Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn thể dục ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn thể dục ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn thể dục ở trường mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5- 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN THỂ DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON I.PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho đất nước. Đại hội Đảng khoá IX đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”. Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chăm sóc - giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế, giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt, giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết Trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Người thực hiện 1 Hoàng Thị Hòa Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây Đối tượng trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại Trường mầm non Hồng Thái Tây- Đông Triều- Quảng Ninh. 4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đi sâu nghiên cứu một hoạt động của trẻ, đặc biệt là tìm ra biện pháp tốt nhất phát triển thể lực cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua môn thể dục. Đây là một lứa tuổi đang hình thành và phát triển về mọi mặt, thì đó là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, cần có sự điều tra đầu tư về chất xám và thời gian rất dài. Song vì điều kiện thời gian có hạn, cũng như trình độ năng lực, kinh nghiệm trong công tác chưa nhiều.....Do đó trong nội dung đề tài này tôi chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu khả năng và phương pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển thể chất tốt nhất thông qua môn thể dục tại Trường mầm non Hồng Thái Tây 5.Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: -Phương pháp quan sát -Phương pháp làm mẫu -Phương pháp giải thích -Phương pháp thực hành trải nghiệm -Phương pháp thống kê -Phương pháp nêu gương, đánh giá II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm bảo cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồn lực con người phải tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh, thậm chí ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì vậy, công tác chăm sóc - giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục thể chất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung. Người thực hiện 3 Hoàng Thị Hòa Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây bệnh đường ruột các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ của trẻ còn nhiều thiếu thốn. Cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập. Vì vậy, giáo dục thể chất cho trẻ em ở nước ta cần được tiến hành một cách mạnh mẽ toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển tốt nhất. 2. Thực trạng. Bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu muốn cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - trí -thể - mỹ - lao động. Phải dạy đều dạy tốt các bộ môn học. Trong đó việc tổ chức tốt hoạt động thể dục nhằm nâng cao thể lực cho trẻ là rất cần thiết. Trong 1 năm nghiên cứu đề tài tôi đã gặp 1 số thuân lợi và khó khăn sau. *. Thuận lợi Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường cùng với ban lãnh đạo phòng chuyên trách đã chú ý đầu tư cơ sở vật chất tốt nhất đầy đủ nhất cho trẻ hoạt động. 100% giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, nhiệt tình, tâm huyết với nghề luôn giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồng nghiệp. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để cho việc dạy và học, cảnh quan nhà trường thoáng mát, sân trường rộng sạch sẽ đây là môi trường tốt cho trẻ tham gia hoạt động Được sự quan tâm của phòng giáo dục hàng năm đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. Thường xuyên được than dự các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm. Dự giờ đồng nghiệp để trau dồi kiến thức nâng cao chất lượng rèn nề nếp, hành vi văn minh, thói quen cho trẻ lớp mình. Lớp có 36 cháu đều cùng ở một độ tuổi . *. Khó khăn: Người thực hiện 5 Hoàng Thị Hòa Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây học vừa qua, trường đã đầu tư thêm một số đồ dùng đồ chơi, đầu tư sân chơi rộng rãi, cao ráo, sạch sẽ giúp các bé thoải mái vui chơi. Bên cạnh đó, giáo viên, nhân viên trong trường đa số là lực lượng trẻ yêu nghề, nhiệt tình, năng động. Trường đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Hàng năm, nhà trường dành một khoản kinh phí tương đối tốt để đầu tư cho việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho việc vui chơi học tập của trẻ. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh rất chặt chẽ, được phụ huynh ủng hộ, tham gia nhiệt tình. Nhìn chung, trẻ được vận động tích cực sẽ luôn ở trong trạng thái thoải mái nhất. Chúng cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, và vì vậy sẽ luôn tự tin. Sự nhanh nhẹn giúp trẻ có được lòng tôn trọng từ phía các bạn cùng chơi, và điều này càng giúp trẻ củng cố thêm những nhận thức về bản thân mình. Hãy cố gắng tạo tối đa các cơ hội để trẻ được vận động với một số vật dụng đơn giản. Hãy cho phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im”. Nhận thức được đặc điểm trẻ ở nhà cũng như ở trường vào đầu năm học tôi đã có những tiết học thể dục, thể dục sáng để khảo sát và đánh giá trẻ, tôi nhận thấy: - Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin, khi cô yêu cầu thực hiện, trẻ thực hiện không chính xác như: tay không đưa thẳng lên cao, không làm động tác dứt khoát, không hào hứng tham gia. Bảng 1: Kết quả khảo sát như sau. - Tổng số trẻ: 36 cháu STT Xếp loại Số lượng Tỷ lệ% 1 Loại tốt 6 16,6 2 Loại khá 10 27,7 3 Loại trung bình 12 33,3 4 Loại yếu 8 22,2 Người thực hiện 7 Hoàng Thị Hòa Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây Trẻ khỏe mạnh thoải mái sau khi ngủ dậy và tới trường cùng cô. Tập luyện giúp trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Nhằm rèn luyện phát triển thể lực, tăng cường khả năng vận động ở trẻ, ngoài ra trẻ còn học được tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm tự tin và khả năng sáng tạo. Qua các hoạt động vận động cơ bản như: Đi, chạy, nhẩy, tung, bắt, ném, bò, trườn.. Các trò chơi vận động của trẻ được các cô giáo quan tâm phát triển các kỹ năng thông qua vận động tinh, vận động thô một cách hài hòa Kiểm tra mức độ thực hiện vận động của trẻ đã thực hiện tốt hay chưa. Từ đó đánh giá được khả năng của trẻ và có biện pháp bồi dưỡng trẻ kịp thời. Đồng thời xem lại yêu cầu cần đạt của trẻ trong hoạt động đã phù hợp với khả năng của trẻ hay chưa. Tạo hứng thú cho trẻ trong luyện tập từ đó hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội cho trẻ. Khuyến khích biểu dương trẻ làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động, phát triển các tố chất vận động, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc tập luyện. Từ đó thay đổi sự nhìn nhận của phụ huynh về vấn đề nâng cao thể lực cho trẻ. 3. 2: Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 3.2.1. Giải pháp xây dựng kế hoạch cho giáo viên Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy, việc đầu tư chất lượng chuyên môn, nâng cao kiến thức bộ môn nhằm thu hút trẻ đến trường là việc làm cần thiết. Do đó tôi luôn quan tâm đến việc nắm bắt và thực hiện chuyên môn của mình đặc biệt là bộ môn tôi hay gặp khó khăn như môn thể dục Từ đó, có kế hoạch đầu tư về kinh phí, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn qua thao giảng, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp. Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho giờ học như dung cụ thể dục, máy cacset, trang phục thể dục của cô và cháu, sân bãi Người thực hiện 9 Hoàng Thị Hòa Sáng kiến kinh nghiệm Trường mầm non Hồng Thái Tây chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ: Đi thăng bằng trên dây thừng hoặc trên ghế thể dục, ném còn, ném vòng vào cổ chai. Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy Môi trường ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Tất cả những hoạt động ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Khoảng đất phía dưới đồ chơi phải mềm để đở cho trẻ khi ngã. Những đồ chơi để trẻ leo trèo: Thang leo hình chữ A, thang leo hình chữ A bằng dây thừng, dây thừng thắt nút. Ngoài ra tận dụng các lốp xe để trẻ có thể bò chui hoặc làm xích đu. Sắp xếp bố trí vị trí sân tập các vận động cho trẻ khoa học sao cho cô có thể bao quát trẻ tốt nhất khi trẻ tham gia luyện tập. Ví dụ: khoảng sân trống lớn nhất dành cho trẻ tập thể dục buổi sáng toàn trường, chia các góc sân để làm sân chạy, đường đi, hay đặt các biển đích ném cho trẻ Tận dụng khuôn viên sẵn có của nhà trường như đòi cỏ, sân cỏ..động viên trẻ chạy nhanh lên đồi giống như chạy leo lên ván dốc, hay chơi đá bóng tập thể dưới sân cỏ Trong quá trình cho trẻ chơi tôi củng cố lại vị trí sân tập, tác dụng của các dụng cụ luyện tập thể dục để trẻ nhớ được tên gọi cách sử dụng các dụng cụ đó Đặt và sắp xếp các dụng cụ thể dục như : Cổng chui, bục bật, bóng ném..cho trẻ dễ lấy và dễ thu dọn sau hoạt động. 3.2.4.Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì đồ dùng không thể thiếu và phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mặt giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ.Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã kiểm tra đồ dùng dạy học xem đồ dùng đã phù hợp với chủ đề, với đề tài, hình thức dạy chưa. Từ đó tôi có kế hoạch tham mưu Người thực hiện 11 Hoàng Thị Hòa
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc