Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học ở trường Mầm non Hồng Thái Tây
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học ở trường Mầm non Hồng Thái Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học ở trường Mầm non Hồng Thái Tây
Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5- 6 TUỔI NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON HỒNG THÁI TÂY I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Văn học là một món ăn tinh thần của con người, nó như mạch nguồn của cuộc sống, làm rung động hàng triệu con tim của nhân loại. Tiếng nói trong văn học là tiếng nói tình cảm đó là những trăn trở, những suy nghĩ yêu thương giận hờn của con người đối với cuộc sống . Đặc biệt hoạt động văn học là hoạt động không thể thiếu trong lứa tuổi mầm non. Bởi lứa tuổi này trẻ rất nhạy cảm giàu cảm xúc trẻ luôn mong được tiếp xúc với các tác phẩm văn học. Ngay từ những ngày đầu của cuộc sống trẻ luôn mong đựợc đi vào giấc ngủ bằng lời ru của bà, của mẹ. Chúng có thể ngồi hàng giờ để ngồi nghe bà, mẹ, cô kể truyện hay đọc thơ để hoà mình vào cuộc sống cổ tích mà trẻ là những nhân vật kỳ vĩ. Vì thế văn học là người bạn gần gũi đối với trẻ văn học đem lại cho trẻ những hiểu biết xung quanh, nó nuôi dưỡng trí tưởng tượng khả năng sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt thông qua kể chuyện, đọc thơ giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kỹ năng nói mạch lạc diễn cảm, hình thành cho trẻ những tư cách đạo đức tốt, trẻ biết yêu biết ghét, biết phân biệt đúng sai, thiện ác, có tâm tư tình cảm và lòng nhân hậu bao dung đối với mọi người xung quanh. Qua các tác phẩm văn học trẻ biết thêm những vẻ đẹp của đất nước, quê hương, hiểu thêm những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Từ đó hình thành ở trẻ tình cảm đối với quê hương, đất nước, một cách nhẹ nhàng qua nhân vật gần gũi. Đất nước đang từng ngày từng giờ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đòi hỏi những thế hệ kế tiếp có đầy đủ phẩm chất đạo đức, có năng lực tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc, con người Giáo viên thực hiện 1 Lưu Thị Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây tự hơn, mặc dù cấu trúc câu còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật thông qua cách đóng kịch, cao hơn nữa là trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để diễn đạt câu chuyện một cách sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi trẻ đóng kịch trẻ phải tự suy nghĩ tìm ra ngôn từ thích hợp cho lời thoại của nhân vật trẻ đóng mà không xa rời nội dung câu chuyện. Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về theo 5 mặt lĩnh vực: Nhận thức - ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. Qua nhiều năm công tác, tôi thấy đa số trẻ từ nhà trẻ chuyển lên đều đã được làm quen với một số tác phẩm văn học. Song không phải tất cả các trẻ đều có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp trong mỗi tác phẩm văn học. Do đó trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi thấy: Khả năng cảm thụ văn học của trẻ trường tôi nói chung và trẻ khối 5- 6 tuổi nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả trên tiết học chỉ đạt 55-70%. Với kết quả trên, bản thân tôi thấy mình cần có những biện pháp cụ thể nhằm giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học theo Giáo viên thực hiện 3 Lưu Thị Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây Nhà trường đã tổ chức những cuộc thi về văn học- Đồng dao ca dao vào những dịp cuối năm giúp cho cô và trò có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình cảm thụ những tác phẩm văn học của mình. Bên cạnh đó tôi nhận thấy, các cháu khi được tiếp xúc với những câu chuyện, bài thơ, bài đồng dao trên lớp về nhà rất thích đọc, kể cho ông, bà ,bố mẹ mình nghe. Điều đó chứng tỏ khả năng cảm thụ văn học của trẻ ngày càng được nâng cao và có hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Tuy nhiên, việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ còn nhiều vấn đề bất cập, đó là: - Xã Hồng Thái Tây là một xã miền núi, trình độ dân trí không đồng đều người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nền kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, một số phụ huynh còn ít quan tâm đến trẻ, nên trẻ chưa được đi học từ độ tuổi nhà trẻ đến mẫu giáo 3 tuổi, mà phần lớn các cháu chỉ được ra lớp ở độ tuổi 4-5 tuổi và độ tuổi 5-6 tuổi. Đặc biệt là những gia đình sống chung với ông, bà các cháu không được ra lớp sớm mà do ông bà trông, nên rất hay dùng từ địa phương, ít nói chuyện, vốn hiểu biết còn hạn chế dẫn đến trẻ nhút nhát ngại giao tiếp với người lạ, chưa có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. - Trong giao tiếp, trong các hoạt động hàng ngày của trẻ, cũng như trong giảng dạy việc vận dụng các chuyên đề, sáng kiến kinh mghiệm của các cô vào thực tế giảng dạy còn nhiều hạn chế, cô chưa vận dụng tích hợp triệt để các môn học khác vào bài dạy và chưa dành nhiều thời gian vào việc sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình, chưa dành nhiều thời gian cho trẻ vào việc nâng cao khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học Cho nên chất lượng cảm thụ văn học của trẻ trường Mầm non Hồng Thái Tây nói chung và lớp tôi phụ trách nói riêng đến đầu năm học 2017-2018 còn nhiều hạn chế. Khi ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, cách diễn đạt của trẻ sẽ không lưu loát, trẻ không bộc lộ với cô giáo những vướng mắc trong các hoạt động, phần lớn các cháu tỏ ra lúng túng, còn ngại ngùng không xung phong phát biểu, không thể hiện được cảm xúc của mình đối với tác phẩm văn học, chưa có khả năng cảm thụ văn học một cách sâu sắc. Giáo viên thực hiện 5 Lưu Thị Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây Xã hội ngày nay muốn có một hệ thống tri thức mang tính khoa học cao để con người tiếp thu và thực hiện trở thành một con người mới xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ. Đặc biệt là trẻ em hiện nay muốn diễn đạt được tình cảm, xúc cảm của mình thì phải dùng ngôn ngữ để trao đổi. Giáo dục mầm non giữ vai trò rất quan trọng, đó là nơi đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của con người. Trong hoạt động giáo dục mầm non, các hoạt động là mắt xích tạo nên một chương trình giáo dục nói chung. Văn học là một trong những môn học được coi trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Là bộ môn giúp trẻ phát triển tư duy, hiểu sâu sắc được tâm lý cũng như tình cảm của người khác, thế giới thực vật, động vật thông qua các nhân vật trong các tác phẩm văn học đặc biệt là thông qua các câu chuyện kể. Từ đó hình thành nhân cách trẻ, trẻ biết thể hiện tình cảm yêu, ghét rõ ràng đối với các đối tượng mà trẻ có thể cảm nhận được. Văn học thâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực trong xã hội và thế giới quanh ta bao gồm cả một hệ thống kiến thức cơ bản rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động của mỗi chúng ta. Vì thế, văn học là công cụ không thể thiếu để học các môn học khác trong chương trình giáo dục mầm non mới. Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là việc làm vô cùng quan trọng, song việc truyền thụ kiến thức cho trẻ hiểu nội dung và diễn biến tâm lý nhân vật trong các tác phẩm văn học không gò bó, cứng nhắc, áp đặt cho trẻ mà giáo viên phải luôn luôn sáng tạo để thiết kế ra từng bài dạy phù hợp từng nội dung truyện, thơ để trẻ có thể lĩnh hội kiến thức một các linh hoạt, tốt nhất. Trong khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi đã gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do khả năng cảm thụ văn học của trẻ chưa được sâu sắc, trẻ chưa hiểu diễn biến tâm lý nhân vật trong truyện, thơ. Trong quá trình học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu, sự đóng góp ý kiến, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu, của các đồng chí đồng nghiệp, được tham quan dự giờ đồng nghiệp và đặc biệt qua một thời gian trực tiếp chủ nhiệm lớp tôi thấy được thực trạng về khả năng cảm thụ văn học của trẻ lớp tôi chưa được sâu sắc, vốn từ còn hạn chế Giáo viên thực hiện 7 Lưu Thị Hạnh Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cần phải hình thành và phát triển khả năng cảm thụ văn học cho trẻ bởi đó là cách bồi dưỡng, phát triển khả năng tư duy cho trẻ. Cũng giống như người lớn chúng ta, với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, văn học có vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới trẻ thơ. Nó phát triển tính tò mò, kích thích lòng ham hiểu biết, yêu quý những nhân vật trong các tác phẩm văn học. Đặc biệt, trẻ 5-6 tuổi rất giàu cảm xúc, thể hiện rõ tình cảm yêu, ghét của mình đối với các nhân vật trong truyện. Trẻ biết yêu cái đẹp, cái thiện; ghét cái ác. Chính vì vậy, việc giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học là việc rất quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi. Đây là thời kì trẻ rất nhạy cảm, có cảm nhận sâu sắc về nội dung, diễn biến tâm lý các nhân vật trong các tác phẩm văn học, trẻ có thể biểu lộ tình cảm yêu ghét của mình đối với các nhân vật một cách rõ nét nhất. Ở lứa tuổi này khi học văn học trẻ rất nhạy cảm, có khả năng cảm thụ nhanh, nắm bắt được diễn biến tâm lý các nhân vật nhanh. Vì vậy, việc “giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học” là cách tốt nhất để trẻ tiếp nhận tri thức về bộ môn làm quen với văn học nhanh nhạy nhất. Trước tiên tôi phải gần gũi trẻ tạo cho trẻ môi trường học tập thân thiện ấm cúng. Dần từng bước đưa trẻ vào nề nếp dạy và học, khi trẻ đã hình thói quen, nề nếp thì việc học của trẻ sẽ có thuận lợi và từng hoạt động sẽ đạt kết quả cao. Để tổ chức tốt một giờ dạy làm quen với văn học, tôi thường xuyên quan tâm đến việc nghiên cứu kỹ yêu cầu về đề tài của các chủ đề đã đặt ra trong chương trìnhTừ đó bản thân có một kế hoạch định hình cho bài soạn, đồng thời chuẩn bị các phương tiện, giáo cụ trực quan chủ yếu quan trọng, các kỹ năng hoạt động trong giờ dạy.Tôi chú ý đến trẻ khi trẻ chưa nói chưa mạch lạc diễn cảm bằng mọi hình thức tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh cùng phụ huynh tìm ra biện pháp tốt nhất giúp trẻ có “Kỹ năng đọc diễn cảm và cảm thụ văn học”. Là một giáo viên tôi cần khắc phục mọi nhược điểm của trẻ. Trong đó phát triển ngôn ngữ, rèn kỹ năng diễn cảm mạch lạc là nhiệm vụ quan trọng của Giáo viên thực hiện 9 Lưu Thị Hạnh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_nan.doc