Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn tạo hình
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách ở mỗi trẻ. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi ở trường mà khả năng nhận thức của mỗi trẻ cũng được nâng lên, trong đó, hoạt động tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng mang tính nghệ thuật - là phương tiện quan trọng góp phần trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực. Ngoài ra, hoạt động tạo hình là một hoạt động sáng tạo, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, về thế giới xunh quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình. Khi tham gia hoạt động tạo hình sẽ kích thích, tạo sự hứng thú trong việc tiếp thu, lĩnh hội được nội dung của bài học, của hoạt động mà yêu cầu đặt ra. Ở lứa tuổi mầm non, trí tuởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật còn nhiều hạn chế. Do đó, các sự vật hiện tượng các em chỉ có thể dễ nhớ thông qua các hoạt động khi có hình ảnh trực quan. Khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ nhớ lại bằng hình tượng của đồ vật quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được. Với đặc điểm như vậy nên việc giáo dục qua hoạt động tạo hình ngay từ tuổi mẫu giáo là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng. Qua nhiều năm được phân công đứng lớp Mẫu giáo lớn. Là một trong những lứa tuổi cần phải chuẩn bị chu đáo một cách toàn diện về phát triển thẩm mĩ. Trên thực tế, hiệu quả đạt được ở các tiết tạo hình còn thấp, do trẻ không hứng thú với hoạt động, sản phẩm trẻ tạo ra còn ít và chưa thể hiện được sự sáng tạo. Đó là điều làm cho tôi và mỗi giáo viên đứng lớp rất trăn trở và mong muốn tìm được giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ khi hoạt động nói chung cũng như hoạt động tạo hình nói riêng. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn tạo hình” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1 Hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khẳ năng quan sát, trí tưởng tượng sáng tạo, khẳ năng phối hợp giữa tay và mắt, hoàn thiện một số kĩ năng cơ bản trong các hoạt động (vẽ, nặn, cắt, xé dán). Giờ hoạt động tạo hình mang lại cho trẻ những cảm xúc thực sự, trẻ thích thú và hình thành ở trẻ những kĩ năng như: Tư thế ngồi ngay ngắn, kĩ năng cầm bút vẽ và tô màu tranh, kỹ năng nặn (lăn dọc, xoay tròn, ấn bẹp, ) kỹ năng vẽ, xé dán Nó giúp trẻ hoàn thiện những sản phẩm nghệ thuật và phát triển các cơ ngón tay và bàn tay. Với hoạt động tạo hình không phải là vấn đề mới, nó là công việc thường xuyên của mỗi giáo viên đứng lớp. Ta thấy đây là hoạt động khó, rất phức tạp, đa dạng. Trong quá trình hình thành, rèn luyện, củng cố các kỹ năng các em không thể tránh khỏi những khó khăn, sai lầm. Vì thế người giáo viên đóng vai trò quan trọng - là cầu nối học sinh với những kiến thức mới của bài học, giúp học sinh học tốt, nắm vững kiến thức và biết cách thực hiện yêu cầu của bài học, của hoạt động. Qua đó tạo được một không khí hoạt động mà ở đó mọi trẻ đều hăng hái, hứng thú tham gia. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Được sự quan tâm, định hướng của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của Lãnh đạo nhà trường và sự động viên, khuyến khích của các tổ chuyên môn; thường xuyên tham gia các hoạt động như chuyên đề, thao giảng, hội giảng, qua đó trao đổi và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường bảo đảm phục vụ cho công tác giảng dạy. Bản thân đã nhiều năm dạy Lớp lá nên cũng đã có một số kinh nghiệm trong giảng dạy. Hơn nữa, học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ cũng là mặt thuận lợi không nhỏ 3 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Nhà trường tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình dạy học. Tổ chuyên môn cũng thường xuyên tạo điều kiện để tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn. Bản thân là giáo viên giảng dạy lớp lá nhiều năm nên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Việc tổ chức các giờ hoạt động chung của giáo viên còn gò bó, chưa có sự sáng tạo, chưa gây được hứng thú cho trẻ còn áp đặt trẻ theo khuôn mẫu; chưa biết cách hướng để trẻ thể hiện được tính sáng tạo khi tham gia hoạt động tạo hình; chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để làm giàu các biểu tượng cho trẻ. Nhận thức của học sinh trong lớp không đồng đều. Một số gia đình chưa quan tâm tới việc học của con minh, diều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc phối hợp với gia đình trong việc giáo dục các em. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, nhất là ở lứa tuổi Mầm non . Nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được, thông qua hoạt động tạo hình, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống, về thế giới xunh quanh, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình. Khi tham gia hoạt động tạo hình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ có thể tìm hiểu, khám phá kích thích sự hứng thú với hoạt động tạo hình. Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động nhằm góp phần giáo dục thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho trẻ. Dạy tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhằm nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ. Tạo cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ. Thực tế cho thấy, khi trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển khả năng tri giác màu sắc, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng vận động, sự khéo léo, linh hoạt của các ngón tay, bàn tay, kỹ thuật tạo hình khiến 5 Thiết kế bài giảng (Mỗi thể loại một bài), lấy ý kiến tham gia của Lãnh đạo, của tổ chuyên môn và dự các hoạt động chung theo bài giảng đã thiết kế để chỉnh sửa cho hoàn thiện. Thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp, trường bạn để đúc rút kinh nghiệm dạy tốt môn tạo hình cho trẻ. Từ những việc làm nói trên tôi đã tích lũy được cách thức tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ đạt hiệu quả. Biện pháp 2: Tạo môi trường hoạt động thuận lợi để rèn luyện cho trẻ Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng, đòi hỏi giáo viên cần phải tạo được nội dung và hình thức để tạo hứng thú hoạt động tạo hình với trẻ. Một trong các cách tạo hứng thú tạo hình cho trẻ đó là tạo môi trường trong và ngoài lớp học. Khi tạo môi trường phải đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, trang trí phù hợp chủ đề, đề tài, hình ảnh phải ngộ nghĩnh, màu sắc sặc sỡ, đa dạng về chủng loại). Đồng thời giáo viên phải chú ý tới môi trường mà mình tạo ra, thường xuyên thay đổi nội dung trang trí để trẻ không bị nhàm chán. Ví dụ trong lớp học : Chủ đề: "Thế giới động vật" . Ở góc tạo hình, giáo viên nặn một số con vật mẫu to, mịn, đẹp có màu sắc đẹp như cá, cua, tôm, rùa, gà, thỏ, mèo, trâu, sóc, voi, hươu cao cổ bày ở giá trưng bày sản phẩm hay treo tranh vẽ hoặc xé dán về các con vật để cung cấp kiến thức cho trẻ, khi trẻ vào góc chơi hay giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những sản phẩm đó và đặt câu hỏi (đây là con gì ? Con vật này sống ở đâu ? Cô nặn con vật này như thế nào? ). Từ đó kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ. Ví dụ ngoài lớp học : Tôi dành một mảng tường dùng treo những bức tranh vẽ của trẻ để trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai chưa đẹp, nếu bài của trẻ chưa đẹp thì lần sau trẻ sẽ phải cố gắng hơn. Với giờ "hoạt động ngoài trời" tôi tạo môi trường cho trẻ bằng cách cho trẻ dùng phấn vẽ trên sân các loại cây, hoa, quả hoặc xếp những hột hạt tạo thành cái nhà, các con vật hay cho trẻ nhặt các lá cây rụng để 7 làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác. Tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ gây sự nhàm chán, làm mất hứng ở trẻ. Ví dụ: Trong đề tài “Vẽ con gà trống”. Cô treo 2 -3 tranh lên cho trẻ xem con gà trống có các tư thế khác nhau. Sau đó cô cất tranh để lại một tranh làm mẫu. Cô thực hiện vẽ mẫu, vừa vẽ cô vừa phân tích đầu gà là hình tròn, đuôi là nét cong, Sau đó cô tiến hành cho trẻ vẽ và cô vẫn để mẫu cho trẻ quan sát cho đến hết tiết học * Đối với tiết đề tài : Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho để tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ; củng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Dạy trẻ những phương thức tạo hình riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. Thông qua đó nó sẽ phát trển về năng lực thể hiện màu sắc đường nét. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu, vì thế tôi chỉ là người gợi ý và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính. Ví dụ: Với đề tài “Vẽ hoa mùa xuân”. Cô sẽ lần lượt đưa từng tranh cho trẻ quan sát, phân tích, đàm thoại (tên gọi, màu sắc, đường nét, ). Sau đó cất hết tranh và hỏi ý tưởng gợi ý trẻ vẽ sáng tạo. * Đối với tiết ý thích : Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả ( đề tài cụ thể ) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Đối với trẻ nhỏ, đôi lúc sự định hình chưa được rõ ràng mơ hồ và dễ mất đi nhanh chóng. Hiểu được những hạn chế đó trên trẻ, tôi luôn có những phương pháp để định hướng các đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm mà trẻ đã được trải nghiệm. Từ đó phát huy những khả năng thế mạnh ở trẻ một cách tự nhiên. 9 của mình, giáo viên cho trẻ quan sát một số bức tranh xé dán thuyền trên biển do giáo viên chuẩn bị rồi mới tiến hành cho trẻ thực hiện các hoạt động tiếp theo Khi thực hiện đề tài với các phương pháp giáo dục không được áp đặt, gò bó, mà cần phải tạo điều kiện cho trẻ để có nhiều sáng tạo khi tiếp nhận bài mới. Giáo viên cần có nhiều hoạt động gợi mở linh hoạt để trẻ cảm nhận nhẹ nhàng. Vì vậy hoạt động tạo hình ở các hoạt động chung phải thật sự là nguồn cảm hứng của trẻ. Ví dụ: Với đề tài “Vẽ vườn cây” Cô tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời ngắm cây xung quanh sân trường để trẻ có cảm hứng thể hiện sản phẩm của mình. Vào những ngày có lễ hội, tôi luôn lồng ghép vào trong các tiết dạy. Như vậy giúp trẻ ấn tượng về những ngày lễ đó. c) Tổ chức lồng ghép thích hợp bộ môn tạo hình với các hoạt động khác Như chúng ta đã biết, một ngày ở trường mầm non trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động. Thông qua các hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tạo hình. Nhưng để trẻ tích cực tham gia hoạt động tạo hình trong các thời điểm này thì cần tạo ra một động lực để thúc đẩy trẻ. Ví dụ 1: Trong giờ hoạt động góc, ở góc tạo hình, giáo viên giao trách nhiệm cho trẻ chuẩn bị các đồ dùng cho góc xây dựng (nặn cây hoa, nặn cây xanh, nặn các con vật để các bác xây dựng trồng trong khu công viên, đưa các con vật về nuôi trong trang trại ) hay nặn, các loại rau, quả, các con vật, xé giấy thành dải làm bánh đa, bún, để làm thực phẩm; vẽ tranh trang trí cho nhóm chơi gia đình Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động ngoài trời: Sau khi cho trẻ quan sát ông mặt trời, giáo viên tổ chức một cuộc thi nhỏ trong thời gian từ 1-2 phút (Thi ai là người vẽ ông mặt trời giống và đẹp nhất), hay sau khi cho trẻ quan sát bông hoa hồng, giáo viên cho trẻ thi xé giấy màu tạo ra các cánh hoa hồng với nhiều màu sắc khác nhau Bởi lẽ tạo hình là môn học dễ dàng lồng ghép thích hợp với tất cả các bộ môn khác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, làm quen với toán, làm quen văn học, 11 Cơ sở vật chất của nhà trường phải đầy đủ, bao gồm: ti vi, đầu đĩa, trang phục, dụng cụ âm nhạc cho trẻ thực hiện. Lựa chọn những đề tài phù hợp với độ tuổi của trẻ vận dụng những nội dung, phương pháp và hình thức nhẹ nhang, linh hoạt để thu hút trẻ vào hoạt động. Xây dựng môi trường đẹp, thuận lợi. Tạo cho trẻ sự thoải mái khi tham gia vào tiết học. 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là hướng học sinh vào quá trình học tập. Giải pháp đầu là tiền đề, là cơ sở giúp giáo viên thực hiện tốt giải pháp sau và giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các giải pháp, biện pháp tương trợ, có quan hệ chặt chẽ với nhau cùng hướng về một mục đích là giúp trẻ phát triển toàn diện cho trẻ qua hoạt động tạo hình và đạt hiệu quả mong muốn. Từ đó có sự liên kết khăng khít giúp trẻ phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Giáo viên cần linh hoạt khi thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học và tạo hứng thú trong học tập. 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Trẻ có sản phẩm vẽ Trẻ có sản phẩm Trẻ có sản phẩm xé đạt yêu cầu nặn đạt yêu cầu dán đạt yêu cầu Nội dung Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (24 trẻ) (%) (24 trẻ) (%) (24 trẻ) (%) Khi chưa thực 9 37,5% 11 45,8 7 29,2 hiện đề tài Sau khi thực 21 87,5% 24 91,7% 17 70,8% hiện đề tài So sánh +11 +50 +13 +45,9 + 10 +41,6 ( +, -) 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc