Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai

doc 28 trang skkn 26/01/2024 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai
 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là hệ thống mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội lĩnh hội kiến thức để áp dụng những kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ. Ngày nay để bước kịp với xu thế phát triển chung của thời đại và để đáp ứng được nhu cầu chuyển mình của đất nước thì ngành học Mầm non càng phải phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ cho phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Đó chính là tạo ra những lớp người vừa có trí thức, có lòng yêu quê hương đất nước, vừa biết yêu cái đẹp, giàu ước mơ và sáng tạo, những phẩm chất này cần hình thành cho trẻ từ những năm đầu đời, hình thành cho trẻ qua sự cảm nhận những âm điệu, vần thơ, câu chuyện. Văn học nghệ thuật mà đặc biệt là thơ, truyện chính là phương tiện quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ một cách toàn diện về cả (Đức – Trí – Thể – Mĩ). Với quan điểm ấy, bằng nhiều hình thức thông qua các môn học và các hoạt động, giáo dục mầm non đã góp phần xây dựng và giáo dục con người mới ở lứa tuổi còn thơ. Mà trong đó làm quen với văn học là một môn học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mĩ mà còn kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Trẻ được cảm nhận, đồng điệu với niềm vui, nỗi buồn của những nhân vật trong truyện, cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên qua các tác phẩm thơ, ca dao, tục ngữ Nó còn góp phần tích cực giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng, lời nói trong các hoạt động đời sống, mở rộng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, giáo dục đạo đức thẩm mỹ thông qua các tác phẩm văn học. Mặt khác thực hiện giảng dạy tốt bộ môn làm quen với văn học còn là điều kiện thuận lợi, tạo tiền đề cho trẻ học tốt môn văn học sau này khi học phổ thông. Thế nhưng không phải lúc nào giáo viên cũng làm cho trẻ hứng thú với hoạt động này ở một số câu truyện dài không có kịch tính trẻ thường khó khăn trong việc nhớ nội dung câu truyện, hoặc nói chuyện riêng, không nghe hết câu truyện. Tại đơn vị Tôi đang công tác đa số trẻ quê ở Quảng Nam trẻ còn nói ngọng. Bên cạnh đó cũng có một số truyện giáo viên khó chuyển thể sang kịch bản sân khấu, các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động này còn ít dẫn đến kết quả giờ học chưa cao. Thực tế trong giảng dạy tác phẩm văn học cho trẻ 5-6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tác phẩm văn học của giáo viên, lối dẫn dắt lôi cuốn trẻ, diễn cảm tác phẩm, minh họa nhân vật trong tác phẩm Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn cao, sáng tạo, năng động trong giảng dạy để trẻ đạt được kết quả tốt nhất khi làm quen với tác phẩm văn học. Giáo viên: Nguyễn Hoài Thanh Trường Mầm non Sao Mai 1 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai Phối hợp với phụ huynh chặt chẽ để rèn thêm kiến thức cho trẻ và quyên góp được đồ dùng nguyên liệu để giúp tiết học phong phú, sinh động và có hiệu quả. Tự học tập và tìm tài liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. Lồng ghép môn Làm quen văn học ở các môn học khác, trong các hoạt động và làm quen các tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong khuôn khổ: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học. Đối tượng khảo sát: Trẻ 5 - 6 tuổi trường Mầm non Sao Mai. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017 (năm học 2016 - 2017) 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tốt các biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: a. Nhóm phương pháp lý luận: Dựa trên quan điểm “ Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Dựa vào đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước. Việc đổi mới giáo dục Mầm non, luôn luôn làm theo lời dạy của Bác Hồ “ Làm Mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu làm người tốt. Đối với trẻ phải dạy như thế nào cho các cháu biết đoàn kết, ham học, ham làm, sao cho các cháu vẫn giữ được tính chất trẻ con. Phải làm sao cho các cháu có tính kỹ thuật nhưng vẫn vui vẻ, hoạt bát chứ không khúm lúm, đặt đâu ngồi đấy”. b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, Phương pháp tổng hợp, phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm. Phương pháp điều tra: Đối với phương pháp này đã giúp tôi khảo sát mứ độ nhận thức của trẻ đối với môn văn học, từ đó xác định được các mục tiêu biện pháp cụ thể phù hợp với khả năng của trẻ. Phương pháp tổng hợp: Sau khi có đầy đủ các luận chứng của đề tài đã thu thập được, tôi tiến hành tổng hợp nội dung và đề xuất một số biện pháp có tính khả thi về việc giúp trẻ học tốt môn văn học, Giáo viên: Nguyễn Hoài Thanh Trường Mầm non Sao Mai 3 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai Trẻ cảm nhận được những vẻ đẹp của ngôn ngữ: Sự trầm bổng của nhịp điệu, sắc thái tình cảm của giọng nói, những khả năng gợi thanh, gợi hình ảnh, màu sắc, cảm xúc trong các tác phẩm văn chương. Để từ đó, trẻ cũng có khả năng sử dụng được những khả năng này của ngôn ngữ trong khi diễn đạt, giao tiếp. Làm quen với tác phẩm văn học giúp khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú và có ấn tượng với hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Trẻ được thể hiện sự sáng tạo khi đọc kể theo trí tưởng tượng của mình. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần mở rộng, phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ và phát triển ở trẻ sự húng thú với các hoạt động đọc thơ, kể truyện, đóng kịch Là giáo viên mầm non tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới, bản thân tôi thấy cần phát huy khả năng sáng tạo trong cách truyền thụ kiến thức cho trẻ, nhất là môn Làm quen tác phẩm văn học, từ đó giúp trẻ cảm nhận tác phẩm đó một cách tích cực hơn, lồng ghép giáo dục trẻ thông qua nội dung tác phẩm văn học đó hiệu quả hơn. 2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Trước tiên phải nói đến thực trạng tại lớp lá 1 Trường Mầm non Sao Mai. Độ tuổi trẻ đồng đều, đa số trẻ ngoan, chăm học, đi học đều, nhà trường và cha mẹ học sinh cũng quan tâm mua sắm đồ dùng phục vụ học tập cho trẻ. Tận dụng được nhiều nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng ngộ nghĩnh. Số lượng đồ dùng đồ chơi do các công ty sản xuất để phục vụ cho môn làm quen văn học phong phú, đa dạng, đẹp mắt. Bản thân tôi là người rất thích môn văn học, luôn nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, lắng nghe góp ý của Ban Giám Hiệu học hỏi chuyên môn và các đồng nghiệp trên thực tế cũng như lý thuyết đó là một thuận lợi rất lớn. Qua thực hiện chuyên đề, cùng nhiều năm trong nghề, tôi đã tích góp được nhiều kinh nghiệm, nắm chắc phương pháp bộ môn, yêu cầu đối với từng thể loại, từng độ tuổi. Qua các biện pháp sư phạm nhằm giúp trẻ học tốt môn làm quen với văn học này giáo viên linh hoạt, sáng tạo sẽ phát huy tích tích cực, chủ động của trẻ đi đúng với các tiêu chí mà nền giáo dục mầm non đặt ra là: Lấy trẻ làm trọng tâm, trẻ được tiếp thu theo hướng tích cực ở mọi lúc mọi nơi, chú ý đến sự phát triển cá nhân, giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống. Bản thân tôi là người rất thích môn văn học, luôn nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, lắng nghe góp ý của Ban Giám Hiệu học hỏi chuyên môn và các đồng nghiệp trên thực tế cũng như lý thuyết. Có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, sự nhiệt tình giúp đỡ của chuyên môn, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phụ huynh quan tâm tới con em, phối kết hợp với nhà trường trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Giáo viên: Nguyễn Hoài Thanh Trường Mầm non Sao Mai 5 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai Và do chưa sử dụng tốt sắc thái tình cảm của giọng nói, sự trầm bổng của nhịp điệu nên các tác phẩm văn chương chưa khai thác hết được vẻ đẹp của nó. Trẻ phát triển không đều, một số trẻ nhút nhát, và một số trẻ thể hiện tác phẩm văn học qua hình thức học thuộc lòng chứ chưa biết ngắt nhịp, chưa biết thể hiện được ngôn ngữ biểu cảm, hình tượng trong khi thể hiện các tác phẩm văn học. Công tác phối kết hợp của giáo viên với phụ huynh trong việc cho trẻ làm quen với văn học còn có nhiều hạn chế. Vốn từ của trẻ còn nghèo, khả năng chú ý, ghi nhớ và khả năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa biết cách đọc thơ diễn cảm, kể truyện diễn cảm, khả năng nhập vai các nhân vật còn chậm, lóng ngóng, chưa tích cực sáng tạo, hóa thân thành các nhân vật theo nội dung truyện, hầu như trẻ chưa hứng thú với việc kể truyện sáng tạo. Trẻ mới vào đầu năm học nên một số trẻ còn nhút nhát chưa phát huy hết năng lực của trẻ. Trẻ nói ngọng theo miền nhiều hầu như trẻ không phát âm được âm “n” ví dụ: Quả “na” thì trẻ đọc thành quả “la”. “Trời nắng” thì đọc thành “trời lắng” Các học liệu cho trẻ sử dụng trong hoạt động làm quen với văn học còn ít, chưa phong phú, đa dạng. Từ những gì tích lũy, học hỏi được, qua những kinh nghiệm thực tế vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua 3 năm giảng dạy, cộng với việc nhìn nhận rõ thực trạng khách quan và chủ quan, chỉ rõ ra các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng đó. Nên một số biện pháp sư phạm giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học mà tôi đưa ra sẽ có những biện pháp cụ thể để giải quyết từng nguyên nhân cụ thể để việc tổ chức hoạt động làm quen với văn học cho trẻ 5-6 tuổi thực hiện tốt hơn. Chưa có sự đầu tư về đồ dùng, phương tiện, đồ dùng trực quan để trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách dễ hiểu nhất, chưa có sự nghiên cứu, phân tích kĩ các tác phẩm văn học. Do đặc thù của trường là bán trú nên thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn hạn chế. 3. Nội dung và hình thức các giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: Lựa chọn đề tài phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức tốt hơn, phát triển khả năng ngôn ngữ mạch lạc, phát triển được vốn từ và khắc sâu tác phẩm văn học vào trong trí nhớ. Trẻ sẽ không cảm thấy quá khó khăn trong việc lĩnh hội, từ đó tập trung chú ý hơn. Trẻ hứng thú giúp các trẻ có sự phát triển đồng đều. Giáo viên: Nguyễn Hoài Thanh Trường Mầm non Sao Mai 7 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường mầm non Sao Mai không đâu khác, Trường Mầm Non chính là nơi tổ chức môi trường giao tiếp tích cực giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn. Ngay từ đầu năm học tôi xác định khă năng nhận thức của trẻ trong lớp phân loại theo từng nhóm. Đối với trẻ, tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển tâm sinh lý trẻ sẽ không đồng đều, có cháu thì nhanh nhẹn, hoạt bát, nói năng lưu loát và tiếp thu nhanh. Trái lại, có trẻ trong giao tiếp nói năng chưa biết diễn đạt ý nghĩ của mình rõ ràng bằng ngôn ngữ, thể hiện chưa trọn câu, trọn nghĩa. Do vậy, đòi hỏi cô giáo phải hiểu được đặc điểm tâm lý từng trẻ. Từ đó xây dựng kế hoạch và lựa chọn những biện pháp hướng dẫn, rèn luyện, đề tài sao cho phù hợp với từng đối tượng. Tôi xây dựng kế hoạch theo ngày, tuần , tháng mục đích để theo dõi sự phát triển và khả năng lĩnh hội kiến thức của trẻ. Ví dụ : Với những trẻ thông minh nhanh nhẹn, chỉ bằng lời nói, câu đố, câu hỏi gợi mở hoặc hình ảnh trên màn hình trẻ đã hiểu ra. Nhưng đối với trẻ chậm chạp, nhút nhát, cô cần chuẩn bị những câu hỏi ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu và dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ hơn. Đặc biệt chú ý đến việc sửa sai đối với những trẻ nói ngọng, nói lắp. Ví dụ: Có trẻ hay sai dấu ngã nói thành dấu hỏi (“Mũ” nói thành “mủ”- “cái mủ”). “Sữa” trẻ nói thành “sửa” – ( uống sửa). Lại có trẻ hay ngọng nguyên âm: L phát âm thành N, S phát âm thành X . Cô có thể sửa tật của trẻ bằng cách: cô phát âm câu mẫu nhiều lần những câu có chứa thanh nguyên âm hay phụ âm đầu mà trẻ hay sai, trẻ thực hành nói theo mẫu của cô. Cho trẻ phát âm những từ nói về đồ vật, cảnh vật, con vật v.v .có chứa những âm liên quan đến lỗi của trẻ như: cái mũ, bé ngã, lá xanh, con sâu. Bé chơi “Dung dăng dung dẻ” Với những trẻ nói năng không lưu loát, một phần do đặc điểm cá tính, nhưng một phần có lẽ cũng vì vốn từ của trẻ còn nghèo. Với những trẻ này, cô nên rèn luyện và cung cấp vốn từ cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được giao Giáo viên: Nguyễn Hoài Thanh Trường Mầm non Sao Mai 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc