Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non

docx 22 trang skkn 25/09/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non
 ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ SƠN TÂY
 TRƯỜNG MẦM NON SƠN ĐÔNG
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 TUỔI CÓ KỸ NĂNG 
BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
 Năm thực hiện: 2018 - 2019
 Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
 Tác giả: Phùng Thị Lệ
 Số điện thoại: 0962833986 
 1/21
 NĂM H￿C 2018 - 2019 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Như Bác Hồ kính yêu đã từng nói:
 “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
 Có thể coi trẻ mẫu giáo là thời kỳ hoàng kim, thời kỳ tốt nhất để giáo dục 
thẩm mỹ. Ở lứa tuổi này tâm hồn trẻ rất nhạy cảm, dễ xúc động với con người với 
thế giới và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú. 
Do vậy năng khiếu nghệ thuật của trẻ cũng thường được nảy sinh ở lứa tuổi này. 
 Phát triển thẩm mỹ là một trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ 
mầm non. Trẻ luôn có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới chứa 
đựng bao nhiêu điều mới lạ và hấp dẫn, với cảnh vật xung quanh trẻ dễ bị cuốn 
hút trước cảnh vật nhiều màu sắc, trước những bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ 
nghĩnh, với những bản nhạc hay Chính vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ thông 
qua hoạt động biểu diễn văn nghệ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi là hết sức quan trọng, 
góp phần giáo dục toàn diện, ươm mầm tài năng nghệ thuật cho tương lai của 
đất nước. 
 Mỗi khi nghe những ca từ trong bài hát “Em là cô giáo mầm non” là trong 
tôi, một người giáo viên mầm non, lại cảm thấy tự hào và hãnh diện với nghề tôi 
đã lựa chọn, được mang trên mình sự nghiệp trồng người, ươm mầm non tương 
lai của đất nước, tôi luôn tự nhủ làm sao để giúp những em thơ phát triển tốt hơn 
và toàn diện hơn để xứng đáng với năm chữ vàng “người giáo viên nhân dân”. 
 Bởi sự nghiệp “Trồng người” cao quý ấy mà ngày hôm qua, ngày hôm 
nay, và cả ngày mai những người thầy giáo, cô giáo luôn nỗ lực vượt qua khó 
khăn để thi đua dạy tốt và hết lòng vì học sinh thân yêu. Trọng trách nặng nề ấy 
không chỉ đặt trên vai mỗi người thầy giáo cô giáo, mà còn là sự chung tay của 
cả cộng đồng và toàn xã hội. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ 
thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đặt nền móng cho việc hình thành và phát 
triển nhân cách con người, trong các lĩnh vực phát triển cho trẻ lứa tuổi mầm 
non, Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, 
quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ 
diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong bụng mẹ. Trẻ 
mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một 
điều không thể thiếu. Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt 
 3/21 Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên đứng lớp, với trẻ, cha mẹ học sinh, 
bạn bè, đồng nghiệp...
 4. Phương pháp đàm thoại nêu gương
 Trò chuyện, trao đổi với trẻ, khen ngợi, khuyến khích, động viên trẻ.
 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 - Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường, của 
tổ, khối chuyên môn...
 - Tham khảo những kinh nghiệm của các đồng nghiệp ở trường bạn.
 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 - Đề tài được thực hiện ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 tại trường mầm non 
Sơn Đông.
 - Thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019. Tiếp tục thực hiện và củng 
cố cho những năm tiếp theo.
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Chúng ta đều biết rằng hoạt động biểu diễn là hoạt động phối hợp giữa 
ngôn ngữ âm nhạc và động tác nhảy múa kết hợp sử dụng các dụng cụ âm nhạc, 
gõ đệm theo lời hát tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp 
phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
 Hoạt động biểu diễn ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là mẫu giáo có thể nói là 
một trong những hoạt động rất cần thiết. Trong khi biểu diễn các động tác đơn 
giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, 
lắc lư, nhún nhảytrẻ nghe và phân biệt được cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, 
âm hình tiết tấu của bản nhạc. Tất cả các động tác biểu diễn theo nhạc như hát, 
gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múađều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận âm 
nhạc, nhưng mỗi loại biểu diễn có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.
 Hát thì nhiệm vụ của trẻ phải thuộc lời, hát rõ lời, đúng nhạc, đúng giai 
điệu của bài hát và phải thể hiện được tinh thần, sắc thái của bài hát đó.
 Vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục thay đổi tìm ra 
những phương pháp mới để đưa vào giảng dạy, trong đó phương pháp dạy trẻ 
biểu diễn còn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được áp dụng rộng khắp 
trong mỗi nhóm lớp, phương pháp này được trẻ lĩnh hội nhanh và hứng thú 
trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. 
