Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ TỰ KỶ HỌC HÒA NHẬP LỚP MẪU GIÁO LỚN 5-6 TUỔI Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Tên tác giả: Vũ Thị Thủy Đơn vị công tác: Trường mầm non Đặng Xá Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2020 - 2021 2/20 dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ tự kỷ. Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng bản thân tôi thấy đây là một vấn đề mới mẻ, nóng và hết sức khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục. Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi Trường Mầm non Đặng Xá”. 4/20 không trả lời được mà lặp lại chính câu hỏi. Trẻ không biết chơi đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập rồi ném đi. Một số trẻ tự kỷ khác lại có sự quan tâm dai dẳng đến các chi tiết của đồ vật một cách say sưa mê mẩn, trẻ có sự ham thích kỳ lạ đối với một số đồ vật như thường bị cuốn hút bởi những vận động khác thường như thích nhìn quạt trần xoay, đèn, nhìn chăm chú vào nơi có ánh sáng và đặc biệt một số trẻ rất thích xem chương trình quảng cáo trên truyền hình. Một số em có những cử chỉ tay chân bất thường, dập khuôn như vê tay, xoắn vặn tay, không quan tâm đến ngoại cảnh nên trẻ tự kỷ gần như không biết sợ. Không bắt chước như mọi trẻ em khác, không thích nghi với sự thay đổi. Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù hợp. Giúp trẻ tự kỷ hòa nhập trong Trường Mầm non là điều cần thiết và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển đối với trẻ tự kỷ trong tương lai của trẻ. Chúng ta cần thiết phải nhìn nhận trẻ tự kỷ là một đứa trẻ bình thường và hoàn toàn có thể thay đổi tiến bộ được. Để giáo dục trẻ tự kỷ có thể hòa đồng được với cuộc sống xã hội là cả một quá trình tác động lâu dài. Và giáo dục giúp trẻ hòa nhập trong Trường Mầm non không phải là việc đơn giản chính vì vậy cần phải có sự tác động kiên trì, tâm huyết từ cô giáo, bạn bè, cha mẹ và những người thân xung quanh trẻ. 2.Thực trạng của vấn đề: Trường mầm non Đặng Xá nằm trên địa bàn xã Đặng xá. Năm học 2019 - 2020 nhà trường được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. Nhà trường luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục về công tác nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đội ngũ cán bộ giáo viên tư tưởng, đời sống ổn định, nhiệt tình, tâm huyết trách nhiệm cao trong công việc. Luôn tích cực học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra. Năm 2020 – 2021 bản thân tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5– 6 tuổi , Trường Mầm Non Đặng Xá. Với tổng số là 32 cháu, có 16 cháu gái và 16 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Hoàng Tuấn Tú. 2.1 Thuận lợi: 6/20 Không hứng thú hoặc ác cảm với hoạt động thể chất, và chỉ thích chơi 1 hoặc vài trò chơi quen thuộc có tính chất lặp lại. Rụt rè, nhút nhát không biết cách chơi với trẻ khác. Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ. Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh, công việc, diễn biến thường diễn ra hàng ngày. Bị hút chặt vào những đồ vật quen thuộc. Thường xuyên ăn vạ. Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, chạy lung tung. Không phản ứng với lời nói của người khác Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu. Bảng khảo sát đầu năm học 2020-2021 Nội dung đánh giá Đạt Không đạt Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời 20% 80% Kém phát triển ngôn ngữ , giao lưu với các bạn 10% 90% trong lớp Thiếu chia sẻ quan tâm 10% 90% Thiếu quan hệ xã hội và chia sẻ 10% 90% Nhìn vào bảng khảo sát số liệu trên ta thấy trẻ tự kỷ có khiếm khuyết về giao tiếp và giao lưu với các bạn trong lớp, thiếu chia sẻ quan sát tỷ lệ còn rất thấp chỉ đạt từ 10%- 20% tỷ lệ không đạt còn rất cao. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã đúc rút cho mình những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng trẻ tự kỷ. Các biện pháp và phương pháp này đã được vận dụng trong nhiều năm qua và đem lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như sau: 3.Giải pháp thực hiện: 3.1. Tạo môi trường lớp học gần gũi thân thiện. Môi trường học tập là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Yếu tố môi trường trong giáo dục trẻ tự kỷ không chỉ góp phần giúp trẻ hình thành nhân cách con người mà quan trọng hơn là giúp trẻ tự kỷ hòa nhập với môi trường xã hội một cách dễ dàng hơn. Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp, bản thân tôi cùng giáo viên đứng lớp đã giành rất nhiều thời gian để trang trí lớp học cho thật là sinh động và hấp dẫn, tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện, ấm cúng từ đó trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm đối với trẻ là môi trường học tập hòa nhập, nơi đó không hề có sự phân biệt đối xử, giúp trẻ sống hòa đồng; là môi trường giáo dục hiệu 8/20 trẻ làm theo từng thao tác. Mọi lúc mọi nơi, cô giáo quan sát trẻ, cố gắng nhận ra những dấu hiệu khác thường/ bất thường của trẻ tự kỷ, so với các trẻ bình thường, để nắm được nhu cầu và đặc điểm riêng của trẻ tự kỷ. Từ đó, đối chiếu với hoàn cảnh của trẻ, điều kiện của lớp, chọn thời điểm thích hợp để giao tiếp và dạy trẻ bắt chước mẫu câu hoặc các hành vi mẫu kết hợp với lời nói GV nói ngắn, phát âm chậm.Thiết lập mối quan hệ thân mật, thường xuyên giao tiếp và trò chuyện với trẻ tự kỷ, giúp trẻ bớt lo lắng, bớt sợ hãi hoặc cảm giác cô lập và đơn độc ở giai đoạn đầu đến lớp. Mặt khác, gần gũi với trẻ sẽ nắm bắt rõ hơn khả năng và nhu cầu của trẻ, có thể là hình thức kết nối giữa trẻ khuyết tật tự kỉ với các bạn bè bình thường khác trong lớp. Tương tác và giao tiếp tạo thiện cảm , ấm áp dành cho trẻ Khi trẻ tự kỷ được cha mẹ đưa đến lớp, GV đón trẻ với thái độ thân thiện, chào đón con một cách niềm nở, nhiệt tình, có thể ôm hoặc dắt trẻ, dùng ánh mắt để ra hiệu cho trẻ đi vào lớp hay sẵn sàng chào chia tay với cha mẹ. Tiếp đó, cô giáo thân mật hỏi han tình hình của trẻ (ăn sáng chưa, ai mua áo đẹp cho, con muốn chơi gì, có nhớ cô không) mặc dù có thể trẻ không nói, có thể trẻ chỉ gật đầu, hoặc không có thái độ phản ứng gì với cô giáo, nhưng cô không nên nghĩ là trẻ không biết gì, ngược lại tình cảm và sự ân cần của cô giáo diễn ra hàng ngày một cách thường xuyên sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, bớt cô đơn, đỡ nhớ cha mẹ, và sớm theo cô vào lớp cũng như thực hiện các yêu cầu của cô giáo. Bên cạnh đó, để hòa nhập có hiệu quả, bản thân GV phải có phẩm chất tốt, là người thương yêu trẻ bằng tất cả tấm lòng của “người mẹ” và tâm huyết với nghề. Có như vậy, trẻ tự kỉ và cha mẹ trẻ mới yên tâm gửi gắm con em mình. Coi trọng việc làm mẫu chú ý đến hành vi của trẻ đó là việc sử dụng lời nói mẫu, thao tác, hành động mẫu, các