Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam

doc 25 trang skkn 23/01/2024 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến : “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển thẩm mỹ 3. Tên tác giả: Họ và tên: Nữ - Ngày sinh: 10/04/1970. - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non. - Chức vụ: TTCM tổ 5-6 tuổi. Giáo viên lớp 5 tuổi. - Đơn vị công tác: - Điện thoại: 4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tuyển tập các bài dân ca các miền, trang phục dân ca, máy tính, mạng internet, sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, sự phối kết hợp của hội đồng sư phạm nhà trường, trẻ 5-6 tuổi, một số trò chơi dân gian, các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/ 2019 - 2/ 2020 TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC 1 */ Khả năng áp dụng của sáng kiến: Có thể áp dụng cho tất cả các trẻ độ tuổi trong trường mầm non. - Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ đề, giúp trẻ hiểu được nội dung ngôn ngữ riêng của từng bài dân ca làm phong phú vốn từ cho trẻ. Qua đó giúp trẻ hiểu được đặc điểm văn hóa từng vùng, miền. - Dạy dân ca mọi lúc mọi nơi. - Kết hợp với phụ huynh và các đoàn thể tổ chức các hoạt động lễ hội ở trường và địa phương. */ Lợi ích thiết thực của sáng kiến: - Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú trong giờ học. Trẻ được trải nghiệm khám phá tất cả các hoạt động học tập vui chơi. - Bản thân đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc. 4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: - Bản sáng kiến được áp dụng đã khẳng định giá trị văn hóa dân tộc là mãi mãi trường tồn, không một loại hình âm nhạc nào có thể thay thế được. - Đa số trẻ có ý thức tham gia học tập; thích nghe và hát dân ca. - Bản thân tôi đã biết cách lựa chọn các bài dân ca phù hợp với nội dung giảng dạy, giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn các làn điệu dân ca bản sắc văn hóa dân tộc. Lớp học có bầu không khí vui vẻ, gần gũi giúp trẻ có tâm lí thoải mái, an tâm và tự tin khi đến lớp. 5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến: - Về phía nhà trường: Tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng , đáp ứng được các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, đặc biệt là dân ca cho trẻ trong trường mầm non. - Với Sở, Phòng giáo dục: Tăng cường mở các lớp tập huân bồi dưỡng kiến thức về hoạt động âm nhạc, tổ chức các hội thi , giao lưu âm nhạc về các làn điệu dân ca cho cô và trẻ được tham gia, học hỏi và thể hiện. 3 Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII ngày 24-12-1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đã khẳng định: Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh, bền vững thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Mỗi chúng ta, mỗi cuộc đời đều gắn bó với một miền quê thương nhớ, ai cũng đã trải qua tuổi thơ đầy êm đềm bên những đêm trăng, những đồng ruộng, cùng nhau đọc vè, đọc đồng dao, hát dân ca Nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường ngày hôm nay, phần lớn cha mẹ trẻ đang mải mê với vòng xoáy của cuộc đời để kiếm tiền thì dường như “tuổi thơ của trẻ đang bị đánh cắp”.Cuộc sống hiện đại ngày nay trẻ chỉ được nghe nhạc nước ngoài sôi động, được chơi game trên máy vi tính Trẻ ít còn được nghe những lởi ru của mẹ, những làn điệu dân ca như mạch suối ngầm trong mát đưa tâm hồn trẻ trở về với cội nguồn dân tộc. Đó là điều đã làm tôi trăn trở. Làm thế nào để cho trẻ giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vì vậy trong chương trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắng lựa chọn, lồng ghép một số bài dân ca phù hợp với trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ có đời sống âm nhạc phong phú, nâng cao kỹ năng âm nhạc cho trẻ, hát và biểu diễn các bài hát, đặc biệt là các bài hát dân ca. Tôi hy vọng rằng dân ca sẽ mang đến cho trẻ niềm say mê hứng thú. 3. Thực trạng vấn đề 3.1. Thuận lợi: - Được sự giúp đỡ của ban giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp. - Được sự quan tâm của các bậc phụ huynh đã ủng hộ về tinh thần và vật chất để mua loa, ti vi, quần áo, trang phục . - Bản thân có nhiều năm kinh nghiệm nên tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 5 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam”. Tôi hy vọng trẻ sẽ được phát triển toàn diện và được hình thành tốt những yếu tố nhân cách của một người Việt Nam, yêu cái đẹp, luôn hướng thiện. 