Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát

doc 11 trang skkn 25/12/2023 4571
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát
 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận. Nhà triết học Lư Tuấn từng nói: “Nếu trước hết bạn không thể giáo dục cho đứa trẻ trở nên hoạt bát, bạn tuyệt đối không thể dạy cho đứa trẻ thành người thông minh”. Như vậy, để trẻ làm chủ tri thức, biến tri thức của nhân loại thành tri thức của mình thì trước hết nhà trường cần giúp trẻ có sự tự tin, hoạt bát. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ hiện đại giúp cho đất nước càng ngày càng phát triển nhưng kéo theo đó có thể biến các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử với người xung quanh. Vì vậy dạy trẻ tính mạnh dạn tự tin ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng để các bé trở thành những người có nhân cách tốt trong tương lai, những chủ nhân tài đức của một xã hội công bằng văn minh. Theo Tâm lý học: Tự ti là một sự khiếm khuyết về mặt tính cách, đặc biệt là đối với trẻ em, tâm lý tự ti sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ, gây bất lợi đối với sự trưởng thành của trẻ và tác động đến tương lai của trẻ. Trẻ em nên có một tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên vui vẻ không phải lo nghĩ, thế nhưng một khi đã có tâm lý tự ti thì trẻ sẽ thường buồn rầu, phiền muộn không có nguyên do, không dám giao tiếp với người khác, thậm chí sợ hãi cả bạn bè, xem con người như “những kẻ hung dữ”. Bởi vì trẻ tự cảm thấy mình không có gì tốt, thế nên chỉ có thể một mình trốn trong góc, ngưỡng mộ người khác, mong muốn được có bạn bè nhưng lại thường hay nghĩ: “Tại sao mình làm gì cũng không tốt, làm thế nào để người ta thích mình đây, ai mà muốn chơi với kẻ ngốc như mình chứ?”. Nếu trẻ có sự đánh giá sai lệch về bản thân ngay từ nhỏ thì sẽ luôn cho rằng mình là người tệ nhất. Ngoại hình thì xấu, ăn mặc không đẹp, học cũng không giỏi Những đứa trẻ tự ti thích thu mình lại, không dám tiếp xúc với người hay sự việc mới bởi trẻ lo lắng mình bị đánh giá, sợ hãi bị những người xung quanh cười nhạo, chê bai. Sau khi lớn lên, sự tự ti sẽ khiến trẻ không dám giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, không dám ngẩng cao đầu trước người khác, không dám đối diện với cuộc sống. Trẻ chỉ có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh, có nề nếp khi được sống trong môi trường thực sự yêu thương và chăm sóc, giúp đỡ của người lớn. Chính vì vậy, việc khắc phục tính tự ti, nhút nhát là một việc làm rất quan trọng và cần thiết trong việc giáo dục trẻ ở trường mầm non.Thông qua đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt hàng ngày đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố tố chất vận động góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. II.Cơ sở thực tiễn Cùng với toàn ngành thực hiện phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”. Chính vì vậy để trẻ khắc phục tính tự ti, nhút 1/10 TT Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Tự tin khẳng định bản thân 19/36 52,7% Mạnh dạn giao tiếp với mọi người 2 xung quanh 17/36 47,2% 3 Tự tin tham gia hoạt động tập thể 18/36 50% Biết bày tỏ cảm xúc của mình với 4 người khác 16/36 44,4% Với những kết quả như trên, bản thân tôi nhận thấy cơ bản trẻ còn rất nhút nhát, tự ti, chưa mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh, trẻ cũng rụt rè khi tham gia các hoạt động tập thể, còn số trẻ biết bày tỏ cảm xúc của mình với bạn bè và thầy cô lại càng hạn chế hơn chỉ chiếm 43%. Còn lại số trẻ có tính mạnh dạn tự tin trong các họat động hàng ngày còn ít. B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng của vấn đề 1.Thuận lợi: - Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. Ban giám hiệu đã trang bị đầy đủ tài liệu học, học liệu, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Lớp học trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy: Máy vi tính, ti vi, đầu đĩa. Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và rất chăm hoạt động. Trình độ giáo viên trên chuẩn và có nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Luôn được sự quan tâm, tin tưởng của các bậc phụ huynh và sự yêu mến kính trọng của trẻ dành cho cô giáo. 2.Khó khăn: - Đa số trẻ trong lớp còn rụt rè, nhút nhát chưa tự tin khẳng định bản thân và chủ động khi giao tiếp. Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng hoà nhập không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất như bé: Anh Tuấn, Minh Phú, Khánh Huyền Một số bé lại quá hiếu động như bé: Hồng Đăng, Minh Quân, Minh Tuấn - Trẻ được bố mẹ nuông chiều nên chưa có được hành vi cần thiết phù hợp với độ tuổi, một số trẻ chưa có kỹ năng tự phục vụ, ỉ lại vào người lớn. - Bên cạnh đó, những bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế của mỗi gia đình nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái ngày càng hạn chế, bị lãng quên. 3/10 Nắm được tâm lý trẻ như vậy mọi lúc mọi nơi trong mọi thời điểm trẻ ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến từng lời nói, cử chỉ, hành động, cách cư xử nhất là việc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, coi trọng những suy nghĩ cũng như cách thể hiện của trẻ. Hỏi nguyên nhân không phải để trách phạt trẻ sai bằng những câu nói nặng nề mà tôi đã giảng giải giúp cả 2 trẻ hiểu được việc làm của mình là chưa đúng, có việc gì cần nói với cô và không nên làm vậy. Tôi tạo cho trẻ luôn nhớ và tin tưởng cô như 1 vị trọng tài để nếu có lần sau trẻ mạnh dạn tìm đến cô để trình bày chứ không tranh giành nữa. Khi trẻ làm chưa đúng tôi không nhạo báng, phê bình trẻ gay gắt sẽ khiến trẻ sợ và thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động mà tôi đưa ra lời gợi ý hoặc giúp đỡ trẻ hoàn thành ngay tại thời điểm đó. Khi trẻ chưa thực hiện được việc gì tôi không sử dụng từ “không” mà sử dụng từ “chưa”. Khi trẻ chưa làm được theo yêu cầu của cô trẻ sẽ cảm thấy rất buồn và khi đó hơn bao giờ hết trẻ cần sự gần gũi, động viên kịp thời của cô Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật vui vẻ, ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những tâm sự rất trẻ con của mình. Và để xây dựng hình ảnh “Cô giáo như mẹ hiền” nên tạo cho trẻ có sự gần gũi giống như mẹ của trẻ bằng cách xưng hô “cô” – “con” từ đó trẻ đã bớt nhút nhát và dần cởi mở trò chuyện với cô, tin tưởng ở cô và tự tin bộc lộ mọi suy nghĩ với cô. Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé khắc phục tính tự ti, nhút nhát trở thành người biết mạnh dạn tự tin thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ tôi luôn thể hiện mình là người tự tin, giao tiếp lưu loát và thân thiện với đồng nghiệp với phụ huynh và với chính các em. Biện pháp 2: Khắc phục tính tự ti, nhút nhát thông qua hoạt động trong ngày Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập cho trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học, nhắc nhở trẻ sử dụng một số từ chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống, Ngoài ra tôi còn trò chuyện cởi mở, tự nhiên đối với trẻ để trẻ tự bộc lộ bản thân. Tôi hỏi trẻ: Nhà con có em không? Con sẽ làm gì nếu em đòi đồ chơi của con? Thông qua hoạt động học ở trường, trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: phát triển thể chất, âm nhạc, khám phá, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình mỗi hoạt động đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau, trẻ được: quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi trò chơi Từ đó, kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, làm việc theo nhóm qua đó trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Giờ học là giờ trẻ được học và thể hiện nhiều nhất. Chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm chuẩn bị tiết học cho trẻ 1 cách chu đáo cẩn thận. Tôi lựa chọn cách vào bài gần gũi, chủ yếu cho trẻ được thể hiện, được thuyết trình trước đám đông. Trong giờ học, tôi đặt ra câu hỏi vừa sức từ dễ đến 5/10 luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn. Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với cô giáo cùng lớp và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học tham mưu với Ban giám hiệu và xin ý kiến chỉ đạo về các kế hoạch hoạt động ngày lễ, ngày hội cho các con. Tôi đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, Ngày nhà giáo Việt Nam, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động. Trong ngày 5/9 nhà trường tổ chức lễ khai giảng chào mừng năm học mới, mỗi lớp mẫu giáo lớn 1 tiết mục, với lớp tôi, tôi thay đổi hình thức từ hát và múa như các năm cũ sang tổ chức hoạt động biểu diễn thời trang với mục đích được nhiều trẻ biểu diễn và trẻ thoải mái trình diễn ngoài sân khấu. Ban đầu trẻ còn nhút nhát chưa dám thể hiện đi thời trang, sau vài buổi tập các con đã rất thích thú và biểu diễn rất tự tin. Tôi đã mời trẻ lớp tôi lên nhảy những vũ điệu sôi động, có những trẻ rất tự tin, xung phong lên nhảy nhưng còn có nhiều trẻ nhút nhát, không dám lên sân khấu. Với những trẻ rụt rè tôi đã đến mời từng trẻ lên sân khấu và tham gia nhảy cùng trẻ. Kết thúc buổi vui chơi, tôi trò chuyện cùng một số trẻ nhút nhát về cảm nghĩ của trẻ khi tham gia các hoạt động vui chơi, trẻ rất hào hứng nói lên cảm xúc của mình một cách tự tin, vui sướng. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức cho trẻ được làm bánh chưng trong dịp Tết Nguyên Đán, nặn bánh trôi trong dịp Tết Hàn Thực. Qua đó, trẻ hiểu ý nghĩa các món ăn trong từng dịp lễ tết giúp trẻ được trải nghiệm cách làm bánh để trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp, ứng xử tạo tiền đề cho trẻ sự phát triển một cách toàn diện. * Biện pháp 4: Tạo điều kiện để trẻ được thực hành, trải nghiệm Một hoạt động chỉ được tổ chức thành công khi trẻ thể hiện sự hứng thú, tập trung chú ý vào bài học. Chính vì vậy, khi tổ chức các hoạt động giáo dục, tôi luôn tận dụng mọi cơ hội nhằm cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, động viên, khuyến khích trẻ kịp thời, tạo điều kiện cho trẻ được thể hiện ý tưởng của mình. Với mong muốn cung cấp cho trẻ kiến thức, kỹ năng theo hướng tích hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Trường tôi đã tích cực đa dạng hoá các hoạt động của trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào nhiều các hoạt động tập thể, được trực tiếp trải nghiệm với các hoạt động xung quanh mình, được tham gia các sân chơi bổ ích, lành mạnh để mở rộng vốn hiểu biết giúp trẻ chủ động, mạnh dạn, tự tin trong mọi lĩnh vực. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, trẻ sẽ có cơ hội khám phá, học hỏi và bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Chính vì vậy mà trường tôi tổ chức rất nhiều các hoạt động trải nghiệm cho các đều đã hướng trẻ tới một mục đích 7/10 còn chúng tôi từ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “Dạy trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là giao tiếp giữa phụ huynh, với giáo viên. Qua thời gian, trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt: tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp nhờ sự giáo dục bằng phương châm "Trường học là nhà, nhà là trường học". IV. Kết quả đạt được: Sau một thời gian thực hiện đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát, đến nay tôi đã đạt được kết quả đáng mừng: Trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh, tự tin khẳng định bản thân, thích tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn với cô và hoạt động của trẻ có tính tập thể cao, biết chia sẻ, bộc lộ cảm xúc của mình với người khác, biết tìm đến cô để chia sẻ những điều chưa hiểu, những sự lo lắng, băn khoăn. Để minh chứng cho kết quả đạt được rõ ràng hơn, dưới đây là kết quả so sánh về việc thực hiện 1 số biện pháp giúp trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát Đầu năm(khi chưa Cuối năm(sau khi áp dụng biện pháp) áp dụng biện pháp) Số trẻ Số trẻ TT Nội dung khảo sát đạt Tỉ lệ % đạt Tỉ lệ % 1 Tự tin khẳng định bản thân 19/36 53% 35/36 97% Mạnh dạn giao tiếp với 2 mọi người xung quanh 17/36 47% 36/36 100% Tự tin tham gia hoạt động 3 tập thể 18/36 50% 36/36 100% Biết bày tỏ cảm xúc của 4 mình với người khác 16/36 44% 36/36 100% Qua việc khảo sát đầu năm vào tháng 9 và kết quả kiểm tra vào tháng 2 đã cho thấy tỉ lệ trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh, tự tin tham gia vào mọi hoạt động đạt khá cao. Nhìn vào bảng thống kê tôi thấy rất phấn khởi, đây là niềm động viên khích lệ để tôi cố gắng hơn nữa trong năm học tiếp theo. C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I.Kết luận: Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ trong năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Tạo môi trường lớp học mở, thân thiện giúp trẻ có nhiều cơ hội vui chơi, giao lưu và thể hiện mình. Hiểu và nắm chắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tính tự ti, nhút nhát góp phần phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương 9/10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_kha.doc