video làm mẫu giúp trẻ tự kỷ. nhận biết hành vi phù hợp của bản thân và người khác; Mỗi khi trẻ tự kỷ có một hành vi đẹp, khi làm đúng yêu cầu của GV, hay khi có biểu hiện vui vẻ, hòa thuận bên một/ một nhóm trẻ bình thường trong lớp, hoàn thành tốt điều mà ai cũng cần làm trong chế độ sinh hoạt (lấy khăn lau miệng sau khi ăn, ngồi đúng chỗ của mình, vệ sinh đúng giờ, đúng chỗ, không làm đổ nước ra sàn như các bạn hoặc như mọi ngày,...) thì GV phải lập tức khen hoặc thưởng cho trẻ kịp thời, nên khen thưởng ngay tại thời điểm mà trẻ vừa thực hiện tốt. Phần thưởng đi đôi với lời khen, nói rõ lí do cháu xứng đáng được khen thưởng. Phần thưởng không cầu kì, chỉ cần đáp ứng được nhu cầu nào đó 10/20 quả. Nếu lúc này, GV sử dụng âm nhạc và cho trẻ vận động theo nhạc sẽ nhanh chóng kết nối được các trẻ với nhau. Cùng hát, cùng nghe giai điệu, cùng vận động và nhún nhảy theo tiết tấu, minh họa lời ca, các con có thể giao lưu (bằng cảm xúc, bằng cơ thể) thể hiện tình cảm, nhu cầu của mình. Sự khéo léo, uyển chuyển, sự linh hoạt, khả năng tập trung chú ý và tương tác cũng qua đó mà đó mà bộc lộ và phát triển. Tuy nhiên, cần sử dụng thường xuyên hàng ngày, không nên thay đổi nhiều loại nhạc nhằm tập cho trẻ tự kỷ những phản xạ có điều kiện, dễ nhớ, dễ thích nghi, tiến tới chủ động trong hoạt động. Ở hoạt động chiều tôi thường tổ chức cho cháu chơi cùng với các một số trò chơi nhẹ nhàng và hướng dẫn cụ thể cho trẻ hiểu. Trong quá trình chơi tôi đặc biệt quan tâm và theo dõi chặt chẽ biểu hiện hành động của trẻ tránh để trẻ rơi vào tình trạng cô lập hoặc gây những hàng động ảnh hưởng đến trẻ khác 3.3. Xây dựng mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ: Trẻ tự kỷ không sống với thế giới bên ngoài mà sống với thế giới nội tâm mà trẻ đang có. Trẻ thường gặp khó khăn trong nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội và thường suy nghĩ bằng thị giác. Do đó tôi đã tìm hiểu: Sở thích, thói quen của cháu: thích ăn gì, thích chơi đồ chơi gì, thích tham gia hoạt động nào cuả lớp từ đó tạo tình huống để thu hút trẻ. Bên cạnh đó trong các hoạt động đón trả trẻ, trong các hoạt động trên lớp tôi luôn gần gũi trò chuyện, quan tâm tới trẻ để cháu luôn có cảm giác gần gũi, thân thiện như khi ở nhà với mẹ, từ đó giúp cháu tự tin hơn trong giao tiếp. Khi trẻ tham gia các hoạt động tôi luôn động viên, hướng dẫn cháu những kỹ năng còn yếu, ngoài ra tôi còn có những phần thưởng nhỏ để khuyến khích cháu tham gia hoạt động, và cháu rất vui khi mang về khoe mẹ. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa trẻ và các bạn trong lớp: Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ được vui chơi và hòa nhập với các bạn trên lớp, tạo mối liên hệ với các bạn trong lớp. Mối quan hệ với các bạn giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ. Tôi luôn nhắc nhở các bạn trong lớp gần gũi bạn, thường xuyên rủ bạn cùng chơi. Ngoài các giờ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài trời, tôi còn thường xuyên cho trẻ đi dạo giúp trẻ làm quen với môi trường công cộng, dạy trẻ có hành vi ứng xử phù hợp như để đồ vật đúng chỗ, bỏ rác đúng nới quy định. Đồng thời tôi cho xây dựng mối quan hệ giúp đỡ bạn , tránh bắt nạt và xa lánh bạn . 3.4. Rèn kỹ năng sống cho trẻ, tuyên dương những hành vi tốt
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_ky_hoc_ho.pdf