Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình
Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình MỤC LỤC Phần thứ nhất: Mở đầu I. Đặt vấn đề: 2 1. Lý do lý luận : 2 2. Lý do thực tiễn: 3 II.Mục đích ( mục tiêu) nghiên cứu: 3 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề I.Cơ sở lí luận của vấn đề: 4 II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 5 III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 7 IV. Tính mới của giải pháp: 15 V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 16 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị I.Kết luận: 18 II. Kiến nghị: 19 1 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoa Hồng học tốt môn tạo hình - Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoa Hồng. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm học 2017-2018 đến tháng 04 năm học 2018- 2019 Trên thực tế việc tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Xong chất lượng đạt được chưa cao và khả năng sáng tạo còn hạn chế. Giáo viên dạy còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép, trẻ chưa phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo và sự linh hoạt của trẻ, tỉ lệ trẻ đạt bé khéo tay trong hội thi bé khéo tay cấp trường, cấp huyện còn thấp. Với thực tế như vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi tài liệu của nghành, để giúp các em đều tạo ra những sản phẩm đẹp, từ đó trẻ được thõa trí tò mò, sáng tạo mong muốn tạo ra sản phẩm bằng chính đôi bàn tay khéo léo của mình giúp nâng cao chất lượng khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một sô biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuôi lớp lá 1 trường mầm non Hoa Hồng học tôt hoạt động tạo hình” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay và tạo nên tính linh hoạt sáng tạo trong tạo hình. II. Mục đích nghiên cứu. 1. Mục tiêu: Hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ xảo, khả năng quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, ngoài ra còn luyện cho trẻ sự khéo léo, sự kiên trì, linh hoạt của đôi tay. Giúp trẻ tự tin, thoải mái phát triển khả năng sáng tạo, ghi nhớ, chú ý. Từ đó trẻ có thể’ vận dụng tích cực vốn hiể’u biết về hình tượng đã tích lũy được để’ phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình (vẽ, nặn, xếp hình, xé dán sử dụng các nguyên vật liệu như: lá cây, cành cây khô, hoa khô ) của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật cao. 2. Nhiệm vụ: Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và chính xác, không mang tính trừu tượng và khô khan. Phát triể’n khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp. Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình và giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ Mầm non ở độ tuổi 5 - 6 tuổi, sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình hơn. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Trong thực tế chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo viên mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa. Giáo dục phát triển thẩm mĩ là một phần, 3 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình học vẽ, tập nặn, xé dán, sử dụng các nguyên vật liệu như: lá cây, cành cây khô, hoa khô để tạo ra các sản phẩm khác nhau sẽ giúp phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp cho việc học viết ở trường phổ thông sẽ đạt kết quả tốt. Có thể coi hoạt động tạo hình như “Món ăn tinh thần”, như một loại “vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý, sinh lý của trẻ em. Đưa trẻ đến “Chân - Thiện - Mỹ” II. Thực trạng vấn đề: * Thuận lợi: Trường Mầm non Hoa Hồng là một trong những trường trọng điểm của huyện trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường có địa hình tương đối bằng phẳng, khuôn viên sân trường rộng rãi sạch sẽ, việc chăm sóc giáo dục trẻ luôn được thực hiện tốt là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em tại trường. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để’ phục vụ cho việc dạy học. Cảnh quang nhà trường thoáng mát, có cây che bóng mát, cây cảnh góp phần rất lớn cho trẻ quan sát trong giờ hoạt động ngoài trời, từ đó cung cấp cho trẻ những biể’u tượng thể’ hiện sự hiể’u biết của mình về thế giới xung quanh Bản thân tôi là một giáo viên trong trường, trong năm học 2018 - 2019 được giao nhiệm vụ phụ trách lớp lá 1, tôi luôn có ý thức học hỏi đồng nghiệp, trau dồi đạo đức, học tập từ các phương tiện hiện đại, các tài liệu sách báo và luôn ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để các hoạt động đạt kết quả cao nhất, trẻ nắm vững được các yêu cầu của bài học, luôn yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu luôn là người mẹ hiền thứ hai của trẻ .Trẻ đi học thường xuyên, tương đối đồng đều, phụ huynh luôn ủng hộ nhà trường trong các hoạt động một cách nhiệt tình. Chính vì vậy tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ của mình . * Khó khăn: Đa số cha mẹ học sinh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nghề nghiệp chính là làm nông nên không có thời gian chăm sóc giáo dục trẻ và chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học tập và vui chơi ở độ tuổi này. Trẻ đến lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, nhiều trẻ còn nhút nhát chưa tích cực và chủ động trong việc học tập. Một số trẻ lần đầu tiên mới ra lớp nên các kĩ năng nặn, xé dán, vẽ còn hạn chế. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi, nên công việc thực hiện kế hoạch năm học và kế hoạch phổ cập mẫu giáo 5 tuổi phải có sự đồng nhất. Bản thân tôi luôn cố gắng trong công tác huy động trẻ ra lớp đạt 100% đã khó, công tác giảng dạy trẻ đạt hiệu quả là một vấn đề mà người giáo viên cần phải khắc phục. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vì vậy ảnh hưởng đến việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ khi đến trường . Một số phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục Mầm non. Chưa hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường. Họ cho rằng 5 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình đồ dùng, đồ chơi cho các cháu. + Hạn chế: Trường Mầm non Hoa Hồng là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa đảm bảo được mức sống cho người dân. Một số người dân chưa có nhận thức đúng mức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi. Hầu hết các cháu 5 tuổi đến trường đều chưa học qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi, các cháu còn bở ngỡ với tất cả các hoạt động ở trường mầm non nói chung hoạt động làm quen với hoạt động tạo hình nói riêng. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thực trạng vì vậy bản thân luôn luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình tại lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng nên bản thân tiếp tục vận dụng và phát triển các biện pháp cũ để phát huy những mặt mạnh, những thành công, tận dụng những thuận lợi của thực trạng và bổ sung những cái mới linh hoạt hơn, có hiệu quả hơn. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Nhằm giúp trẻ tự tin, thoải mái phát triển khả năng sáng tạo, ghi nhớ, chú ý. Từ đó trẻ có thể vận dụng tích cực vốn hiểu biết về hình tượng đã tích lũy được để phối hợp, xây dựng hình tượng mới làm cho các sản phẩm tạo hình ( vẽ, nặn, xếp hình, xé dán, sử dụng các nguyên vật liệu như: lá cây, cành cây khô, hoa khô ) của trẻ ngày càng trở nên sinh động, đầy sức hấp dẫn và mang màu sắc nghệ thuật. Lựa chọn các biện pháp, giai phap phù hợp sẽ giải quyết được một số vấn đề khó khăn trong quá trình trẻ tham gia hoạt động tạo hình: Trẻ tham gia hoạt động ngày một chủ động hơn, không áp đặt, không gò bó, trẻ có thể phát huy được năng lực và tính sáng tạo của bản thân trong quá trình tham gia vào hoạt động. Cha mẹ thấy được sự thay đổi của con mình qua từng sản phẩm trẻ tạo ra, từ đó có những suy nghĩ tích cực hơn trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc và giáo dục trẻ. - Giải pháp 1: Xây dựng kê hoạch hoạt động của lớp phù hợp với tình hình của lớp, của địa phương. + Xây dựng nề nếp: Vào đầu năm học việc xây dựng nề nếp lớp học là một việc làm cần thiết, qua một tuần đầu tiếp xúc, làm quen với trẻ tôi thấy với mỗi trẻ là một thực thể riêng biệt có đời sống tâm sinh lý khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào, có trẻ thì năng động thích chạy nhảy, có trẻ nô đùa tự do theo ý thích cá nhân, có trẻ trầm tính hơn thì hoạt động tĩnh tại chỗ.tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng một giờ học của trẻ. Vậy nên muốn một giờ học đạt kết quả tốt nhất thì phải xây dựng nề nếp cho trẻ hay nói cách khác là rèn cho trẻ một thói quen trong học tập một cách phù hợp giúp trẻ phát triển khả năng của mình trong giờ học đó. Đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi này các cử chỉ, hành động, tiếp xúc với bạn còn nghịch ngợm, nói năng chưa lễ phép, hay nói leo, chưa có ý thức trong giờ học. Vì vậy khi thấy trẻ làm được việc tốt kịp thời động viên và khen ngợi còn với những trẻ chưa tập trung thì giáo viên phải kịp thời nhắc nhở hướng trẻ vào hoạt động. Nề nếp của trẻ tốt thì tiết học đó sẽ thành công, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp 7 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng học tốt hoạt động tạo hình của lớp học và trường mầm non. Các sắc màu và sự sắp xếp trong môi trường hoạt động phải gần gũi với vẽ đẹp phong phú của thế giới xung quanh, dễ dàng gợi lên các kinh nghiệm và xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ của trẻ. * Môi trường bên trong Việc xây dựng môi trường trong lớp cũng rất quan trọng và cần thiết, trong khi thực hiện các đề tài khác nhau, tôi thường xuyên chú ý đến việc trang trí các góc chơi phù hợp với từng chủ đề, tôi dành ra một góc "Sản phẩm của bé" để cho trẻ tự treo các sản phẩm của mình làm ra, ở góc này tôi bố trí sắp xếp ở nơi thấp vừa với tầm với của trẻ và có những hình ảnh nghộ nghĩnh dễ thương theo từng chủ đề tạo cho trẻ cảm giác gần gũi với từng chủ đề đó, từ đó khắc sâu vào trẻ những hình ảnh, những biểu tượng đó để’ trẻ có thể’ vận dụng vào hoạt động tạo hình của trẻ một cách tốt nhất. Ví dụ: Trong chủ đề “Thế giới động vật” tôi sưu tầm một số các bức tranh, ảnh, như con vịt chỉ tay vào các sản phẩm của trẻ để’ trẻ biết chỗ treo sản phẩm, hoặc tự làm thêm một số các con vật từ những nguyên vật liệu phế thải, hay nặn những con vật sống trong gia đình, con vật sống dưới nước, con vật sống trong rừng, để trang trí và sắp xếp ở các góc chơi tạo môi trường gần gũi với trẻ, từ đó giúp trẻ có thêm những kiến thức, những hình ảnh đẹp về chủ đó để trẻ có thể vận dụng vào những bài vẽ, những tiết nặn, xé dán của chủ đề này. Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính yên tĩnh vì vậy tôi bố trí xa các góc ồn ào như xây dựng, góc phân vai, để không làm phân tán sự chú ý của trẻ khi tham gia vào các hoạt động, vì vậy tôi đã bố trí khoảng cách đủ rộng để’ đảm bảo cho trẻ hoạt động dễ dàng trong góc chơi đồng thời có lối đi lại thuận tiện để’ mở rộng các mối quan hệ trong khi chơi. Ngoài ra tôi còn sắp xếp các đồ dùng phục vụ hoạt động tạo hình cho trẻ để’ ở những vị trí phù hợp dễ nhìn thấy để’ trẻ dễ dàng sử dụng khi đến giờ hoạt động. Dành riêng một vị trí phù hợp để trẻ có thể trưng bày sản phẩm của mình tạo ra, qua đây trẻ có thể tự nhận xét sản phẩm của mình và so sánh sản phẩm của mình với các bạn khác trong cùng nhóm lớp. Sau mỗi chủ đề tôi thường tổ chức cho trẻ cùng nhìn lại các sản phẩm của mình tạo ra và tham gia vào việc bố trí, sắp xếp lại các góc chơi, đồ dùng đồ chơi trong góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ trong chủ đề kế tiếp. Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lý khác nhau để lĩnh hội. Cho trẻ được tiếp xúc như được ngắm nghía, chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (thỏ, mèo, gà con ). Trong quá trình cung cấp tôi cho trẻ thấy được những nét nổi bật, những cái đẹp lý thú, gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh, tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng và chung. - Giải pháp 3: Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Trong giờ học nói chung và giờ hoạt động tạo hình nói riêng trẻ phải được tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo, thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và 9 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_lop.docx