Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học

docx 26 trang skkn 19/02/2024 1750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học
 SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học I. Phần mở đầu. 1. Lý do chọn đề tài. Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu. Câu nói của Hồ Chủ Tịch đã đi vào lòng người, tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu người dạy và học. Đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho các lớp kế cận, cho những chủ nhân trong tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trong thời đại bùng nổ thông tin buộc chúng ta phải đạt được những mục tiêu và quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta chưa thực hiện được các kế hoạch đề ra, vì vậy nhiệm vụ đó đang trông chờ vào thế hệ mầm non - chủ nhân tương lai của đất nước. Ưu thế mà ta có được hiện nay là thế hệ trẻ- khoẻ, có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo. Vì thế chúng ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lai sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó. Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác như môn toán, tạo hình, âm nhạc, Đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho trẻ hoạt động nhiều để’ phát triể’n cho trẻ vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp. Chúng ta đã biết thơ truyện là món ăn tinh thần của mỗi con người. Ngày từ khi còn nhỏ con người đã tiếp xúc với những lời ru của bà, của mẹ, những câu chuyện, bài thơ đó có sưc hấp dẫn kỳ lạ nó giúp cho tâm hồn trẻ thơ được phong phú trí tưởng tượng phát triển và đặc biệt là làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ. Người xưa có câu: “Văn học là nhân học” học văn tức là học để làm người nên khi tiếp xúc với một tác phẩm văn học hay, có tính nhân văn sâu sắc đã giúp cho trẻ thơ biết yêu thương, kính trọng con người, biết phân biệt cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, và sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu ở lứa tuổi này chúng ta, những người lớn không làm cho trẻ yêu thích văn học nói chung, thơ truyện nói riêng và việc đó sẽ làm cho tâm hồn trẻ thơ bị nghèo nàn, khó rung động với những tình cảm tốt đẹp. Chính vì vậy thơ truyện phù hợp với lứa tuổi sẽ tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ là kho báu tinh thần và là hành trang cần thiết trong cuộc đời tuổi trẻ từ đó hình thành ở trẻ một H Dinh Byă2 Trường Mầm Non Sơn Ca SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ giúp cho trẻ phát triển về tâm hồn, trí tưởng tượng phát triển. 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài *Mục tiêu: Giúp trẻ phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Văn học là loại hình nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong quá trình dạy trẻ làm quen văn học tôi cảm thấy khả năng cảm thụ văn học lớp tôi còn nhiều hạn chế, cứng nhắc. Mặt khác với việc tiếp cận chương trình mầm non mới như hiện nay đòi hỏi trong tiết học trẻ phải được trải nghiệm và hoạt động một cách tích cực sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm hướng đến giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. * Nhiệm vụ: Nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong các mối liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm, nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẫm mỹ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻ sự hứng thú khi kể chuyện, đọc thơ. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp giúp trẻ mầm non 5-6 tuổi truờng Mầm non Sơn Ca tích cực tham gia vào hoạt động làm quen văn học. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Hoạt động có chủ đích và hoạt động ở mọi lúc mọi nơi trẻ mầm non lớp 5-6 tuổi tại trường Mầm non Sơn Ca, xã Dray sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. 5. Phương pháp nghiên cứu. H Dinh Byă4 Trường Mầm Non Sơn Ca SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học + Ưu điểm - Nhờ sự quan tâm của ban giám hiệu Nhà trường cùng sự nhiệt tình của phụ huynh, sự nổ lực học hỏi của giáo viên đứng lớp. - Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để’ tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi. - Trẻ được tham gia nhiều hoạt động của nhà trường, giúp trẻ được thể’ hiện và nâng cao tính tự tin. - Trẻ có cơ hội được cảm thụ, được thể’ hiện mình, được biể’u diễn theo sự sáng tạo của trẻ. - Các giáo viên của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, có tố chất về nghệ thuật. - Giáo viên yêu thích, say mê với các tác phẩm văn học, có khả năng tổ chức hoạt động biểu diễn đóng kịch, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình ngay từ đầu năm học. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, - Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng đọc thơ, kể chuyện làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. + Hạn chế - Nhà trường đã cố gắng sửa sang về cơ sở vật chất, tuy nhiên một số lớp học vẫn còn chật hẹp và các phương tiện học tập còn hạn chế chưa đáp ứng được với điều kiện của chương trình Mầm Non mới hiện nay. - Chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có. -Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: âm thanh, cảnh trí, trang phục, .làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ. Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ, chuyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng. Lời thoại khi H Dinh Byă6 Trường Mầm Non Sơn Ca SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học - Đồ dùng như tranh ảnh, rối còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trong tiết học. -Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. -Kết quả tham gia các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn chế, chưa hứng thú vào môi trường trong lớp. Cụ thể thực trạng khi chưa vận dụng biện pháp mới tôi đã thống kê bằng bảng khảo sát sau: Số trẻ khảo Stt Đạt Chưa Những kỹ năng hình thành trên trẻ sát đạt 1 Trẻ hứng thú tham gia khi học 30 23% 77% 2 Trẻ tham gia nhưng còn thờ ơ 30 60% 40% 3 Trẻ mạnh dạn tự tin 30 17% 83% 4 Trẻ đọc thơ kể truyện rõ rang diễn đạt tốt 30 20% 80% 5 30 17% 83% Khả năng thể hiện nét mặt cử chỉ điệu bộ 6 Khả năng thể hiện sử dụng các dụng cụ rối, tranh 30 13% 87% ảnh Đứng trước thực trạng đó tôi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng. Một số biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động làm quen văn học ở trường mầm non Sơn Ca, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ để góp phần nhỏ bé vào sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. 