Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học

doc 23 trang skkn 20/12/2023 3290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học
 MỤC LỤC TT Nội dung Trang I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 5 Phương pháp nghiên cứu 2 II PHẦN NỘI DUNG 3 1 Cơ sở lí luận 3 2 Thực trạng 4 2.1 Thuận lợi - khó khăn. 4 2.2 Thành công - hạn chế 6 2.3 Mặt mạnh - mặt yếu 6 2.4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động 7 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã 7 đặt ra 3 Giải pháp, biện pháp 8 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp biện pháp 8 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 16 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 17 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên 17 cứu 4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của 18 vấn đề nghiên cứu III PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 18 1 Kết luận 18 2 Kiến nghị 19 “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC” I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài: Đối với cô giáo mầm non lòng yêu nghề mến trẻ chính là điều kiện, là tiêu chuẩn đầu tiên trong hệ thống những tiêu chuẩn mực của một người giáo viên mầm non. Để cố gắng vượt qua mọi khó khăn vất vả trong quá trình học tập để trở thành cô giáo mầm non và trải qua những năm công tác đầu tiên của sự nghiệp trồng người. Trải qua quá trình học tập và công tác tôi hiểu được rằng giáo dục mầm non không chỉ là khoa học mà còn là cả một nghệ thuật. Chính vì lý do đó mà cô giáo mầm non phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ cao cả mà xã hội giao phó, đó là đào tạo cho thế hệ trẻ dưới 06 tuổi phát triển một cách toàn diện. Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, là phương tiện để trẻ lĩnh hội, tiếp thu các hoạt động của người lớn. Việc phát triển và hoàn thiện dần ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Trẻ phải có bộ máy phát âm bình thường, có môi trường sống thoải mái, có sự chăm sóc hướng dẫn thường xuyên của người lớn mà đặc biệt là cô giáo dùng những phương pháp có khoa học có tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và hình thành ở trẻ những nét tính cách ban đầu. Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chính là hình thành ở trẻ tình cảm đạo đức ban đầu tốt đẹp. Kính yêu Bác Hồ, thật thà, lễ phép, ngoan ngoãn với mọi người xung quanh và còn là phương tiện hình thành đạo đức trong sáng ở trẻ, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng phong phú. Giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên cây, cỏ, lá, hoa, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Gv : Vũ Thị Lợi 1 “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học” - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp quan sát, đàm thoại. - Phương pháp xử lý số liệu. - Dùng lời: Đọc chuyện, thơ, đồng dao, ca dao - Ghi chép quá trình phát triển của trẻ. - Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tài liệu tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên - Phương pháp dự giờ: Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp thông qua các buổi dự giờ, thao giảng, dự giờ chuyên đề tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với lớp mình. II: Phần nội dung: 1. Cơ sở lí luận: Văn học có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nhất là tuổi mầm non khi mới đến trường, đòi hỏi những nhà giáo dục phải có đạo đức, mẫu mực, có trình độ, yêu nghề, mến trẻ. Môn làm quen văn học là hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non. Bằng những con đường cảm thụ văn học, giúp trẻ mở rộng và củng cố hiểu biết về tự nhiên xã hội về mối quan hệ giữa người và người. Từ đó hình thành những phẩm chất cao đẹp và những tình cảm thẩm mỹ cho trẻ. Tạo môi trường là điều kiện để trẻ hoạt động tích cực và chủ động nhằm tiếp nhận trọn vẹn tác phẩm: Giúp trẻ từ nhận biết đến nhận xét đánh giá và cao hơn là nhận ra cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học. Tạo cơ hội để trẻ thể hiện được ý kiến của cô, của bạn để hiểu biết của trẻ phong phú hơn giúp trẻ nhận thức về bản thân và thế giới xung quanh tốt hơn. Bằng sự nhập tâm tác phẩm văn học vừa tiếp nhận, giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo của trẻ ở mọi nơi mọi lúc để những hiểu biết về cuộc sống trẻ sẽ hòa quyện với việc cảm thụ tác phẩm văn học ở trẻ. Làm quen với văn học cô giáo tổ chức để trẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học một cách tự nhiên như đọc thơ diễn cảm, kể lại chuyện sáng tạo, hóa thân vào các nhân vật trong các vai diễn trò chơi đóng kịch Từ đó trẻ chủ động tham gia hoạt động tích cực sáng tạo. Dưới sự đổi mới như hiện nay. Hoạt động làm Gv : Vũ Thị Lợi 3 “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học” - Đa số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng đọc thơ, kể chuyện làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1. * Khó khăn: - Một số trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn ngữ, nhận thức cũng như tất cả các mặt khác còn hạn chế hơn so với các bạn của mình. Trẻ đọc thơ hay kể chuyện theo kiểu thuộc lòng, giọng đọc, kể chưa diễn cảm, chưa biết thể hiện tình cảm khi đọc. - Nhà trường đã cố gắng sửa sang về cơ sở vật chất tuy nhiên một số phòng học vẫn còn chật và các phương tiện học tập còn hạn chế chưa đáp ứng được với điều kiện của chương trình mầm non mới hiện nay. - Một số trẻ còn chưa được phụ huynh quan tâm về việc học, việc đưa trẻ đúng tuổi đến trường còn hạn chế vì địa bàn xung quanh trường còn nhiều người dân lao động vất vả điều kiện còn kém, phụ huynh đa số là những người lao động nương rẫy. - Kết quả tham gia vào các hoạt động trong lớp một cách tích cực còn hạn chế, chưa hứng thú vào môi trường trong lớp. Kết quả khảo sát đầu năm như sau: STT TIÊU CHÍ CHƯA THỈNH THƯỜNG CÓ THOẢNG XUYÊN 1 - Trẻ hoạt động tích cực vào môi 7/27 10/27 10/27 trường trong lớp. 2 - Kỹ năng sử dụng môi trường 8/27 9/27 10/27 trong lớp. 3 - Hứng thú tham gia hoạt động. 6/27 11/27 10/27 Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều mới lạ. Gv : Vũ Thị Lợi 5 “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học” Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ. Khả năng cảm nhận các tác phẩm thơ truyện còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp say mê, hào hứng. Lời thoại khi dẫn chuyện còn dài dòng khó hiểu, còn nặng nề trong việc dẫn truyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc – kém hấp dẫn khi tập cho trẻ kể truyện. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: Không đủ dồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy kể chuyện hay đóng kịch. Đồ dùng như tranh ảnh, rối còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trong tiết học. Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao. 2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: Ở tuổi mẫu giáo tư duy trẻ là tư duy trực quan hình tượng thường gắn với các đặc diểm: Gắn liền với yếu tố chủ quan, đầy màu sắc và xúc cảm, sự kiềm chế bản thân trẻ chưa cao, kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế. Đặc biệt trẻ giàu trí tưởng tượng thường dùng tưởng tượng để nhận thức. Với những đặc điểm tâm lý đó đã tạo ra những tác động đến việc cảm thụ văn học của trẻ. Cùng với quá trình phát triển lời nói ở trẻ, ở lứa tuổi này trẻ đặc biệt thích những âm thanh và nhịp điệu của thơ ca. Các tác phẩm văn học giúp trẻ xác lập một thái độ và những hành vi đúng đắn với những hiện tượng của đời sống. Trẻ nhỏ bao giờ cũng tin vào điều mà nghệ sĩ viết. Khi nghe câu chuyện, bài thơ trẻ nhỏ thường sống bằng cuộc sống của nhân vật các em tham gia vào tình tiết, đồng tình với cái thiện. Trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học các cô giáo có thể dạy trẻ về thể loại và những đặc trưng tiêu biểu nhất, có thể giới thiệu về một số biện pháp tu từ, dạy trẻ vận dụng những giá trị ngôn ngữ nghệ thuật