Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non

doc 16 trang skkn 27/01/2024 3180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM TRONG TRƯỜNG MẦM NON. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Mẫu giáo là viên gạch đầu tiên xây nền móng cho hệ thống giáo dục quốc dân. Mãu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta nói chung, ngành giáo dục mầm non nói riêng rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Trong 5 năm thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016- 2020. Giáo viên trường mẫu giáo Hoa Sen được bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn tiếp cận với phương pháp mới. Trong thời gian thực hiện bản thân tôi tâm đắc với phương pháp tổ chức các hoạt động theo hướng trải nghiệm. Các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non phong phú được tổ chức nhiều điểm khác nhau và thường gắn với hoàn cảnh thực tế của cuộc sống nên luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ. Tôi nhận thấy không nên tiếp tục chỉ xoay quanh truyền thụ kiến thức, mà cần đi theo một con đường mới có tính khả thi, theo đuổi việc giải phóng tiềm năng, phát triển cá nhân trẻ. Đặc biệt với trẻ 5-6 tuổi đây là giai đoạn trẻ ham thích học hỏi, muốn tự mình được làm mọi việc nên việc để trẻ được trực tiếp thực hành trải nghiệm, học hỏi trực tiếp bằng thị giác và tri giác sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn, khơi gợi sự tò mò, phát triển được tính sáng tạo cho trẻ. Qua trải nghiệm trẻ được trực tiếp, chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tiến để trẻ tự mình tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân và phát triển cá nhân theo năng lực. Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non” Tôi đã nỗ lực tìm ra các giải pháp thực hành trải nghiệm phù hợp đem đến hiệu quả trong giáo dục trẻ tại lớp tôi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong chuyên môn để giúp cho đề tài được hoàn thiện và áp dụng vào nhằm nâng - Vấn đề đề cập đến là chương trình giáo dục nhân cách và sự phát triển toàn diện trẻ qua hoạt động trải nghiệm ở chính đơn vị trường tôi đang công tác. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát: Khảo sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Quan sát khi áp dụng sáng kiến vào thực hành . - Phương pháp thực hành: Thực hành trên các hoạt động của trẻ. - Đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo để nghiên cứu. - Xây dựng đề cương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Bà là Bác sỹ nhi, nhà tâm lý học người ý bà có những nghiên cứu về phương pháp dạy trẻ nổi tiếng mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Ma Ri A Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường” . Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải " Thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài", thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori là chúng ta "không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành". Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định". Đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ. Như vậy, "Trải nghiệm" Theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính (Sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu giáo dục học Việt Nam PGS. TS Hoàng Thị Phương Nghiên cứu tổ chức hoạt động cho trẻ Mầm Non cũng nêu rõ vai trò của giáo dục gắn với hoạt động trải nghiệm là trẻ được kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống Như vậy tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non thực sự quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Năm học 2019-2020 trường tôi thực hiện theo kế hoạch số 70/KH-SGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Sở GDĐT) Thực hiện theo kế hoạch số pháp mới của giai đoạn 3. Việc phối kết hợp với phụ huynh và địa phương đưa phương pháp trải nghiệm vào các hoạt động ở nhà đạt hiệu quả chưa cao. Sau đây là bảng khảo sát chất lượng đầu năm ( Lần 1) TT Nội dung khảo sát Các chỉ báo khảo sát Kết quả thông qua hoạt động Lần 1 trải nghiệm thực tế 1 Lựa chọn hoạt động - Chủ động lựa chọn. - - Chọn theo bạn. - - Không biết lựa chọn. - 2 Tiến hành hoạt động - Hoạt động tích cực. - - Ngừng hoạt động. - - Chuyển đổi hoạt động. - 3 Sử dụng dụng cụ - Sử dụng đúng chức năng. - - Phối hợp nhiều dụng cụ. - - Làm hư hỏng dụng cụ. - - Không lựa chọn dụng cụ, - 4 Tương tác với bạn - Chơi trong nhóm bạn. - - Giúp đỡ bạn, trao đổi với