnh hoặc ghi bổ sung trẻ chuyển đến hàng năm khi cần thiết. Người làm công tác phổ cập nhật định phải chú ý ghi đầy đủ thông tin vào các cột, mục trong Sổ phổ cập, lưu ý cập nhật đầy đủ thông tin trong mẫu: Số thứ tự, họ và tên trẻ, ngày tháng năm sinh, nơi ở, học và tên chủ hộ, trương trình học của trẻ tương ứng với từng năm học,( chương trình nhà trẻ, chương trình mẫu giáo, trẻ khuyết tật cập nhật rõ khuyết tật gì, thời gian chuyển đến, chuyển đi, hoặc chết. Một số trường hợp nhầm lẫn năm sinh, họ tên cha, mẹ gây trở ngại đến việc thống kê. Để việc thống kê các số liệu được chính xác người làm công tác phổ cập phải cập nhật số liệu trẻ theo từng đơn vị thôn theo thứ tự a,b,c, danh sách trẻ từng độ tuổi ở mỗi thôn theo thứ tự a,b,c. Cập nhập số lượng học sinh 5 tuổi theo thôn có chữ cái a vào trước sau đó so sánh trẻ trong sổ tổng hợp các độ tuổi của giáo viên điều tra, số lượng trẻ, họ và tên, năm sinh, nam, nữ, họ và tên cha hoặc mẹ, trẻ khuyết tật khớp số liệu bảng tổng hợp của mỗi thôn điều tra, rà soát kỹ sau khi cập nhập xong một thôn mới cập nhật thôn có chữ cái tiếp theo. Làm như vậy giúp cho chúng ta năm rõ số lượng học sinh theo độ tuổi từng năm, từng đơn vị thôn. một cách chính xác và khoa học. 6. Tổng hợp các biểu mẫu thống kê, các loại danh sách: Sau khi cập nhật, hoàn chỉnh sổ phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi là giai đoạn tôi tổng hợp các số liệu, lên các biểu mẫu thống kê, thiết lập các loại danh sách đòi hỏi sự cẩn thận, chính xác, khoa học. Vì các loại danh sách, các biểu mẫu thống kê có sự liên quan chặt chẽ, bổ sung cho nhau nên việc thống kê cũng như tổng hợp số liệu phải tiến hành theo một trình tự nhất định. 9 Sáng kiến kinh nghiệm Phổ cập giáo dục mầm non Tôi tổng hợp danh sách học sinh khuyết tật từ 0-5 tuổi ở từng đơn vị lớp, tên loại khuyết tật theo bảng tổng hợp điều tra độ tuổi của giáo viên, danh sách này giúp tôi năm rõ số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập cộng đồng và có hướng chỉ đạo thết lập hồ sơ khuyết tật và nội dung giáo dục trẻ khuyết tật một cách hiệu quả nhất. 7. Lập kế hoạch, báo cáo công tác của năm, giai đoạn: Dựa trên các số liệu đã thống kê tôi tham mưu với Lãnh đạo địa phương lập kế hoạch chỉ đạo công tác phổ cập chung cho giai đoạn 2010- 2014 theo đề án phê duyệt Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi của Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam, tham mưu với ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi trong nhà trường lập kế hoạch phổ cập cho từng năm cụ thể, sát thực với tình hình thực tế của nhà trường, Qua quá trình thực hiện tôi tham mưu cho Ban chỉ đạo thành lập các báo cáo tổng kết, phương hướng từng năm, từng giai đoạn. Nội dung của báo cáo cần thể hiện rõ những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại, hạn chế (theo mẫu của cấp trên), đề ra phương hướng, kế hoạch cụ thể. Trong đó, phương hướng, kế hoạch không nên dài dòng mà cụ thể là những chỉ tiêu, số liệu. 8. Công tác tham mưu – phối kết hợp: Ngoài việc hoàn thành hệ thống hồ sơ công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi thì việc tham mưu, phối hợp rất quan trọng đối với người làm công tác phổ cập của đơn vị, bởi hiệu quả, chất lượng công việc không phải dựa trên giấy tờ, các số liệu mà là những kết quả đạt được từ kế hoạch đã đề ra qua việc thực hiện và tham mưu mang lại. * Công tác tham mưu: Công tác tham mưu của người làm công tác phổ cập là vô cùng cần thiết, tham mưu với nhà trường và cấp trên đầu tư cơ sở vật chất trang bị bộ thiết bị tối thiểu cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, có biện pháp, phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ. Việc mở và duy trì các lớp tập huấn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là hết sức quan trọng và cần thiết, góp phần đưa chỉ tiêu đạt chuẩn phổ cập ngày càng gần hơn, chính vì vậy vai trò tham mưu, tổ chức của người làm phổ cập là hết sức quan trọng. Người làm công tác phổ cập cần chủ động tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường để phân công đội ngũ giáo viên đứng lớp phù hợp, tham mưu với Ban chỉ đạo phân công giáo viên làm tốt công tác điều tra độ tuổi và công tác vận động học sinh ra lớp. * Công tác phối kết hợp:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_tot_cong_tac_pho.pdf