Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực phát triển vận động trong trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực phát triển vận động trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực phát triển vận động trong trường mầm non
PHẦN 1: MỞ ĐÂU THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực phát triển vận động trong trường mầm non”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục phát triển thể chất. 3. Tác giả: Họ và tên: Nữ Ngày tháng năm sinh: Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non. Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường mầm non. Điện thoại: 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: 5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Cơ sở vật chất, đồ dùng dụng cụ học tập cung cấp đầy đủ cho cô và trẻ. - Giáo viên: Nắm chắc đặc điểm tâm sinh lí trẻ 5 – 6 tuổi. Nắm chắc kiến thức, nội dung, phương pháp về lĩnh vực phát triển thể chất. Lồng ghép các nội dung phương pháp mới vào trong giảng dạy. - Học sinh: Trẻ trong lớp đi học đầy đủ, có thể lực của trẻ 5 – 6 tuổi, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng tháng năm . HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 1 rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Là giáo viên ngành học mầm non, nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 5 - 6tuổi ở trường mầm non ra sao? Xuất phát từ những vấn đề trên, và hưởng ứng theo chuyên đề của nhà trường, lồng ghép nội dung phát triển vận động cho trẻ trong các chuyên đề nâng cao chất lượng soạn giảng, chất lượng dạy và học trong trường mầm non để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non nói riêng nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực phát triển vận động trong trường mầm non”. Với đề tài này, việc áp dụng vào thực tế khá dễ dàng bởi lớp tôi chủ nhiệm được Ban giám hiệu đã trang bị khá đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất cung cấp đầy đủ cho cô và trẻ. Giáo viên nắm chắc đặc điểm tâm sinh lí trẻ 5 - 6tuổi. Nắm chắc kiến thức, nội dung, phương pháp về lĩnh vực phát triển thể chất. Trẻ trong lớp đi học đầy đủ, có thể lực của trẻ 5 - 6tuổi, hứng thú, tích cực tham gia hoạt động phát triển thể chất. Hơn nữa, phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để tôi có thể tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến của mình. Đề tài này có thể áp dụng được mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các hoạt động, với tất cả các độ tuổi trẻ mẫu giáo. Với đề tài này, tôi thực hiện từ tháng – tháng . Sau một thời gian áp dụng sáng kiến, tôi thấy chất lượng trên trẻ đã thay đổi rõ rệt. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, phát huy được tính tích cực của trẻ, ngoài ra nó còn giúp trẻ nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Với đề tài này, có thể áp dụng được với tất cả các hoạt động và rất cần thiết trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đề nghị các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện giúp đỡ về trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để việc tổ chức các hoạt động được thuận lợi. 3 - Khỏe mạnh nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối. - Giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi(Bố, mẹ, bạn bè, cô giáo) thật thà, lễ phép, hồn nhiên. - Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. - Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kĩ năng sơ đẳng (Quan sát, phân tích tổng hợp, suy luận ) Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học. Vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước ở trong ao tù”, “Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã chứng minh được rằng: phần lớn những đứa trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gay được hứng thú cho trẻ. + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được nhiều cơ bắp tham gia thúc đẩy sự hoạt động của toàn bộ hệ cơ quan trong cơ thể. + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kĩ năng, tố chất vận động. + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. 5 - Phòng học đảm bảo diện tích cho mỗi trẻ nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các họat động khác cũng dễ dàng. - Giáo viên tích cực, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. - Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động. - Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp. 2.1.2: Khó khăn - Số lượng học sinh nam trong lớp chiếm 2/3 nên các cháu rất hiếu động và khó bảo. - Một số dụng cụ thể dục cũ, chưa phong phú. - Phụ huynh chưa hiểu sâu sắc về lĩnh vực giáo dục thể chất nên việc kết hợp với giáo viên trong quá trình thực hiện giáo dục phát triển tính tích cực vận động cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. 