Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Một số biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Mỗi chúng ta đều nhớ mãi câu nói của Bác Hồ “Trẻ em như búp trên cành biêt ăn, biêt ngủ, biết học hành là ngoan”. Câu nói đó vẫn còn in sâu mãi trong lòng của những người làm cha, làm mẹ và những người làm thầy, làm cô. Đó là những người sẽ chắp cánh ước mơ bay cao, bay xa của trẻ sau này và là những người có tác động lớn đến sự thành công của trẻ trong tương lai. Có những trẻ chỉ từ rất nhỏ đã có những ước mơ của riêng mình nhưng những ước mơ bé nhỏ đó nhiều em sẽ không thực hiện được bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân đang được đông đảo mọi người và toàn xã hội quan tâm quan tấm đó là tai nạn học đường. Những câu chuyện thương tâm về những đứa trẻ xấu số vẫn đâu đó xảy ra hàng ngày, hàng giờ một phần là do sự bất cẩn của người lớn và một phần do trẻ thiếu kỹ năng phòng tránh và xử lý tình huống khi xảy ra với mình vẫn được đưa tin trên các trang báo, trên truyền hình Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt trẻ 5 - 6 tuổi cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát trển về mọi mặt. Muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ trí - thể’ - mĩ để’ phục vụ cho nhu cầu phát triể’n của đất nước thì phải chăm sóc ngay từ bây giờ. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy ngoài việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em thì việc giáo dục, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết. Có bao giờ chúng ta tự nghĩ tại sao chúng ta không dạy cho trẻ, phòng tránh tai nạn cho trẻ để không còn cảnh cha mẹ mất con, ông bà mất cháu, thầy cô mất học trò vì những tai nạn không đáng xảy ra. Nguyễn Thị Như Ngọc - 1 - Trường MN Hoa Phượng Một sô biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là quốc sách hàng đầu trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong giai đoạn hiện nay, đồng hành với sự phát triển của giáo dục bằng việc nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ thì việc đảm bảo an toàn cho trẻ để phòng tránh những nguy cơ không an toàn đối với trẻ nhỏ cũng dành được sự quan tâm sâu sắc của các bậc cha mẹ học sinh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Hiệu quả của việc phòng tránh các nguy cơ không an toàn cũng đóng một vai trò quan trọng, là nội dung không thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước. Những con người hội tụ các phẩm chất tài đức vẹn toàn, nhằm đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Việc giáo dục đảm bảo an toàn diễn ra thuận lợi nhất là giai đoạn mẫu giáo vì trẻ có sự phát triển nhất định về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội. Giúp trẻ hình thành và củng cố kỹ năng nhận biết và phòng tránh những nguy cơ không an toàn đối với bản thân để cho cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng tránh tối đa các mối nguy hiểm có thể xảy ra giúp trẻ đảm bảo an toàn cho bản thân. Đảm bảo an toàn cho trẻ là việc giữ gìn sự yên ổn của trẻ, tránh những tai nạn, những thiệt hại, rủi ro, những sự cố, những tácđộng bên ngoài mang tính nguy hiểm lên thân thể và có hại về mặt tinh thần cho trẻ ở trường mầm non. Các nguy cơ không an toàn là những yếu tố tiềm ẩn mà không phải trẻ nhỏ nào cũng có thể nhận ra và hiểu biết về chúng. Chỉ thông qua các hoạt động giáo dục, trẻ mới được hình thành khả năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ này. Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn là dạy trẻ nhận biết đầy đủ về các đối tượng có thể gây ra nguy hiểm và cách hoạt động đúng với đối tượng. Hoạt động đúng là cách hoạt động đạt hiệu quả công việc mà không gây thiệt hại cho bất cứ ai hoặc với môi trường sống. Thông qua các hoạt động, trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, với mỗi kinh nghiệm mới, nhận thức của trẻ mở mang thêm và chúng hiểu hơn về thế giới xung quanh mình từ đó trẻ sẽ có cách hoạt động phù hợp. Vai trò to lớn của giáo viên, của phụ huynh và tất cả mọi người lúc này là rất quan trọng. Do đó để nâng cao hiệu quả về công tác phòng tránh tai nạn thương tích nhằm giúp Nguyễn Thị Như Ngọc - 3 - Trường MN Hoa Phượng Một sô biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Việc tuyên truyền phổ biến lồng ghép các hoạt động trong trường, lớp mầm non (Hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời ) cho các bậc phụ huynh nắm bắt, mới nghe thật là đơn giản nhưng thực tế hầu như các bậc phụ huynh chưa biết tất cả các hoạt động và cách hướng dẫn của giáo viên cho trẻ được hoạt động như thế nào. Việc rèn luyện thói quen an toàn cho trẻ trong sinh hoạt vui chơi hàng ngày phụ huynh chưa hình thành cho các cháu từ nhà. III. Các giải pháp, biện pháp để giải quyết vấn đề Việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau: lồng ghép trong các hoạt động học tập, thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày, vui chơi Những tác phẩ’m nghệ thuật như tác phẩm văn học( thơ, kể’ chuyện). có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ. Nó giúp trẻ có những kiến thức cơ bản, những kỹ năng phù hợp để đảm bảo an toàn bằng những hình tượng nghệ thuật sinh động, phong phú và đa dạng giúp cho hoạt động giáo dục trẻ diễn ra tinh tế, nhẹ nhàng, hấp dẫn mà hiệu quả. Để’ trẻ tránh được các tai nạn đáng tiếc có thể’ xảy ra thì mỗi người chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp sau: - Biện pháp 1: Giáo dục trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và phòng chông tai nạn thương tích ở trẻ. + Các đồ vật có nguy cơ không an toàn: Những đồ vật do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ đắc lực cho cuộc sống hàng ngày và công việc của con người. Các đồ vật này với những tính năng sử dụng riêng sẽ có cấu tạo và phương thức hoạt động để’ đáp ứng tốt các yêu câu đặt ra. Vì vậy nguy cơ không an toàn do cấu tạo của các đồ vật đã có những đặc điể’m có nguy cơ như các vật sắc nhọn như dao, kéo, đĩa, tuốc lơ vít, tăm, bút chì hay bình nước sôi .thêm vào đó người sử dụng không đúng cách hoặc sắp xếp đồ vật không hợp lý sẽ làm gia tăng nguy cơ và biến những nguy cơ đó thành những tai nạn thực sự. Ví dụ: Chiếc phích đựng nước nóng bản thân nó không gây nguy hiểm gì cho người sử dụng nhưng nếu bất cẩn đậy nắp phích không chắc, khi người sử dụng cầm vào phần nắp này có thể làm rơi phích và có thể bị bỏng hoặc bị thương do mảnh vỡ bắn vào. Nguyễn Thị Như Ngọc - 5 - Trường MN Hoa Phượng Một sô biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi không phải lúc nào cũng xảy ra trong khuôn viên trường lớp. Nhưng trẻ càng lớn, nhu cầu hoạt động của trẻ càng cao, đòi hỏi môi trường hoạt động phải mở rộng dần, do đó việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn từ các địa điểm càng cần thiết và đòi hỏi người lớn phải có biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp để’ trẻ có thể’ trang bị cả kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống. - Biện pháp 2: Hình thành thói quen tôt thông qua hoạt động vui chơi Trong trò chơi, trẻ tích cực hoạt động và nắm vững các quy tắc đạo đức, các chuẩn mực hành vi con người trong các mối quan hệ xã hội, nắm vững thái độ của con người đối với lao động, với tài sản chung và với chính bản thân trẻ. góp phần hình thành ở trẻ thái độ, hành vi đúng đắn phù hợp với các chuẩ’n mực hành vi xã hội, vì thế có thể’ nói rằng trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề được coi là trường học của những hành vi đạo đức của trẻ. Thông qua vai chơi hấp dẫn, trẻ dễ dàng hướng tới cái đẹp trong hành vi, cử chỉ, thái độ của bạn mình, trẻ dễ dàng phục tùng những quy tắc đạo đức ẩ’n kín sau các vai chơi. Việc tổ chức tốt hoạt động vui chơi không chỉ giúp hình thành các kỹ năng cần thiết mà còn đặt nền tảng khá vững chắc để’ phát triể’n toàn diện cho trẻ. Chính vì vậy chúng ta nên tận dụng hoạt động vui chơi để giáo dục trẻ phòng tránh các nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nếu dạy trẻ về các nguy cơ mà chỉ “thực hành bằng miệng” các cách phòng tránh, các cách hoạt động an toàn thì sẽ không thực sự đạt hiệu quả. Muốn trẻ nhận biết đúng và ứng xử đúng với những tình huống có nguy cơ thì giáo viên cần giúp trẻ được trải nghiệm thực tế và trải nghiệm với nhiều tình huống khác nhau. Trong điều kiện trường lớp, chắc chắn nhiều tình huống không thể có sẵn và cũng khó xảy ra thường xuyên, giáo viên có thể sử dụng các tình huống, trò chơi, các bài tập để cho trẻ rèn luyện. Ví dụ: Trong chủ đề giao thông, ở góc chơi phân vai khi trẻ chơi trò chơi “ bố mẹ chở con đi học” giáo viên có thể dạy trẻ cách đội mũ bảo hiểm sao cho đúng cách và an toàn. Yêu cầu trẻ đội mũ và gài dây dưới cằm trước khi ngồi lên xe. Cứ như vậy cho trẻ lặp đi lặp lại 2 - 3 lần để nhớ các thao tác, từ đó hình thành kỹ năng đội mũ bảo hiểm cho trẻ một cách tự nhiên. Nguyễn Thị Như Ngọc - 7 - Trường MN Hoa Phượng Một sô biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Đối với trẻ, thơ là một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú. Nhiều khi chúng ta không thể giải thích mọi việc bằng những câu nói khô cứng, khó hiểu vì như vậy trẻ rất khó tiếp thu. Nhưng khi những đưa những kiến thức đó vào những câu nói có vần, có điệu thì trẻ dễ dàng được tiếp thu và dễ nhớ. Chính vì vậy, tôi đã đưa các nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào các bài thơ để những nội dung vốn rất khô cứng nay đã trở lên nhẹ nhàng hơn. Ví dụ: Qua những bài thơ giáo dục trẻ các kỹ năng tự phòng tránh và biết bảo vệ mình. Xuống cầu thang Này các bạn nhỏ Khi xuống cầu thang Bé lưu ý nhé Bước xuống cẩn thận Nhớ đừng đùa nhau Đừng lấy tai vịn Làm cầu trượt chơi Nhỡ mà bị rơi Thì nguy hiểm lắm ! ( Sưu tầm) Hay Đừng chơi gần bếp Bé ơi đừng có loanh quoanh lại gần Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay Lại còn cả phích nước đầy Không may ngã phải là gây bỏng liền An toàn là việc đầu tiên Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi ( Sưu tầm) Nguyễn Thị Như Ngọc - 9 - Trường MN Hoa Phượng Một sô biện pháp làm giảm nguy cơ không an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Giáo viên giúp trẻ phát triển vấn đề thông qua việc tham gia như một thành viên của nhóm thảo luận đưa ra các câu hỏi mang tính gợi mở suy nghĩ của trẻ. Sau quá trình thảo luận, giáo viên mời từng nhóm nói về kết quả thảo luận của nhóm mình. Giáo viên và các nhóm khác cùng tham gia ý kiến. Giáo viên giúp trẻ tổng hợp và đưa ra ý kiến cuối cùng. Từ đó thông qua tình huống thực tế, quá trình trải nghiệm để bản thân trở nên vững vàng, biết cách xử lý mọi tình huống. Cho trẻ tham gia vào tình huống và giải quyết những tình huống đó dần dần chúng sẽ học được nhiều điều và đó sẽ là những kiến thức quý báu để hình thành kỹ năng sống cho trẻ. - Biện pháp 5: Tổ chức tuyên truyền phòng, chông tai nạn thương tích cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực. Đối với trẻ thơ, gia đình là môi trường thuận lợi nhất để hình thành và phát triển nhân cách. Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ thơ. Vì vậy, giáo dục gia đình trở thành một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói chung và giáo dục trẻ mầm non nói riêng. Nhiều người đã bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại mất thời gian bắt con phải học những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cho nên việc phối hợp với phụ huynh có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công của các hoạt động trong trường mầm non. Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Giáo viên là người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đồng thời, giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em, tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giữa hai lực lượng giáo dục này. Để tạo sự tin tưởng và thu hút sự tham gia của đông đảo các bậc phụ huynh và cộng đồng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục của lớp và của nhà trường, tôi đã thực hiện: Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ khi gia đình trẻ có yêu cầu. Nguyễn Thị Như Ngọc - 11 - Trường MN Hoa Phượng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_lam_giam_nguy_co_khon.docx