Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai
Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài : Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học nền tảng trong việc giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện. Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục mầm non nước ta hiện nay là “Giúp trẻ phát triể’n thể’ chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ. Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thông minh, ham hiể’u biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng như quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và suy luận cần thiết để bước vào trường phổ thông ” Vì trẻ lớp tôi đa số ở vùng nông thôn, cha mẹ chủ yếu làm nông nghiệp, con em đưa đi học thì chỉ thích được viết chữ, ít quan tâm đến việc học toán hay các môn học khác . Vậy hình thành các biể’u tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non . Trong đó, quá trình hình thành biể’u tượng số lượng, con số và phép đếm phân biệt kích thước, hình dạng, đo lường, định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo đóng vai trò to lớn đối với sự phát triể’n các quá trình nhận thức cho trẻ, giúp trẻ nhận biết được các dấu hiệu số lượng và mối quan hệ số lượng có trong các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ, hình thành ở trẻ biể’u tượng về con số, mối quan hệ giữa chúng và quy luật hình thành dãy số tự nhiên, hình thành ở trẻ những kỹ năng nhận biết như: so sánh, đếm, thêm bớt chia số lượng.Ngoài ra giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, giải quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, rèn các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa Đồng thời góp phần phát triể’n ngôn ngữ, giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn. Vì vậy giáo viên cần phải có một nguồn dự trữ thật đa dạng và phong phú các bài tập ở đủ mọi hình thức, đủ mọi chủ đề của trẻ mầm non. Bản thân tôi là một giáo viên tôi chọn đề tài này với mong muốn giúp trẻ 1 Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai. Gọi tên các thứ trong tuần. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng vào hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ, mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “tiết học toán” cho trẻ ở trường mầm non . Hơn nữa nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, điều kiện kinh tế xã hội mà trẻ là thành viên. b. Nhiệm vụ: Biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải góp phần thực hiện các nhiệm vụ sau: Xây dựng tiết học phù hợp với môi trường học tập trung và ngoài lớp, phù hợp với từng hoạt động của trẻ. Xác định nội dung của môn học . Nghiên cứu những phương pháp hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non. Nghiên cứu những thiết bị cần thiết cho việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non . Nghiên cứu việc phát triển năng lực, trí tuệ, năng lực học tập, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ trong qua trình hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non. Giáo dục toán học cho trẻ mẫu giáo trong gia đình. 3. Đối tượng nghiên cứu: 3 Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai Non Sao Mai dạy Tình hình tham gia vào các hoạt động của trẻ như thế nào? (tích cực hay không tích cực.Kinh nghiệm chuyên môn về việc ''Vận dụng phương pháp giảng dạy làm quen với biểu tượng toán trong trường, trường bạn từ đó so sánh đối chiếu để’ thực hiện. Sử dụng sách chương trình chăm sóc trẻ mẫu giáo và sách hướng dẫn thực hiện phương pháp hình thành biể’u tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non. II. Phần nội dung: 5 Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai hơn đến cái vấn đề chăm sóc giáo dục” sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng cái cách giáo dục của tất cả quốc gia trên toàn thế giới . Bởi vì đất nước luôn phồn vinh và cường thịnh không tụt hậu với thời gian luôn đi trước thời đại thì rất cần thế hệ kế cận trong tương lai sự thông minh, trí tuệ, cần cù, ham hiểu biết, bản lĩnh, giàu lòng nhiệt tình cùng với khả năng sáng tạo không ngừng. Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người kế tục và phát huy những tinh hoa của nhân loại trong thế giới. Hiện tại để’ có những bước đi vững chắc, có những bước đi thần kỳ nhanh chóng đưa xã hội đi đến đỉnh cao của ước mơ xã hội cộng sản văn minh mà Mác- Ăng Ghen đã dự đoán. Việc cho trẻ Mầm Non được làm quen với bộ môn toán, hình thành những biể’u tượng toán sơ đẳng, là môn học rất quan trọng là điều kiện không thể thiếu trong quá trình dạy học nhằm phát triể’n trí tuệ và nhân cách toàn diện cho trẻ. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu : a .Thuận lợi - khó khăn : * Thuận lợi : Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và ban giám hiệu nhà trường quan tâm, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học , tự rèn. Đa số trẻ là người địa phương dễ tiếp xúc, dễ gần. Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều, chính vì vậy việc dạy trẻ ở lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân tôi cũng được trãi nghiệm thực tế trên lớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè đồng nghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy. * Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn phụ huynh cứ nghĩ đến lớp chủ yếu là múa hát rồi xong và trẻ thì 100% là trẻ nông thôn, cũng 7 Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai Để đưa nội dung này tới trẻ thì việc lập kế hoạch thực hiện nó thông qua hệ thống các tiết học và các hình thức dạy học khác đóng vai trò quan trọng. Các kế hoạch dài hạn có tính định hướng cùng với các kế hoạch ngắn hạn và các giáo án tiết học có tác dụng định hướng cho giáo viên thực hiện công việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán. Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần thường xuyên so sánh, đối chiếu nội dung dạy học với mức độ phát triển những biểu tượng toán học của trẻ trong lớp.Giáo viên cần tiến hành tiết học toán với trẻ theo kế hoạch đã định. Mỗi tiết học đều được giáo viên thực hiện một cách có tổ chức, có logic, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mà không phụ thuộc vào thời gian hình thức tiến hành. Kết quả của mỗi tiết học toán được thể hiện qua việc đạt mục đích đề ra, tạo cho trẻ cảm xúc thỏa mãn, lòng ham muốn được học tiếp tục. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán còn giúp trẻ phát triển tư duy trực quan.Qua sự tìm tòi học hỏi thực tế giảng dạy, bản thân tôi tìm ra một số biện pháp, giải pháp sau để hình thành một số biểu tượng toán đối với trẻ 5-6 tuổi: Biện pháp 1:Dạy trẻ đếm sô lượng trong phạm vi 10, thêm, bớt sô lượng, nhận biêt các sô từ một đến 10. Việc dạy trẻ đếm xác định số lượng trong phạm vi 10,nhận biết các số từ 1- 10 luôn được bắt đầu bằng việc dạy trẻ lập số mới trên cơ sở số đã biết. Ở lớp mẫu giáo lớn trẻ học cách lập 5 số tiếp theo(từ số 6 đến số 10). Việc dạy trẻ lập số được tiến hành trên các tiết học toán, trên cơ sở trẻ thực hành so sánh hai nhóm đối tượng có số lượng hơn kém nhau là 1, sao cho số Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai lượng của chúng được biểu thị bằng con số mà trẻ đã biết và con số kề sau con số đó. Ví dụ: Khi dạy số 6 ta cần so sánh 5 bông hoa với 6 con bướm. Khi thiết lập tương ứng 1:1 giữa số hoa và số bướm trẻ sẽ thấy số hoa ít hơn số bướm là 1 và 9 Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai tượng về trình tự của các số trong dãy số tự nhiên. Các bài tập so sánh số lượng các nhóm vật có kích thước và sự sắp đặt khác nhau tạo điều kiện cho trẻ hiểu vai trò của phép đếm và các biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 phân tích các mối quan hệ giữa số lượng “bằng nhau- không bằng nhau”, “ nhiều hơn, ít hơn” Ví dụ: Khi trẻ phân tích mối quan hệ số lượng giữa số bánh to và kẹo nhỏ, hay giữa số hoa được xếp trên diện tích hẹp và số bướm được xếp trên diện tích rộng, trẻ cần phải đếm số hoa và số bướm sau đó so sánh các kết quả đếm được với nhau. Hoặc trẻ có thể thiết lập tương ứng 1:1 giữa mỗi vật của nhóm này với một vật của nhóm kia bằng các biện pháp như xếp chồng, xếp cạnh hay sử dụng các gạch nối.Qua so sánh trẻ thấy rõ nhóm vật nào nhiều hơn hay ít hơn, từ đó trẻ sẽ so sánh các con số với nhau để thấy số nào lớn hơn, nhỏ hơn. Khi dạy trẻ giáo viên có thể’ sử dụng các biện pháp khác nhau Ví dụ: Cô xếp 10 vật thành hàng ngang rồi cho trẻ đếm để’ xác định số lượng của chúng, tiếp theo cô cất dần từng vật, sau mỗi lần cất cô yêu cầu trẻ nói cho cô số vật còn lại, cứ như vậy cho tới khi không còn vật nào. Trong