2.2: Những giải pháp cũ thường thực hiện - Dạy học theo phương pháp truyền thống. - Cô tự làm mẫu trong các hoạt động mà trẻ chưa phát huy hết khả năng. Những giải pháp trên mặc dù đã được đầu tư, thực hiện trong những năm học trước nhưng lại dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, trẻ hoàn toàn thụ động, không phát huy hết tính tích cực ở trẻ dẫn đến chất lượng giáo dục vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi. Bảng khảo sát khi chưa sử dụng các hình thức phát triển vận động cho trẻ. Số trẻ Thời Kết quả phân loại Tỷ lệ điều gian tra Giỏi Khá ĐYC Giỏi Khá ĐYC Tháng 30 trẻ 8 12 10 26,6% 40% 33,4% 9/ Qua kết quả thể hiện trên bảng khảo sát tôi nhận thấy, số trẻ đạt kết quả tốt chưa thực sự đạt yêu cầu như mong muốn, chưa đạt mục tiêu của chương trình 7 Sau khi xây dựng kế hoạch các nội dung vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục xây dựng góc vận động phong phú đa dạng hơn. Góc vận động đa dạng phong phú thuận tiện cho trẻ sử dụng và tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí ngay cửa lớp. Trong góc vận động tôi vẽ tranh tuyên truyền phát triển vận động, sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời để trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Đi sâu về chuyên đề phát triển vận động cho trẻ tôi có làm thêm một số đồ dùng dụng cụ tự tạo và sử dụng các nguyên liệu sẵn có như: túi cát khâu bằng vải nhiều màu sắc, vòng thể dục quấn trang trí thêm đẹp mắt, vạch đứng cho trẻ vì thế mà trong các tiết học thể dục vận động trẻ rất hứng thú. Hình ảnh minh họa: Góc vận động 3.2: Thống nhất với giáo viên trong lớp Hưởng ứng chuyên đề phát triển vận động của nhà trường ,sau khi lập xong kế hoạch tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở lớp mình rồi tôi trao đổi với giáo viên cùng lớp để cùng thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn 9 Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2 lần x 4 nhịp, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 3lần x 4 nhịp. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Bài tập phải có động tác hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ Hình ảnh minh họa: Trẻ tập thể dục sáng các ngày trong tuần 3.4: Khuyến khích tính tự giác tích cực của trẻ. Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp nội dung bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tích cực tự giác trong hoạt động. Kèm theo đó cô không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. Trong quá trình giảng dạy cô không ngừng nâng cao tính sáng tạo để gây được hứng thú và tính tích cực của trẻ. * Ví dụ: Với đề tài “Bật chụm tách chân” trong chủ đề “Thế giới động vật” - Cô sáng tạo trong phần khởi động, đổi mới hình thức trong bài tập vận động cơ bản, sử dụng đồ dùng trực quan phong phú cho trẻ. 11 được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tích tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong giáo dục phát triển thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: 3.5.1: Hình thức tập cả lớp đồng loạt. Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kĩ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. * Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “tung bóng lên cao và bắt bóng” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ. Hình ảnh minh họa: Cả lớp tập đồng loạt 3.5.2: Hình thức tập cả lớp – nối tiếp. Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể 1 nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng 13 Hình thức trẻ tập theo nhóm 6 bạn 3.5.4: Hình thức tập cá nhân Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập. Hình ảnh minh họa: Trẻ tập cá nhân 3.6: Sử dụng đồ dùng trực quan Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có 2 hình thức 15 Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận đông quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của trẻ không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ các biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiểu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. * Ví dụ: Trong bài thể dục vận động “Trườn sấp trèo qua ghế thể dục” Dựa vào đặc điểm thể chất của từng trẻ trong lớp cô đưa ra hình thức tập phù hợp. Những trẻ có thể lực tốt, khá cô cho trẻ tập trườn sấp, trèo qua ghế thể dục bình thường, rồi đưa thêm hình thức nâng cao cho trẻ: Trẻ thi đua từng bạn một của 2 hàng, lần 2 có thể thi đua nối tiếp xem đội nào nhanh hơn đúng kĩ thuật hơn. Những trẻ có thẻ lực yếu: Cô cho trẻ trườn sấp đúng kĩ thuật, trẻ chưa trườn đúng thì cô cho trẻ tập nhiều lần, sau đó tập trèo qua ghế khéo léo đúng kĩ thuật. Như vậy trẻ trong lớp đều được đảm bảo tham gia bài tập phù hợp với thể lực, trẻ nắm chắc kiến thức khi thực hiện bài tập. Hình ảnh trẻ tập bài tập phù hợp với lứa tuôỉ 3.8: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài “Một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay- thân- chân- bật với nhịp hô của cô Nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tic.doc