bạn. - - Chơi một mình. - - Trêu chọc, ẩu đả, phá phách. - 5 Kết quả hoạt động. - Tự thực hiện được nhiệm vụ. - - Thực hiện được nhiệm vụ sau - - khi được hưỡng dẫn giúp đỡ. - Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp trải nghiệm cho trẻ hoạt động. Dựa vào vốn kiến thức được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau : 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a. Mục tiêu các giải pháp. - Tìm ra biện pháp trải nghiệm tạo cơ hội cho trẻ thể hiện khả năng, năng lực thực tiến của trẻ. - Qua trải nghiệm phát triển hài hòa các mặt nhận thức, thể chất, tình cảm xã hội, ngôn ngữ. - Giúp trẻ phát triển kỹ năng trong cuộc sống. - Mở rộng vốn kiến thức cho giáo viên để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm c cho trẻ. b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp GIẢI PHÁP 1: TẠO MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM luật lệ giao thông đơn giản cần thiết qua đó các bé đúc rút nhiều kinh nghiêm trong việc giữ dìn bảo đảm an toàn giao thông cho bản thân và mọi người. + Xây dựng sân bóng đá mi ni hết: . - Xây dựng khu bản sắc dân tộc với các dụng cụ nghề truyền thống, trang phục dân tộc các vùng miền trong địa phương: quần áo dân tộc, tày nùng, ê đê, mũ, túi dân tộc hát múa dân gian, mỗi khi trẻ mặc vào biểu diễn như một nghệ sĩ chuyên nghiệp. - Xây dựng góc thiên nhiên với kinh phí: Trong đó xây dựng được vườn rau của bé, vườn hoa của bé để trẻ được trải nghiệm hàng ngày như chăm sóc, vệ sinh cây; thực hành xới đất, gieo hạt (trồng cây), chăm sóc cây .qua đó trẻ hiểu hơn về sự phát triển của cây - Xây dựng Thư viện trường em trong đó có: Góc sách của bé, các trò chơi học tập của bé, giá sách chuyện, tủ tài liệu chuyên môn của giáo viên đã giúp cho CBGV nghiên cứu thêm về chuyên môn, góc sách dành cho phụ huynh dúp phụ huynh hiểu sâu hơn về việc chăm sóc giáo dục trẻ qua hướng trải nghiệm. * Tạo môi trường trải nghiệm trong lớp học: Thực hiện theo kế hoạch của chuyên môn trường và kế hoạch tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm của lớp tôi. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã cùng giáo viên trong lớp thực hiện trang trí lớp theo hướng mở. lớp tôi được đánh giá là đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động trai nghiệm của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do tự tay tôi làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, với đồ chơi đa dạng phong phú các hoạt động học- chơi của lớp đều theo hướng trải nghiệm dưới nhiều hình thức hấp dẫn trẻ khắc sâu kinh nghiệm kết quả đạt được rất cao. Ngoài ra tôi xây dựng được một góc thiên nhiên ở đó trẻ được khám phá trải nghiệm khoa học tự nhiên với các trò chơi như: Trò chơi dân gian, trò chơi với thiên nhiên: Chơi với cát, chơi sỏi, con đường trải nghiệm, thả chìm nổi, làm tranh từ lá, vẽ tranh cát, tranh đá, đong đo nước tạo môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của lớp đảm bao nhiệm vụ xây dựng môi trường trải nghiệm trong lớp học. Giải pháp này thực sự cần thiết và đem đến thành công nhất định trong giáo dục xứng đáng là nền móng xây dựng cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. GIẢI PHÁP 2: HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHƠI THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM. Cũng như tôi nêu trong lý do chọn đề tài và nêu rõ quan điểm trong cơ sở lý luận các hoạt động cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm có vai trò đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong các hoạt động việc học tập vui chơi của trẻ theo hướng trải nghiệm tích hợp được chúng ta Khi trao đổi về chủ đề chơi tôi cho trẻ đưa ra ý tưởng trai nghiệm rôi cho trẻ lựa chọn công việc sẽ tham gia vào các nhóm khác nhau, trong nhóm tư phân công công việc cụ thể cho các thành viên. Trong qua trình trải nghiệm tôi hưỡng dẫn chú ý rèn kỹ năng mới cho trerkhuyeenx khích trẻ quan tâm giúp đỡ chia sẻ với nhau trong công việc tạo các tinh huống tương tác với nhau.kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tự đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng cho các cháu lao động vệ sinh. + Chia sẻ kinh nghiệm: Việc phản hồi kinh nghiệm của trẻ tiến hành bất kỳ thời điểm nào trong ngày cũng có thể cho trẻ nói nhiều lần kinh nghiệm trẻ đã trải qua. Tôi đã dựa vào nội dung trải nghiệm đặt câu hỏi chủ yếu là về cảm xúc, kỹ năng mà trẻ đã tham gia chơi + Trẻ rút kinh nghiệm: Những ký năng, cảm xúc, kinh