 Hoạt động biểu diễn còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, thể hiện 
tính linh hoạt, phấn khởi, vui mừng, hân hoan khi được biểu diễn với bạn bè, với 
những người sống xung quanh mình. Một đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui tươi, 
 5/21 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 - Số cháu của lớp là: 54 trẻ, có 4 giáo viên phụ trách lớp.
 - Có 2 trẻ khuyết tật: 1 cháu khuyết tật thể chất, 1 cháu khuyết tật trí tuệ
 - Sức khỏe của các cháu phát triển tương đối tốt.
 - Các đồ dùng, dụng cụ cho cô và trẻ sử dụng trong hoạt động biểu diễn 
văn nghệ còn hạn chế.
 3. Kết quả khảo sát thực tế
 Bước đầu vào tổ chức dạy tôi hỏi trẻ: “Các con có muốn tham gia biểu 
diễn như các ca sĩ, nhạc sĩ trên sân khấu không?” Trẻ trả lời thích thú: “Có ạ!” 
Nhưng khi cô hỏi “Các con sẽ biểu diễn như thế nào?” Phần lớn trẻ không trả lời 
mà im lặng, chỉ một, hai trẻ có thể trả lời được ý tưởng của mình định biểu diễn.
 Ví dụ: Với bài hát “ Cô giáo” và hình thức biểu diễn là đồng ca. Trẻ 
không tự tin làm giàn nhạc trưởng, không mạnh dạn đứng lên trước để hát lĩnh 
xướng, không dám làm nhạc công
 Trong quá trình biểu diễn trẻ còn không dám hát to, không dám lấy đạo cụ 
mà mình yêu thích để thể hiện vì sợ phải đứng lên trước, khi múa không dám 
nắm tay các bạn gái hay các bạn trai vì sợ bị trêu khi cầm đạo cụ không biết 
đó là nhạc cụ gì và dùng để làm gì như các cháu: Đại, Đức, Đông Dương, Linh... 
Khi được mặc trang phục biểu diễn còn lúng túng, ngại ngùng. 
 Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng đầu năm: tổng số trẻ 54 cháu
 Kết quả
 Nội dung
 STT Không 
 thự nghiệm Đạt Tỉ lệ % Tỉ lệ %
 đạt
 1 Trẻ có kỹ năng biểu diễn tốt 8 14,8 46 85,2
 2 Trẻ mới có kỹ năng biểu diễn 18 39,1 28 60,9
 3 Trẻ chưa có kỹ năng biểu diễn 28 0 0 0
 IV. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Tìm hiểu tâm sinh lý, năng khiếu, kỹ năng biểu diễn 
của trẻ ở lớp
 1.1. Tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ 5 tuổi
 Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những 
kinh nghiệm từ trước như: nghe hát cùng đệm đàn, xem động tác điệu bộ theo 
âm điệu biết kết hợp khăng khít giữa thời gian và âm nhạc vận động phối hợp 
toàn thân với trình độ tương đối phức tạp trong các điệu múa biết thể hiện nhạc 
cảm khi múa hát. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, băng đĩa, biết 
so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất lời ca.
 Lịch sử cho thấy ở độ tuổi này những năng khiếu âm nhạc đặc biệt xuất 
hiện nhiều hơn ở bất cứ lứa tuổi nào vì vậy cần phải tiến hành giáo dục âm nhạc 
 7/21 Do đầu năm có nhiều bạn mới đi và trẻ còn lạ cô, lạ bạn ít nhiều cũng còn 
chưa mạnh dạn, chưa tự tin, khả năng giao lưu với các bạn chơi còn hạn chế. Vì 
vậy khi tổ chức hoạt động biểu diễn cho trẻ tôi chọn lựa những hình thức nội 
dung biểu diễn gần gũi dễ thực hiện với trẻ.
 Tháng Nội dung học Nội dung giáo dục
 - Hát múa: trường chúng cháu là - Yêu trường yêu lớp, luôn 
 trường mầm non đoàn kết giúp đỡ các bạn 
 9
 - Đơn ca: em yêu trường em trong lớp. 
 - Múa: đi học
 - Đơn ca: bạn có biết tên tôi - Giới thiệu về bản thân cho 
 10 - Tốp ca: em tập múa, em tập hát tất cả các bạn cùng biết. Dạy 
 cho trẻ kỹ sống, tự phục vụ
 - Hát tập thể: Mẹ ơi, tại sao? - Biết yêu thương bố mẹ, biết 
 11 - Hát tam ca: ba ngọn nến lung linh giúp đỡ bố mẹ.
 - Nhảy erobic: cười lên bạn nhé
 - Đồng ca: lớn lên em sẽ làm gì - Biết yêu quý các nghề. 
 12 - Múa: em yêu cây xanh
 - Đóng kịch: Cậu bé dũng cảm
 - Hát đồng ca: sắp đến tết rồi - Biết ý nghĩa của ngày tết. 
 1 - Hát đơn ca: bé chúc tết Sum họp gia đình. 
 - Múa: hoa lá mùa xuân
 - Nhảy erobic: con cào cào - Biết yêu quý và bảo vệ các 
 2
 - Đóng kịch: ba con gấu loài động vật
 - Tam ca: em đi qua ngã tư đường - Biết tham gia giao thông, 
 phố biết đèn đỏ thì dừng, đèn 
 3
 - Đồng ca: bé học luật giao thông xanh thì đi và đèn vàng thì đi 
 cùng múa phụ họa chậm lại.
 - Hợp sướng: những khúc nhạc hồng - Biết nhiều các hiện tượng tự 
 4 - Hát múa: mùa hè nhiên như mưa, sấm chớp, 
 mùa hè, mùa đông.
 Ví dụ: Tháng 12: tôi chọn bài hát “em yêu cây xanh” với hình thức hát 
đồng ca
 - Múa tập thể: “em yêu cây xanh”
 Trong quá trình học biểu diễn cô khuyến khích trẻ giao lưu giữa các bạn 
với nhau ví như trẻ đang múa hay hát có thể nhìn nhau và nhìn sang bạn để giao 
lưu nét mặt, để xem bạn mình múa bay biểu diễn như thế nào, thể hiện tinh thần 
đoàn kết.
 9/21 Hình ảnh: đạo cụ, các trang phục biểu diễn tự tạo 
 3.2. Ngoài lớp học
 Xây dựng góc chợ quê như trưng bày một số thực phẩm các vùng miền, 
các loại hoa quả, các bộ trang phục biểu diễn tự tạo, các tranh ảnh về hoạt động 
biểu diễn của các bạn nhỏ trên khắp cả nước.
 Phòng nghệ thuật luôn sạch sẽ, đầy đủ dụng cụ trang thiết bị cho trẻ hoạt 
động tập luyện cho trẻ. Môi trường quanh sân trường luôn sạch sẽ, thoáng mát 
để cho trẻ thoải mái hoạt động.
 3.3. Tham mưu Ban giám hiệu nhà trường
 Trong năm học, nhà trường thường tổ chức những buổi cho trẻ đi tham 
quan thực tế một số địa điểm tại địa phương như đền, chùa, nhà thờ, những khu 
vui chơicó các buổi biểu diễn văn nghệ. Ngoài những địa danh đó ra tôi tham 
mưu Ban Giám hiệu và đồng nghiệp cho trẻ tham gia vào các buổi biểu diễn lớn 
của trường và của địa phương. Nếu có thể hơn nữa là có các ca sĩ, nhạc sĩ, ban 
nhạc thật sự, để trẻ được tận mắt chứng kiến, nghe, xem biểu diễn và được giao 
lưu với những hoạt động thực tế, như vậy sẽ rất bổ ích với trẻ, trẻ thấy được 
hình ảnh mình trên sân khấu đó và giúp trẻ hứng thú, tự tin muốn biểu diễn, 
muốn thể hiện mình.
 4. Biện pháp 4: Lồng ghép kỹ năng biểu biễn văn nghệ vào các hoạt 
động một ngày của trẻ
 4.1 Đón trẻ
 Vào buổi sáng, khi trẻ đến trường với trạng thái ở mỗi trẻ khác nhau. Nếu 
như trẻ nghe được những bài hát có chủ đề về trường lớp, bạn bè thì trẻ sẽ cảm 
thấy hứng thú hơn, thích đến trường hơn. Cô cho trẻ xem băng đĩa để trẻ có thể 
bắt chước các điệu múa, nhún nhảy cùng các bạn. Dần dần hình thành ở trẻ ý 
thức hứng thú quan sát, ham hiểu biết, phát triển tai nghe.
 Ví dụ: Tôi thường mở cho trẻ nghe những bài hát: Em đi mẫu giáo, Trường 
chúng cháu đây là trường mầm non, Vui đến trường, Lời chào buổi sáng..... để tạo 
cho trẻ không khí vui tươi thích đến trường , yêu quí trường mầm non.
 11/21

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_tuoi_co_ky.docx