vào ngôn ngữ Gv : Vũ Thị Lợi 7 “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học” tạo – hình thành tư duy – khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo. * Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho từng chủ đề và tổ chức hội thi “ Bé yêu văn học” Trước hết phải chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề để xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ. Trong kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều câu chuyện cổ tích, ca dao dành cho thiếu nhi nó đều mang nội dung tình cảm đạo đức những bài học bổ ích dành cho lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đưa vào chương trình để trẻ được tiếp cận, lồng ghép vào giáo dục đạo đức cho trẻ. Ví dụ: Chủ đề gia đình (Tấm cám, Tích chu, đồng dao đi cầu đi quán ) Chủ đề động vật (Cáo thỏ và gà trống, Cóc kiện trời ) Các câu ca dao đã đi sâu vào tâm hồn trẻ từ những bài hát ru từ khi lọt lòng mẹ. * Chủ điểm gia đình dạy trẻ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” - Tổ chức ngày hội “Bé yêu văn học” nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đọc, kể diễn cảm, khích lệ lòng yêu thích môn học, góp phần cũng cố và hoàn thiện các kỹ năng ở trẻ. Nó xác định kết quả giáo dục của cô và sự tập luyện của trẻ, tạo ra không khí thi đua giữa các lớp trong khối lá. + Dự kiến thời gian tổ chức vào cuối tháng 12. + Đối tượng: Học sinh khối lá + Hình thức tổ chức: Đọc thơ diễn cảm, đóng kịch, rung chuông vàng Trong ngày hội, tất cả trẻ đều được tham gia trực tiếp vào hoạt động, thi đua một cách tích cực, hào hứng, sôi nổi. Quá trình hoạt động tập thể và để lại cho trẻ những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, óc thẫm mĩ về “Những nghệ sĩ tí hon” khi biểu diễn. * Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp mắt: Gv : Vũ Thị Lợi 9 “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học” + Một phần của sự sáng tạo nghệ thuật trong ý nghĩa nhất định của nó. Giáo viên cần tổ chức sao cho khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ được bộc lộ người giáo viên phải biết duy trì hoạt động của trẻ bằng cách: Dạy trẻ kỹ năng hoạt động với tác phẩm văn học trong tập thể bạn bè, lôi cuốn trẻ vào sinh hoạt tập thể một cách tự nhiên. Tập cho trẻ tập trung nghe tác phẩm. Thường xuyên tạo tình huống tạo ra sự truyền cảm tốt nhất trong giọng đọc kể sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quan Hướng sự chú ý của trẻ vào tư tưởng cảm xúc của tác giả trong tác phẩm giúp trẻ đồng cảm với tác giả, giáo viên cố gắng biểu lộ thái độ của mình đối với nhân vật để trẻ nhận ra được điều đúng đắn điều tác giả muốn nói, cần thiết lập mối quan hệ giao cảm chặt chẽ để tạo ra những phản ứng đáp lại từ trẻ. Để rồi từ chỗ trẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động. Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính logic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt gò bó. Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt ví dụ như trong một tiết kể chuyện: “Chú dê đen” vào đầu tôi cho trẻ chơi: “Tạo dáng con vật” và đố trẻ là con vật gì. Cô giới thiệu chuyện và kể cho trẻ nghe, sau đó cô kết hợp cho trẻ tri giác bằng tranh, con rối, từ đó trẻ dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là thiện – ác, đâu là tốt – xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết yêu thương, giúp đỡ như trẻ yêu “Chú dê đen” dũng cảm, nhanh trí, ghét con sói hung ác. Hay qua câu chuyện “Cậu bé mũi dài” vào đầu tiết học cho trẻ chơi trò “Mũi, cằm, tai” hỏi trẻ các bộ phận trên cơ thể. Sau đó kể chuyện cho trẻ nghe thông qua nhiều hình thức như qua tranh minh họa, qua rối, qua đóng kịch Từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ, giữ gìn cơ thể sạch sẽ vì mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta đều rất cần thiết Qua tác phẩm văn học dạy trẻ làm những công việc nhỏ mà có lễ giáo như Gv : Vũ Thị Lợi 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc