Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non

docx 11 trang skkn 27/01/2024 2261
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ trong trường mầm non 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong các hoạt động học và vui chơi của trẻ 3. Tác giả: Họ và tên: Ngày tháng / năm sinh: Chức vụ, đơn vị công tác: Trường mầm non Điện thoại: 3. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Địa chỉ: II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Hiện nay, trong các trường mầm non đã có những chương trình học kết hợp với các hoạt động vui chơi lồng ghép để cải thiện, nâng cao các kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và lứa tuổi 5-6 tuổi nói riêng. Giao tiếp có vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như các mối quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp mà mỗi chúng ta tiếp thu được những tinh hoa văn hoá, các chuẩn mực đạo đức và hình thành phẩm chất, nhân các đạo đức, hành vi ửng xử phù hợp trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Giao tiếp đặc biệt quan trọng không chỉ với người lớn mà đối với trẻ nhỏ nó còn là phương thức giúp trẻ bày tỏ được các trạng thái cảm xúc của bản thân (vui, buồn ). Giúp trẻ biết lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, tìm tòi những ý tưởng và đưa ra các quan điểm của bản thân một cách tự tin. Nhất là trẻ mầm non 5-6 tuổi trẻ trong thời kỳ hoàn thiện ngôn ngữ của mình, giao tiếp xã hội rộng hơn thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm để trau dồi kiến thức của bản thân, ngôn ngữ giao tiếp cho mình để có hành tranh tốt nhất bước vào lớp 1. Chính vì vậy, việc tạo môi trường hoạt động và biện pháp giúp trẻ giao tiếp tốt nhất: tạo môi trường hoạt động phát triển khả năng giao tiếp, dạy trẻ cách giao tiếp với bạn bè, cô giáo trong trường mầm non, dạy cho trẻ giao tiếp đơn giản bằng ngôn ngữ thứ 2, rèn các kỹ năng giao tiếp đơn giản . là một việc vô cùng quan trọng mang lại hiệu quả thiết thực trong việc phát triển kỹ năng sống cho trẻ. * Ưu điểm - Các hình thức tổ chức mới mẻ, hấp dẫn trẻ tham gia, kích thích trẻ bày tỏ cảm xúc như cử chỉ, hành động và giao tiếp bằng lời nói tự tin mạnh dạn. - Trẻ được tự do giao tiếp kết bạn trong môi trường lớp học, trường học và giao lưu với người lớn thông qua các hoạt động cần sự kết hợp như: bố mẹ và bé, cô giáo và bé, bé với bé từ đó trẻ thấu hiểu và thể hiện qua ngôn từ của mình phong phú - Biện pháp áp dụng song ngữ mang lại hiệu quả tốt cho trẻ rèn cho trẻ thói quen ghi nhớ có chủ đích, giao tiếp bằng 2 thứ tiếng từ khi còn nhỏ 3 phân vai, góc sách (Kể chuyện sáng tao), Góc nghệ thuật như sau: + Góc phân vai: Tôi tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều đồ dùng gần gũi trong gia đình cho trẻ chơi bán hàng với nhiều màu sắc khác nhau. Trước khi chơi tôi cho trẻ thoả thuận trò chuyện với nhau về các vai chơi trong khi trẻ chơi tôi hướng lái, giúp đỡ trẻ để trẻ thể hiện tốt kỹ năng giao tiếp giữa người mua và người bán hàng, giữa các vai chơi ở các góc chơi khác nhau. Hình ảnh góc chơi bán hàng + Góc sách (kể chuyện sáng tạo): Tôi sẽ không tự mình làm đồ dùng cho trẻ sử dụng kể chuyện mà khuyến khích để trẻ làm cùng cô những con rối. Trong quá trình làm tôi sẽ trò chuyện với trẻ về ý tưởng của trẻ, cách trẻ tư duy hình tượng nhân vật của trẻ muốn làm, cùng nhau đặt tên và hướng lái cho trẻ nghĩ ra câu chuyện về nhân vật của mình. Khi vào góc chơi, tại mỗi chủ đề tôi sẽ trang trí sân khấu rối sao cho phù hợp nổi bật lên chủ điểm mà tôi muốn truyền tải giúp trẻ hứng thú khi sáng tạo kể chuyện. Thông qua các góc chơi trẻ được lĩnh hội kiến thức theo hướng “học bằng chơi chơi mà học” đơn giản và thoải mái. Trẻ tự mình xử lý các tình huống khi nhập vai vào các nhân vật diễn tả ý hiểu của mình qua ngôn ngữ để người đối thoại hiểu được ý bày tỏ. Việc phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động góc tránh được tình trạng gò ép trẻ, trẻ không còn căng thẳng, áp lực trong khi chơi và tích cực tham gia hoạt động. Giải pháp 2: Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mọi lúc, mọi nơi Rèn kỹ năng giao tiếp nhằm giúp rèn luyện được khả năng ứng xử thân thiện, giáo dục thói quen lễ giáo cho trẻ. Trẻ biết điều nên làm và không nên làm trong mọi hoàn cảnh. Đối với trẻ mầm non việc hình thành được thói quen hành vi ứng xử là vô cùng quan trong vì trẻ là những trang giấy trắng, được dạy dỗ, giáo dục như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp với trẻ sau này. Ở lứa tuổi này trẻ sẽ 5 Giải pháp 3: Rèn cho trẻ kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh đơn giản Các chuyên gia tâm lý đều cho rằng, trẻ mầm non học tiếng Anh sớm sẽ là điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ. Học tiếng Anh càng sớm trẻ sẽ phát triển tư duy càng tốt và rèn được các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có hiệu quả. Đây cũng là cơ sở khoa học giúp trẻ lĩnh hội, tích hợp đa ngôn ngữ trong hình thành và phát triển năng lực học tập cho trẻ ở bậc học phổ thông. Các chuyên gia tâm lý cũng chứng minh rằng: Những cơ sở khoa học và góc độ tâm lý, xác định ở tuổi mầm non là độ tuổi “vàng”; độ tuổi hết sức cần thiết cho trẻ phát triển, là giai đoạn cần giáo dục tốt nhất hình thành nhân cách của trẻ. Trên cơ sở đó, giáo viên giảng dạy cần phải khai thác tiềm năng, tạo sự hứng thú và khơi gợi niềm tin, tạo động lực cho trẻ học tập. Đối với trẻ mầm non, trẻ được học tiếng anh thông qua hình ảnh, cô nói và lĩnh hội qua cách giao tiếp giữa cô và trẻ bằng các từ ngữ đơn giản như: màu sắc, chào hỏi, tên một số con vật gần gũi với trẻ, một số loại hoa, quả . Để trẻ tự tin giao tiếp bằng tiếng anh đơn giản bản thân tôi luôn phải trau dồi kiến thức, kỹ năng, tìm tòi cách truyền tải kiến thức mới cho trẻ làm sao gần gũi với trẻ, trẻ dễ nhớ dễ thuộc. Tôi đã cho trẻ học từ vừng theo chủ điểm. Ví dụ: Cho trẻ học Từ vựng thông qua hình ảnh Các bộ phận trên cơ thể 7 Nhóm từ vựng về gia đình Giải pháp 4: Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua hoạt động trò chuyện hàng ngày Hàng ngày, khi trẻ ở lớp, tôi thường dành thời gian trong ngày để cùng trò chuyện với trẻ. Đây là cách tôi quan sát trẻ giao tiếp và có điều kiện quan tâm đến cá nhân từng trẻ đặc biệt là những trẻ còn nhút nhát, kỹ năng giao tiếp chưa tốt. Với những trẻ này, tôi có thể tăng cường trò chuyện về những chủ đề xoay quanh cuộc sống của trẻ, về những việc trẻ đã làm hay về chủ đề mà trẻ đang thực hiện. Trong quá trình trò chuyện, tôi thường lựa chọn ngôn ngữ dễ hiểu, câu hỏi đơn giản, ngắn gọn, kích thích trẻ trả lời. Bên cạnh việc phát triển giao tiếp qua ngôn ngữ nói, tôi cũng chú ý đến việc rèn cho trẻ ngôn ngữ giao tiếp cơ thể như cử chỉ, ánh mắt, nụ cười. Khi cùng trẻ trò chuyện, tôi thường gây chú ý để trẻ giao tiếp với cô bằng ánh mắt và hỏi trẻ khi con vui con sẽ làm gì hay khi con buồn con sẽ biểu hiện như thế nào? Ngoài ra, tôi còn làm một bộ đồ chơi biểu cảm, treo ở vị trí trẻ dễ thấy, dễ quan sát, bắt chước và tổ chức cho trẻ chơi với bộ đồ chơi ấy bằng cách cô nói biểu cảm trẻ sẽ thể hiện biểu cảm theo yêu cầu của cô sao cho giống với biểu cảm của bộ đồ chơi cô đã làm. Việc trò chuyện, kỹ năng chào hỏi của trẻ hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp. Trẻ có thể chưa thực sự mạnh dạn khi gặp gỡ, trò chuyện hay không chào hỏi những người trẻ không quen biết hoặc ít gặp và tiếp xúc. Chính vì vậy, tôi thường xuyên nhắc nhở, động viên, khuyến khích để trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp kể cả với những người lạ Việc lồng ghép các kĩ năng giao tiếp vào các hoạt động hàng ngày sẽ giúp trẻ tiếp thu và giúp trẻ nhận thức về bản thân, sự tự tin, thực hiện những quy tắc 9 Giáo dục mầm non đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ giữa gia đình và nhà trường. Để nâng cao việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ thì sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh. Vì vậy, ngay từ buổi đầu họp phụ huynh tôi đã phân tích sâu sắc về tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng sống cho trẻ, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp để phụ huynh có thể nắm bắt được. Vì sao nói đây là kĩ năng quan trọng, vì kĩ năng này có tốt, trẻ mới có thể dễ dàng tham gia, hòa mình vào các hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày . Bên cạnh việc rèn kĩ năng cho trẻ thông qua các hoạt động ở lớp, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình tiếp thu và quá trình thể hiện của từng trẻ. Việc này giúp phụ huynh học sinh nắm rõ được khả năng của con em mình và có hướng cùng cô giáo dục trẻ. Với những trẻ còn yếu kém tôi mạnh dạn trao đổi vấn đề cùng phụ huynh về các hoạt động, từ đó cùng các bậc phụ huynh giáo dục sâu hơn, kĩ hơn, có cảm xúc và cách thể hiện rõ ràng hơn, nhờ đó trẻ sẽ có hứng thú hơn khi cô đưa ra hoạt động. Ngày nay, cuộc sống có nhiều thay đổi, nhiều gia đình do quá bận rộn mà không có thời gian chăm sóc con cái, thậm chí thời gian trò chuyện với con cũng rất ít. Nhiều khi, ngoài thời gian đi học, trẻ thường tự chơi với đồ chơi hoặc chơi điện tử, xem phim hoạt hình. Đây là một trong những yếu tố dẫn đến việc trẻ tự kỉ, không hòa đồng, không thích tham gia vào các hoạt động bình thường. III. 2. Tính mới, tính sáng tạo - Sáng kiến đã đưa ra những biện pháp mang tính mới, thiết thực cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. - Bản thân tôi đã tổ chức một số hoạt động cho trẻ tại lớp kết hợp với nhà trường dự giờ rút kinh nghiệm cho bản thân để áp dụng tại lớp học và trong trường học. - Trẻ không còn bị giao tiếp thụ động, giao tiếp bằng ngôn ngữ của người lớn mà trẻ được tự do giao tiếp thông qua các đồ chơi sáng tạo trong các góc chơi để trẻ được tư duy, được sáng tạo ngôn ngữ của mình trong khi giao tiếp với bạn. - Khi thực hiện các biện pháp em đã có nhiều sáng tạo ứng dụng việc dạy học cho trrẻ làm quen với ngôn ngữ thứ 2 là tiếng anh bằng việc áp dụng vào các chủ đề chủ điểm cho phù hợp. Tôi đã đưa tiếng anh vào các chủ đề cho trẻ để trẻ tiếp cận gần gũi, dễ nhất bằng các hình ảnh trong chủ đề lồng ghép tạo cho trẻ phát triển vốn từ vựng và giao tiếp dễ dàng hơn. - Trẻ được tham gia trải nghiệm và tự sáng tạo ra các sản phẩm ý tưởng của mình từ đó trẻ trình bày thuyết trình để mọi người hiểu ý tưởng của mình. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến Các biện pháp giúp các đồng chí giáo viên dễ thực hiện , được áp dụng thực tế tại lớp 5 tuổi 1 trường mầm non Thắng Thủy nói riêng và các trường mầm non nói chung III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến: - Khi thực hiện các biện pháp trên không tốn kém về kinh phí, chủ yếu là đầu tư thời gian để tìm tòi các cách sáng tạo gần gũi với trẻ phù hợp với chủ đề 11 PHỤ LỤC I. Thông tin chung về sáng kiến Trang 1 II. Mô tả sáng kiến đã biết Trang 1- 2 III.1. Nội dung đề nghị công nhận sáng kiến .Trang 2-9 III.2. Tính mới, tính sáng tạo .Trang 9 III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến . Trang 9 III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến .Trang 9-10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_pha.docx