Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vận động theo nhạc - Trường Mầm non Kim Long
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vận động theo nhạc - Trường Mầm non Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi vận động theo nhạc - Trường Mầm non Kim Long
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, điện ảnh âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấucùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, quan hệ trong giao tiếp, trao dồi tình cảm... Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Nhà chỉ huy nhạc nổi tiếng Lô- Tô- Kôpxki đã nói “khi nghe nhạc cả người lớn và trẻ em đều muốn cử động theo nhịp, tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư theo nhạc”. Thông thường, khi nghe nhạc ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức vận động theo nhạc tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp, xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lý học B.N Chep-lô-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc sảy ra cùng lúc hoàn toàn trực tiếp với phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”. Đối với trẻ Mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình 1 Email: nguyenthitrang.c0kimlong@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Trang 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Từ tháng 09/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. Cơ sở lý luận Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo nhạc tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo...Theo các nhà tâm lý học, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động chí não. Giáo dục âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật. Ở trường mầm non, giáo dục âm nhạc được tiến hành thông qua các hoạt động: Dạy hát, nghe hát, vận động theo nhạc. Trong đó vận động theo nhạc được tiến hành ở hoạt động học hoặc ở mọi thời điểm trong ngày của trẻ, tích hợp trong các giờ hoạt động và trong các ngày hội, ngày lễ. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. 3 khuân máy móc, chưa có kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Kỹ năng sư phạm đôi khi còn hạn chế nên việc tổ chức hoạt động âm nhạc còn khô khan cô chưa linh hoạt trong việc tổ chức nên chưa thu hút sự tập trung chú ý, khích lệ trẻ hoạt động. b. Về phụ huynh : Một số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về hoạt động âm nhạc, nó có tác dụng cần thiết như thế nào với con em họ, Chỉ nghĩ là hát, múa chứ không quan trọng. c. Về trẻ: Nhận thức của trẻ không đồng đều, khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế. Một số trẻ còn quá hiếu động, một số trẻ nhút nhát nên việc rèn kỹ năng vận động và phát triển năng khiếu của trẻ còn khó khăn. - Trẻ chưa có nề nếp, thói quen tốt. - Sĩ số lớp đông, phòng học nhỏ khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. * Để biết được chính xác kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ ngay từ đầu năm tôi đã làm khảo sát lớp tôi chủ nhiệm gồm 29 cháu như sau : BIỂU 1: KẾT QỦA KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM Stt Nội dung giáo dục Số trẻ Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ biết vận động và sử 29 11/29 37,9 18/29 62,1 dụng nhạc cụ gõ đệm. 2 Trẻ có khả năng thể 12/29 41,3 17/29 58,7 hiện các bài múa, thể 29 dục nhịp điệu. 5 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Từ bảng trên cho thấy trẻ đạt tỷ lệ rất thấp, trước thực trạng đó, với trách nhiệm là một nhà giáo tôi nhận thấy cần phải có biện pháp để nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ. Qua nghiên cứu tôi thấy có rất nhiều biện pháp để nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ sau đây tôi xin đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã áp dụng có hiệu quả. 7.2.1. Biện pháp 1: Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và xây dựng các động tác vận động phù hợp: Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc. Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết. Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say mê, ham thích hoạt động nghệ thuật. Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểu diễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất. Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất). Với những bài hát rõ nhịp, phách, hoặc các loại hình tiết tấu. Ví dụ như bài “Vườn trường mùa thu” của nhạc sĩ Cao Minh Khang tôi chọn hình thức vận động theo tiết tấu chậm, bài “Tiếng chú gà Trống gọi” của nhạc sĩ Kim Hữu tôi chọn hình thức vận động theo tiết tấu phối hợp. Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo bài hát cũng có nhiều cách dạy. Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp. Dạy trẻ vỗ tay (hoặc gõ) theo nhịp: Vỗ tay hoặc gõ một tiếng vào phách mạnh, (đầu ô nhịp) phách yếu nghỉ. Ví dụ: Trong bài “Màu hoa” của nhạc sĩ Hồng Đăng có câu: Màu hoa tím màu hoa đỏ màu hoa vàng. Vỗ nghỉ vỗ nghỉ vỗ nghỉ - Dạy vỗ tay (hoặc gõ) tiết tấu chậm: Vỗ tay hoặc gõ 3 tiếng, mỗi tiếng bằng một nốt đen, rồi nghỉ bằng một tiếng(Vỗ tay hoặc gõ vào phách mạnh ở đầu ô nhịp) 7 - Để tạo hứng thú cho trẻ và trẻ tích cực vận động theo nhạc tôi có thể linh hoạt, làm đa dạng các cách học thuộc. + Dạy cả lớp vận động theo nhạc. + Nối tiếp theo tổ. (Cô nói: Khi cô đưa tay về phía tổ nào thì tổ đó vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp) + Theo nhóm bạn trai, nhóm bạn gái. (Cô nói: Khi cô đưa tay lên cao thì các bạn trai vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp, khi cô đưa tay thấp thì các bạn gái thực hiện). + Nhóm hát, nhóm vận động. (Cô nói: Các bạn trai làm các nhạc công gõ đệm theo nhịp cho các bạn gái cầm micro làm ca sĩ). + Theo tốp nhỏ. + Cá nhân. - Khi cô cho trẻ tập sử dụng một loại nhạc cụ nào đó để đệm cho bài hát, cô cần nói rõ cách gõ cho âm thanh phát ra như thế nào thì phù hợp. Ví dụ: Dạy trẻ cách sử dụng nhạc cụ là trống: Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi, khi gõ thì gõ vào giữa mặt trống, sau đó đưa ra gõ vào thành trống. Hoặc dạy trẻ sử dụng nhạc cụ là xắc xô thì tay phải cầm xắc xô (úp xắc xô vào trong lòng bàn tay) khi gõ thì gõ xắc xô vào lòng bàn tay trái sau đó đưa hai tay rộng ra nghỉ bằng một phách). - Trong tổ chức có nhiều trẻ tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác của trẻ nam khác động tác của trẻ nữMuốn thể hiện toàn vẹn trong sự kết hợp với âm thanh, âm nhạc cùng một lúc là không thể được. Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, cô cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của trẻ nam trước, động tác của trẻ nữ sau. Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: “Chú bộ đội” có động tác hai tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh giống như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.” - Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc. 9 bằng nhiều hình thức sinh động, cô sẽ hình thành tư duy trực quan, tạo được những yếu tố ban đầu cho mọi cảm nhận nghệ thuật. Còn với những bài hát có hình tượng nghệ thuật đẹp, có giai điệu tình cảm tha thiết, tôi lựa chọn hình thức múa. Những đoạn nhạc, những bài hát sôi động tôi có thể cho trẻ tập những bài thể dục nhịp điệu hay động tác earobic khỏe khoắn. Ví dụ như bài: Nắng sớm của nhạc sĩ Xuân Nghị hay bài Trời nắng trời mưa của nhạc sĩ Đặng Nhất Mai... Sau khi lựa chọn hình thức vận động tôi sẽ xây dựng từng động tác cụ thể, phù hợp. Việc lựa chọn loại hình vận động và các động tác phù hợp với tính chất âm nhạc sẽ giúp quá trình lĩnh hội các kỹ năng vận động của trẻ sẽ thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. 7.2.2. Biện pháp 2: Chính xác hóa các động tác vận động Đây là biện pháp quan trọng giúp trẻ nắm vững các kỹ năng vận động. Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động, tôi thường tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện thử. Với những bài thực hiện theo nhịp phách tiết tấu trẻ đã biết, tôi cho trẻ nhớ lại hình thức vận động và thực hiện thử ghép vào lời bài hát. Sau đó tôi chính xác lại bằng cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích ngắn gọn giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động. Ví dụ: Khi cho trẻ vận động bài hát “Múa cho mẹ xem” của tác giả Xuân Giao tôi cho trẻ suy nghĩ một số động tác theo ý mình và cho một hoặc hai trẻ thực hiện thử. Sau đó sẽ cùng trẻ nhận xét, đánh giá xem động tác đó có phù hợp với lời bài hát và tính chất nhạc không. Nếu phù hợp tôi sẽ lựa chọn động tác đó của trẻ cùng với những động tác tôi định hướng để tổng hợp thành một hệ thống các động tác liên hoàn theo lời ca của bài hát. Để trẻ thực hiện đúng và chính xác thì cô cần thực hiện lại cho trẻ quan sát và kết hợp phân tích động tác. Hoặc cho trẻ vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên tôi sẽ để trẻ nhớ lại cách vỗ tay theo 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6.doc