quá trình dạy trẻ cô cần yêu cầu và hướng dẫn trẻ tự tìm kiếm được tất cả các cách chia một nhóm đối tượng thành hai nhóm Ví dụ:Chia một nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách: 5 - 1, 4 -2, và 3-3. Ban đầu mỗi trẻ có thẻ thực hành chia theo cách mà trẻ thích, cô giáo có nhiệm vụ tổng kết lại tất cả những cách chia có thể thực hiện được với nhóm đồ vật đó một cách trực quan.Các bài luyện tập chia như vậy dành cho trẻ sẽ được phức tạp dần cùng với những điều kiện chia nhất định Ví dụ: Chia hai phần sao cho số lượng đối tượng của hai phần bằng nhau hoặc chia sao cho số lượng của một phần nhiều hơn số đối tượng của phần kia Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần chú ý rằng, các bài luyện tập trên 11 Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai cô. -Bạn Lan có 2 bông hoa, 1 qủ đu đủ, 2 quả dâu. Bé hãy đánh dấu( x) vào tranh có số lượng giống như của bạn Lan. - Bé hãy nối nhóm về đúng với số lượng. - Chữ số 9 lớn hơn chữ số 6 mấy đơn vị. Thêm bớt để tạo ra tập hợp bằng nhau về số lượng: - Bé cần thêm bao nhiêu toa tàu bên dưới để’ có chiếc xe lửa gồm 10 toa tàu.Hãy đánh dấu (x) vào bên cạnh nhóm toa tàu mà bé cần. - Bé hãy lấy bớt một bông hoa để’ số hoa trong bình chỉ còn lại là 5 bông hoa. Bé hãy đánh dấu (x) vào ô cần lấy. -Bạn gái có 7 cây kẹo , bạn trai có 5 cây kẹo. bạn gái muốn số kẹo của mình bằng kẹo bạn trai thì bạn gái phải bớt đi bao nhiêu cây? -Bạn chó có 9 quả táo, bạn mèo có 5 quả táo, làm cách nào để’ số quả táo của hai bạn bằng nhau? - Bé cần thêm bao nhiêu quả cà vào hình vuông để’ số quả cà ở hình tròn và hình vuông bằng nhau. -Bạn sóc có 4 hạt dẻ, bạn sóc muốn cho bạn gấu 3 hạt dẻ , cho bạn thỏ 3 hạt dẻ. Vậy bạn sóc cần thêm bao nhiêu hạt dẻ nữa để đủ cho các bạn. -Cần bớt đi ở chữ số 10 bao nhiêu đơn vị để bằng với chữ số 7? - Phải thêm vào bao nhiêu đơn vị để chữ số 8 bằng với chữ số 10? Tách: Tách các đồ vật cùng loại: - Bé hãy tách các quả táo dưới đây thành 2 phần bằng nhau. -Bạn Hoa có 10 cây bút chì , bạn Hoa muốn chia thành 2 phần bằng nhau. Vậy mỗi phần là bao nhiêu cây bút. -Bạn An có 10 quả cam, bạn muốn chia số cam của mình ra thành nhiều phần nhỏ để cho các bạn trong lớp cùng ăn, mỗi phần gồm 2 quả. Vậy bạn An chia 13 Một sô biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai Lồng vật vào số: - Bé hãy dùng bút nối các đồ vật với số tương ứng? - Bé hãy điền chữ số thích hợp vào ô trống chỉ số lượng quả tương ứng. Biện pháp 3: Dạy trẻ phép đo lường Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn phép đo lường có tác dụng phát triển sự tri giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó trở nên chính xác hơn. Trong quá trình học trẻ học được cách phân biệt vật để’ đo, vật làm từ thước đo và kết quả đo, trẻ được làm quen với các quy định của phép đo lường, thông qua số lượng các thước đo mà trẻ hình dung được kết quả đo. Vì vậy sự ước lượng kích thước các vật của trẻ được phát triể’n. Hơn nữa nhờ hoạt động đo mà biể’u tượng về số lượng và về các mối quan hệ giữa các số của trẻ được cũng cố. Để’ thấy sự cần thiết và vai trò của phép đo trong hoạt động thực tiễn của con người, cô giáo cần sử dụng các ví dụ lấy từ thực tiễn cuộc sống của con người để minh họa Ví dụ: mọi người đều phải đo khi mua quần áo , vải vóc Hoặc cô tạo ra những tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng con người phải sử dụng tới phép đo. Hơn nữa để tăng hứng thú học đo cho trẻ, cô cần thông báo cho trẻ biết trẻ sẽ tiếp tục học đo ở trường phổ thông. Với mục đích dạy trẻ biện pháp đo, giáo viên cần chuẩn bị sẵn các vật để đo và các vật dùng làm thước đo. Ví dụ: trẻ đo chiều dài băng giấy hay chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cái bàn.Với các vật dùng làm thước đo, nên sử dụng các vật tự nhiên như que, đoạn dây, miếng gỗ mỏng, băng giấy, bước chân .Việc cho trẻ sử dụng các thước đo khác nhau trong các bài luyện tập phong phú có tác dụng giúp trẻ hiểu tính ước lệ của các thước đo và hình thành kỹ năng đo bền vững cho trẻ. Khi dạy phép đo cô cần chọn thước đo sao cho kết quả đo là số nguyên và không quá lớn, hơn nữa cô cần chuẩn bị đủ thước đo cho tất cả trẻ và đều giống nhau. Cần dạy trẻ các biện pháp, quy định về trình tự đo sau: 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_bieu_tuong.docx