3.Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp, giải pháp. a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học - Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học - Nhằm hình thành khả năng cảm thụ văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng kể của mình - Gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, thuộc thơ và đọc kể diễn cảm. b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. H Dinh Byă8 Trường Mầm Non Sơn Ca SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòi cách làm rối từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các mảnh vải vụn làm rối tay để’ làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết học. Để tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động văn học thì việc tạo môi trường với các nhân vật ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết. Tôi đã sử dụng những chiếc môi nhựa trắng để làm khuôn mặt của cô gái, dùng những sợi len tết thành những bím tóc, Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch ngay từ đầu năm học tôi dùng một mảng tường để trang trí thành một sân khấu mi ni chỉ với một mảnh vải làm khung sân khấu đằng sau là một bảng nhám dính để tôi có thể dễ dàng trang trí khung cảnh sao cho phù hợp với từng cảnh trong truyện. Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy được trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách tự nhiên mà có hiệu quả cao nhất. * Biện pháp 2: Cho trẻ kê lại truyện và tập đóng kịch. Dạy trẻ kể lại truyện là một nội dung của chương trình làm quen văn học ở trường mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện, thực hành, trải nghiệm nghệ thuật nó có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển nhân H Dinh Byă 10 Trường Mầm Non Sơn Ca SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học Có rất nhiều hình thức dạy trẻ kể lại chuyện. VD: Kể lại chuyện theo tranh, kể lại chuyện bằng rối tay, * Hình thức kể chuyện theo tranh. Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều. Tôi kể cho trẻ nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ xem bưng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. VD: Câu chuyện “ Chuyện của dê con” - Hình thức tổ chức hoạt động góc - Chuẩn bị: Bàn nhỏ, truyện tranh to - Tiến hành: Tôi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu chuyện “Chuyện của dê con” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện ở hoạt động chiều trước khi trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhân vật trong truyện. Trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm thoại với trẻ về các nhân vật và tính cách của các nhân vật trong truyện. - VD: + Các con thấy chú Dê con trong câu chuyện như thế nào? + Dê mẹ bị làm sao? + Dê mẹ dặn Dê con điều gì? + Khi mẹ dặn, Dê con đã làm gì? + Khi Dê con vào rừng, Dê con đã gặp ai? + Dê con tưởng hươu là con vật gì? + Hươu tả chó Sói như thế nào? + Dê con thấy ai trên cành cây cao? + Dê con tưởng Sóc là ai? + Sóc tả chó Sói như thế nào? + Dê con nghe Sóc nói hết câu không? + Cuối cùng thì Dê con đã gặp ai? + Ai đã cứu Dê con? + Sói đã đuổi theo ai? H Dinh Byă 12 Trường Mầm Non Sơn Ca SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học sử dụng rối tay, tôi dạy trẻ dùng cánh tay lồng vào con rối, điều khiển con rối bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) sao cho những cử chỉ phù hợp với lời thoại trong truyện. Thời gian đầu khi mới làm quen với rối tay, trẻ rất lóng ngóng , khó thực hiện được các động tác theo ý muốn. Để’ khắc phục được điều này, tôi đã làm thật nhiều những con rối tay đặt ở góc văn học, sắp xếp sao cho trẻ thấy dễ dàng. Khi hoạt động ở góc văn học, trẻ thoải mái sử dụng rối tay. Ban đầu, trẻ sử dụng rối tay theo ý thích của mình, có khi là dùng rối tay để’ nói chuyện với bạn, từ đó việc sử dụng rối tay với trẻ trở nên dễ dàng hơn, dần dần tôi yêu cầu trẻ sử dụng rối tay vào từng câu chuyện. Nhờ việc sử dụng rối tay trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ nội dung truyện, lời thoại của nhân vật và qua đó trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để’ nhận xét đánh giá nhân cách của nhân vật trong truyện như: Ai là người xấu, ai là người tốt. * Trò chơi đóng kịch Là hoạt động giúp trẻ phát triể’n trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể’. Qua hoạt động đóng kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện làm sống động lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện, đồng thời thể hiện tình cảm và đánh gía các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch, trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh phát triển tư duy, cảm thụ các tác phẩm văn học một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch, tôi cho trẻ ôn luyện lại nội dung câu chuyện, đàm thoại về nhân vật trong truyện để từ đó trẻ biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhớ lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm. VD: Trong truyện “ Chú dê đen”, tôi cho tổ 1 làm dê trắng, SKKN: Một sõ biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động làm quen văn học tổ 2 làm dê đen, tổ 3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện hành động điệu bộ của nhân vật cho quen, thành thạo. Sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ đóng. Nhiệm vụ của cô giáo lúc này là người dẫn chuyện và trẻ diễn theo nội dung câu chuyện. Khi diễn xong tôi cho trẻ tự nhận xét vai chơi của mình, từ đó trẻ xác định được thái độ của nhân vật trong truyện là yêu hay ghét. Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học và phát triển ngôn ngữ H Dinh Byă 14 Trường Mầm Non Sơn Ca

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tha.docx