Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn
I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn. II. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi “chơi mà học, học bằng chơi”. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá môi trường xung quanh mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim .) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau ) và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm mong muốn khám phá, tìm hiểu về chúng. Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhạy bén, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những thí nghiệm, trò chơi, những đồ vật cụ thể trẻ được tự mình thực hiện, sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng, trong quá trình trẻ tự mày mò, khám phá trẻ sẽ được lĩnh hội những kiến thức ban đầu về thế giới xung quanh một cách trọn vẹn và dễ nhớ nhất. Qua đó hình thành dần những phẩm chất đạo đức, thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Cũng chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn” nhằm đưa ra thực trạng việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh trong các hoạt động giáo dục hiện nay từ đó tìm ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả cho trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn. Hy vọng sẽ có những cái mới trong việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, qua đó góp phần không nhỏ giúp trẻ phát triển nhận thức toàn diện của trẻ. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn”với mục đích: - Biết được những mặt mạnh, mặt yếu và điều kiện thực tế của lớp, của trường để đưa ra những biện pháp tích cực và phù hợp nhất. - Phát huy tính tích cực của trẻ. - Trẻ được trải nghiệm, khám phá một cách thực tế nhất, được giao lưu, trao đổi với bạn, được nói ra suy nghĩ, hiểu biết của mình. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc giúp trẻ 5 – 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn ở trường mầm non Quyết Thắng TT Bến Quan 1 nhất thì rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡ phù hợp từ phía giáo viên. Trong những năm gần đây việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh đã có những đổi mới đáng khích lệ. Nhiều giáo đã mạnh dạn lựa chọn những đề tài, nội dung khám phá rất mới ngay từ đầu năm học để đưa vào kế hoạch năm, đã có sự chú trọng nhất định trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tuy vậy trong quá trình khám phá môi trường xung quanh vẫn còn có những hạn chế, thể hiện rõ nhất là việc ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá hay trong cách tổ chức chưa cho trẻ được tự mình khám phá, chủ yếu là cô nói nhiều, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ. Điều này làm cho các hoạt động khám phá trở nên nặng nề, quá tải, trẻ không được tham gia những trải nghiệm phù hợp với khả năng, vì vậy không có cơ hội phát triển ở trẻ các kỹ năng nhận thức, khám phá. Tâm hồn trẻ rất ngây thơ và trong sáng, trẻ “ Chơi mà học và học bằng chơi” thế giới xung quanh trể tất cả đều mới lạ, trẻ luôn muốn đặt ra những câu hỏi và cần được giải đáp. Có lẽ ngay từ lúc cất tiếng khóc chào đời cho tới khi biết cầm nắm các vật trên tay, hay khi trẻ biết bước những bước đi chập chững đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã muốn tìm hiểu và khám phá về thế giới xung quanh. Vì thế mà khám phá môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng. Đây thực chất là quá trình tạo ra môi trường hoạt động, tạo ra các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, qua đó trẻ hiểu biết về đặc điểm, tính chất, các mối quan hệ, sự thay đổi và phát triển của chúng giúp trẻ học được các kỹ năng quan sát, phân loại và giải quyêt vấn đề, nói lên ý kiến của mình và đưa ra kết luận về các sự vât hiện tượng đã tiếp xúc và quan sát được. Cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và những hiểu biết đã có về đối tượng và các hoạt động hàng ngày ,vui chơi lao động và các hoạt động khác .Nhờ vậy, trẻ sẽ có nhiều hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng đã làm quen . 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 2.1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của BGH nhà trường và hội phụ huynh. - Lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, giá góc phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt đồ dùng đồ chơi tự tạo, hột hạt cô sưu tầm nhiều. - Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt tình, đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Mầm non chính quy. - Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều. - Đa số phụ huynh nhiệt tình quan tâm giúp đỡ lớp, thường xuyên trao đổi tình hình con em mình với giáo viên. 2.2. Khó khăn: - Số lượng trẻ trong lớp quá đông 37 trẻ, nhiều trẻ chưa có nề nếp học tập, có trẻ quá hiếu động và một số trẻ khác lại quá nhút nhát nên khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh. - Sân trường còn hẹp cho trẻ tham gia hoạt động nên hạn chế nhiều trong việc cho trẻ thực hành, trải nghiệm. 3 Sau đó trẻ cùng thực hành nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước . cho hoa trẻ sẽ rất hứng thú qua hoạt động thực tiễn. Trẻ đang chăm sóc vườn hoa * Biện pháp 2: Bổ sung đồ chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá. Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các loại Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy như các phương tiện giao thông, cây cỏ, hoa lá từ vải vụn, vải dạ, hay từ chai nhựa, que kem để trẻ được tự mình khám phá, tìm hiểu. Giờ học khám phá phương tiện giao thông đường thủy Tôi tận dụng bìa cát tông để làm các con vật trong truyện thật sinh động ,hấp dẫn , gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự chơi và cũng có thể dùng làm rối để kể chuyện. Tôi để cho trẻ tự làm một số sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình, tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú của trẻ về môi trường xung quanh Tôi sưu tầm những bài thơ về môi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnh minh hoạ và có chữ viết đi cùng. Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rèn luyện ngôn ngữ. Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển. Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụng trong tiết dạy môi trường xung quanh, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻ hiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ ca dao, tục ngữ,đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loại quả 5 bằng chính bản thân của mình sẽ giúp trẻ hứng thú, ham tìm hiểu và ghi nhớ một cách có chủ định. Tùy từng tiết học theo từng chủ đề phù hợp giáo viên cần tích cực chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh động, thực tế để cho trẻ quan sát, trải nghiệm hứng thú nhất. Ví dụ: Dạy khám phá quả bí đao, quả bí ngô tôi hỏi xin phụ huynh mang đến cho trẻ quan sát, khám phá bằng quả thật. Trong tiết dạy tôi tạo tình huống mẹ bạn Hân tặng lớp mình một giỏ quà, cho cả lớp khám phá, trẻ rất hào hứng và tạo cho hoạt động trở nên hấp dẫn. * Biện pháp 5: Hình thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng xung quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi tận dụng tất cả các hình thức,ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp trẻ khắc sâu hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm cụ thể : * Hoạt động ngoài trời: Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu, khám phá về các sự vật hiện tượng xung quanh mà trong tiết học ở lớp trẻ chưa được khám phá và trải nghiệm. Qua các hoạt động khám phá ở ngoài trời tạo cho trẻ không khí thoải mái và hứng thú thêm về sự vật hiện tượng, vì thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong tiết học chính thì những khám phá trải nghiệm ngoài trời được sử dụng một cách có hiệu quả. Ví dụ: Khi trẻ học chủ đề giao thông, hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ được quan sát, sờ và tìm hiểu về xe máy, qua đó giáo dục cách ngồi xe an toàn và chấp hành tốt luật giao thông. Hoạt động ngoài trời: Quan sát xe máy * Trong giờ ăn: Giờ ăn là thời điểm trẻ không chỉ được củng cố kiến thức về Âm nhạc, văn học, toán Thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận biết được một một số chất dinh dưỡng,giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống * Giờ hoạt động góc Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong ngày góp phần tích cực trong việc cũng cố kiến thức cho trẻ. Tôi làm nhiều loại quả như chuối, dâu, vú sữa, cam từ vải dạ, vừa cho trẻ biết về đặc điểm vừa giáo dục trẻ biết vệ sinh khi ăn quả, rửa quả, bỏ vỏ, vứt hạt quý trọng sản phẩm của người lao động. 7 Biện pháp 7: Tổ chức hoạt động ở các góc. Trong thời gian hoạt động góc giáo viên tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực ở các góc như : góc thiên nhiên, góc trò chơi xây dựng và trò chơi đóng vai theo chủ đề, góc truyện tranh, góc tạo hình Ở hoạt động góc trẻ sẽ được hóa thân vào các nghề được thao tác với kỹ năng của nghề trên đồ chơi thay thế, trẻ sẽ được chính mình hoạt động trải nghiệm khám phá với sự hướng dẫn đồng hành cua cô giáo. Ví dụ: Thông qua vai chơi bán hàng, trẻ biết khi là nhân viên bán hàng thì phải làm công việc gì, mời chào khách thế nào Trẻ chơi bán hàng Biện pháp 8: Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động họp phụ huynh để trao đổi về một số hoạt động giúp cho trẻ nhận thức khám phá môi trường xung quanh. Lập kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh phù hợp với điều kiện của trường, lớp theo đúng với chủ đề. Để huy động một phần kinh phí và một số đồ dùng sẵn có ở địa phương, trao đổi với phụ huynh về phương thức, cách thức cho trẻ tiếp xúc khám phá về các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình. Trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn hàng ngày góp phần khắc sâu cho trẻ về hiểu biết, hình thành biểu tượng của trí nhớ đồng thời cung cấp những kĩ năng cần thiết với trẻ. Giáo viên sẽ tư vấn cho phụ huynh tạo cơ hội cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng hoạt động thực tiễn bằng chính những hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, khi gia đình đi tham quan, du lịch .phụ huynh đừng bỏ qua những cơ hội sẵn có trong cuộc sống để giúp trẻ được trải nghiệm từ thực tế. 4. Kết quả đạt được 4.1. Về phía trẻ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động, những biện pháp cô áp dụng mang lại cho trẻ sự hấp dẫn, bất ngờ, cung cấp đầy đủ kiến thức và hình thành những kỹ năng, thái độ phù hợp, phong phú. - Kết quả khảo sát cuối năm: TT Nội dung đánh giá Kết quả khảo sát ban đầu (37 trẻ) Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ ham thích học khám phá môi trường xung quanh 35 94,5 9 lớn có thể quan tâm chơi cùng trẻ nhiều hơn cùng trẻ khám phá mọi vật và hiện tượng thông qua vật thật từ đó có cách giáo dục hiệu quả nhất. - Với những kết quả đạt được như hôm nay,tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi hướng dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng những vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn vì nhờ vật thật mà trẻ hào hứng khi tham gia khám phá từ đó kiến thức, kinh nghiệm sống của trẻ trở nên giàu có để tích lũy trong quá trình khám phá thế giới rộng lớn sau này. 2. Kiến nghị: - Để góp phần nâng cao hơn nữa trong việc tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua các hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao tôi xin có một số kiến nghị sau: + Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ được đi tham quan, trải nghiệm, khám phá. + Chuyên môn nên tập huấn, xây dựng hoạt động khám phá môi trường xung quanh, chú trọng nâng cao kiến thức và nghiệp vụ giáo viên mầm non trong việc tổ chức cho trẻ 5 -6 tuổi khám phá môi trường xung quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn. - Trên đây là một số kinh nghiệm bản thân tôi đã đúc rút được trong năm vừa qua. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm được đầy đủ hơn. BÕn Quan, ngµy 15 th¸ng 4 n¨m 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người viết sáng kiến ĐƠN VỊ Lê Thị Quỳnh Anh 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_kha.docx