nghiệm được trẻ chia sẻ tôi hệ thống khái khoát cho gọn cho trẻ dễ ghi nhớ tôi hay đặt câu hỏi trẻ lớp tôi tự rút ra kinh nghiệm: hãy nói về điều con biết qua hoạt động này. +Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống: Tôi thường xuyên khơi gợi cho trẻ vận dụng về các kinh nghiệm thông qua trải nghiệm vào các hoạt động thực tế khác nhau trong ngày. Cũng cần phối hợp với phụ huynh khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm trong sinh hoạt ở gia đình. Tóm lại: Chúng ta không thể dạy trẻ hình thành tính cách. Nó đến từ trải nghiệm chứ không phải giải thích” GIẢI PHÁP 3: HOẠT ĐỘNG HỌC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM. - Lựa chọn chủ đề: Phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học tôi lựa chọn chủ đề trải nghiệm phù hợp với sự kiện xã hội tại địa phương hoặc sự kiện chung dẫn dắt đến môn học, bài học. - Xác định mục tiêu: Dựa vào đặc điểm hiểu biết của trẻ lên mục tiêu về đối tượng, nội dung trải nghiệm và khả năng hoạt động của trẻ. - Chuẩn bị: Tùy vào nội dung học của các môn học khác nhau cần chuẩn bị địa điểm phù hợp tôi thường thay đổi địa điểm để tạo sự mới mẻ hấp dẫn về chủ đề trải nghiệm. Chuẩn bị đồ dùng vật liệu đủ cho số lượng trẻ. Chuẩn bị thêm các dụng cụ ghi lại hình ảnh hoạt động của trẻ để sau các hoạt động trẻ đúc rút kinh nghiệm bản thân. - Tiến hành các hoạt động: + Trải nghiệm thực tế. Giới thiệu bài học bằng cách ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày có liên quan đến trải nghiệm trước đó của trẻ hoặc tạo tình huống bằng kích, chuyện phim ngắn gây hứng thú và định hướng vào bài dạy. Sau khi trẻ trải Như các đồng chí đã biết ở trường, ngoài thời gian học tập, vui chơi trẻ còn rất nhiều thời gian dành cho các ngày lễ hội . Trong lễ hội, bên cạnh phần lễ diễn ra phải có những trò chơi, những trải nghiệm thực mọi người mới hòa nhập và gần gũi hơn với nhau, các hình thức trải nghiệm trong các lễ hội văn hóa có tác dụng bảo tồn truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đông đảo mọi người đủ các lứa tuổi phụ huynh tham gia Đối tượng của chúng ta là trẻ mầm non, mẫu giáo có được trải nghiệm thực thì con trẻ mới vui vẻ. Vì vậy chúng ta nên phối hợp nhịp nhàng với bố, mẹ trẻ, với các tổ chức xã hội khác như đoàn viên thanh niên, các anh các chị cấp tiểu học nơi trẻ sinh sống tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm trong các lễ hội ở trường để phát huy hết tính tích cực hiệu quả của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Bao gồm hiệu quả trong và hiệu quả ngoài. Vậy tồ chức trải nghiệm như thế nào tôi xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm mà tôi đã gặt hái nhiều thành công trong lễ hội cho trẻ mẫu giáo. Ngay từ đầu năm tôi đã bám sát kế hoạch của nhà trường kết hợp với nhà trường, phụ huynh tổ chức trải nghiệm trong một số ngày hội như: Ngày hội đến trường, ngày 20- 11; ngày lễ lớn 2- 9, đặc biệt là “Ngày hội bánh chưng xanh” tổ chức để ôn lại truyền thống tết nguyên đán một nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Sau đây là Ví dụ cách thức tổ chức trải nghiệm trong lễ hội “ Bánh chưng xanh”. * Vận động xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm: Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường chúng tôi tổ chức buổi họp phụ huynh toàn trường tuyên truyền “Các phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” các biện pháp “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” tuyên truyền về tất cả những ý nghĩa của ngày hội, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với đời sống và sự phát triển của trẻ. Chúng tôi lấy ý kiến của phụ huynh 100% họ cũng có mong muốn như chúng ta là làm thế nào cho con, em họ phát triển tốt nhất. Khi mà phụ huynh đã đồng lòng chúng tôi thực hiện theo kế hoạch là vận động phụ huynh xây dựng môi trường tổ chức ngày hội “ Bánh chưng xanh” Trong đó chủ yếu là: Đồ dùng dụng cụ trải nghiệm: Nồi nấu bánh, mâm, giao, kéo, cối giã bánh giày . Nguyên vật liệu gồm: Lá giong, lạt buộc ( dây buộc), khuôn bánh chưng, nếp, đậu, thịt, tiêu, hành và một số nguyên liệu khác. * Thực hiện mỗi người một việc: Để tổ chức tốt công tác trải nghiệm tôi cũng như các đồng nghiệp khác trong trường cùng nhau phối hợp nhịp nhàng có ý thức và có trách nhiệm với công việc được giao. Dưới sự phân công chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng trường thì:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_thu.doc