4. Biện pháp thực hiện. Trong cả quá trình tổ chức thực hiện “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam” tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp nhằm thu hút trẻ về âm nhạc dân tộc. Để cho trẻ cảm thụ dân ca một cách tích cực và có hiệu quả tôi đã thực hiện các biện pháp như sau: 4.1 Sưu tầm các bài dân ca dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ đề giáo dục trường mầm non. Mỗi một vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những làn điệu dân ca khác nhau nên tôi làm đã tìm kiếm những bài hát dân ca Nam bộ: Lý con sáo, Lý cây bông, Cò lả . Đồng thời là tìm kiếm những bài đồng dao phổ nhạc của đồng bằng Bắc bộ, bởi nói tới đồng dao là nói đến những gì quen thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Đồng dao mang tính chất truyền khẩu, bản thân trẻ đã thuộc sẵn những bài đồng dao qua những trò chơi dân gian. Do đó với nhưng bài đồng dao phổ nhạc trẻ cũng sẽ thuộc nhanh chóng. Ví dụ: Bài Bà Còng, bài Cái Bống, Bầu và Bí, Gánh gánh gồng gồng, Rềnh rềnh ràng ràng, Tập tầm vông, Bên cạnh đó tôi còn lựa chọn những bài dân ca ở các vùng miền khác để hát cho trẻ nghe: Cây trúc xinh, Inh lả ơi, Các bài dân ca ở các vùng miền khác nhau dể mang đến cho trẻ những trải nghiệm khác nhau. Qua đó trẻ sẽ càng yêu thêm quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Nhưng để cho trẻ cảm thụ hết được những cái hay của các làn điệu dân ca điều quan trọng mà người giáo viên cần làm ở đây là lựa chọn những bài dân ca nào phù hợp để đưa vào các chủ điểm trong chương trình giáo dục mầm non. Ví dụ: Với chủ đề Thực vật tôi chọn bài “Lý cây bông” hoặc bài “Bầu và bí” để giới thiệu trẻ một số loại hoa, loại rau quen thuộc. Cũng có thể cho trẻ 7 Hình ảnh trẻ hát múa bài “Cái bống” Với bài “Bà Còng”, đây là bài hát phổ từ ca dao cổ nói về một người bà đã già lưng còng, khi bà đi chợ, do không cẩn thận, bà đã đánh rơi tiền. “Cái tôm cái tép” trong bài hát là những bạn nhỏ khi nhìn thấy của rơi đã nhặt lên trả lại cho bà. Giáo viên giáo dục trẻ kính trọng, giúp đỡ người lớn tuổi như ông bà, cha mẹ Hình ảnh minh họa bài hát “Bà Còng đi chợ trời mưa” 9 hát, múa dân ca, như vậy dễ gây nhàm chán. Do đó, người giáo viên cần phải linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Hoặc có thể lồng ghép vào các môn học khác: Làm quen văn học, làm quen toán, khám phá xẫ hội, khám phá khoa học, tạo hình +Trong tiết làm quen văn học: Kể chuyện “Quả bầu tiên”, cô có thể dẫn dắt bằng cách cho trẻ hát dân ca “Bầu và bí”. Cô hướng trẻ đến tình đoàn kết dân tộc thương yêu đồng loại, tình cảm thương yêu với loài vật xung quanh, giáo dục trẻ nhân cách tốt đẹp, biết yêu thương giúp đỡ người khác. +Trong hoạt động ngoài trời: Cô tổ chức trẻ chơi trò chơi dân gian tập tầm vông, qua đó cô giới thiệu trẻ bài dân ca “Tập tầm vông”. Hình ảnh cô và trẻ chơi trò chơi tập tầm vông kết hợp theo lời bài hát +Trong hoạt động góc: */ Góc âm nhạc: Cô có thể bật nhạc cho trẻ múa minh họa động tác cho bài “Cái Bống”, “Bà Còng đi chợ” */ Góc thiên nhiên: Cô có thể tổ chức cho trẻ trồng hoa, chăm sóc hoa, trẻ có thể vừa làm vừa hát “Hoa trong vườn” (Dân ca Thanh Hóa). 11 hiểu được tầm quan trọng của những làn điệu dân ca . Từ đó, về nhà phụ huynh mở băng nhạc cho trẻ nghe và hát theo. 4.4 Chuẩn bị trang phục, đạo cụ để trẻ múa vận động minh họa biểu diễn cho các bài dân ca Để giúp trẻ cảm nhận hết cái hay cái đẹp của các bài dân ca thì giáo viên chỉ dạy hát dân ca, cho trẻ nghe dân ca thì vẫn chưa đủ, điều quan trọng hơn là cần cho trẻ trải nghiệm hóa trang vào những nhân vật trong các bài dân ca. Điều đó sẽ khắc sâu trong trẻ những hình tượng về con người của từng vùng miền trên đất nước Việt Nam. Khi cho hát trẻ múa các bài dân ca Bắc bộ cô có thể chuẩn bị trang phục Bắc bộ: Váy đụp, áo tứ thân, áo yếm bên trong, đầu đội khăn vấn. Đạo cụ hay nhạc cụ đi kèm sẽ tùy theo các bài hát. Ví dụ: Với bài “Cái Bống” cô chuẩn bị những cái thúng hoặc sàng. Với bài “Bà Còng đi chợ” chuẩn bị gậy, giỏ đựng tôm tép. Với bài “Trống cơm” cô chuẩn bị phách tre, trống, trẻ trai có thể chuẩn bị áo dài, khăn đóng, trẻ gái chuẩn bị áo tứ thân. Còn khi trẻ múa, hát các bài dân ca Nam bộ, trẻ cần phải có áo bà ba, quần đen, khăn rằn. Trang phục, đạo cụ, nhạc cụ là một phần không thể thiếu khi “giúp trẻ cảm thụ dân ca”. Những tiết tấu, giai điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp để qua đó trẻ thêm yêu dân ca, trẻ say mê và thích thú với dân ca. Sau khi nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam” tôi đã sưu tầm một số nguyên liệu phế thải, để làm một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo để giúp cô và trẻ thực hiện tốt biện pháp cho trẻ cảm thụ và được trải nghiệm các tiết mục làn điệu dân ca của các vùng miền, tôi đã làm được một số đồ dùng, đồ chơi tự tạo, tuy mộc mạc đơn sơ nhưng nó rất ý nghĩa và mang lại niềm vui cho cô và trẻ. 13 15 Hình ảnh trẻ hát múa bài “ Em đi xem hội trăng rằm” */ Ngày 20/ 11: Tôi cho trẻ hát múa bài “Cô Giáo Em Là Hoa Ê Ban”. Lời bài hát miêu tả cảnh rừng núi buổi sớm mai ví như hoa Ê Ban nở trắng, nương rẫy, các em bé người dân tộc tung tăng đến trường gặp cô giáo. Hình ảnh trẻ hát múa bài Cô Giáo Em Là Hoa Ê Ban */Trong hội thi văn nghệ: Tôi đã tập cho trẻ hát các bài hát nhưng có lẽ các làn điệu dân ca luôn mang lại vẻ đẹp của quê hương, đất nước nên tôi đã cho trẻ 17 Hình ảnh các bé biểu diễn bài “ Quê Hương Ba Miền” * Ngoài tổ chức các ngày hội, ngày lễ ở lớp, ở trường, tôi còn cho các cháu tham gia văn nghệ vào các ngày lễ, ngày hội của địa phương: Ngày hội làng, hội Chùa, ngày lễ chúc thọ các cụ, ngày 8/3, ngày 22/12, các tiết mục biểu diễn đều có những làn điệu dân ca nói về ý nghĩa các ngày lễ, ngày hội, khi các bé biểu diễn các vị đại biểu cùng mọi người rất phấn khởi vì các bé đã mang lại những ký ức, niềm vui. Sau đây là một số hình ảnh các bé biểu diễn các làn điệu dân ca. 5. Kết quả đạt được: Sau khi sử dụng “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi cảm thụ dân ca Việt Nam” , tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê hát các bài dân ca đơn giản, trẻ biết lắng nghe giai điệu các bài dân ca phức tạp. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các môn học khác. Trẻ nhận biết được đất nước Việt Nam có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều phong tục, tập quán phong phú và đa dạng với những bản sắc riêng độc đáo mà chỉ ở dân tộc ta mới có được. 19 - Phối hợp với nhà trường thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục: Phụ huynh ủng hộ cơ sở vật chất cho lớp, ủng hộ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cho các lớp. - Phối kết hợp với nhà trường để có biện pháp giáo dục trẻ phù hợp và đạt kết quả cao. + Về phía nhà trường: Tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng được các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non một cách hiệu quả nhất. 21 quan tâm của nhà trường, của đồng nghiệp và của Phòng Giáo dục . Tôi mạnh dạn có 1 số đề xuất như sau : */ Đối với nhà trường: - Nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ về kinh phí để mua sắm thêm 1 số đồ dùng, dụng cụ, trang phục múa cho trẻ. -Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong toàn quốc trên các kênh thông tin. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục để ngành học mầm non nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. */ Đối với các cấp lãnh đạo: - Đề nghị nhà trường và Phòng Giáo dục thường xuyên mở các buổi chuyên đề về âm nhạc đặc biệt là dân ca Việt Nam. - Trong các hội thi, liên hoan, giao lưu âm nhạc cần khuyến khích các tiết mục dân ca. - Mong những nhà biên soạn chương trình sẽ đưa nhiều hơn các bài dân ca phù hợp lứa tuổi trẻ mẫu giáo vào chương trình giáo dục âm nhạc để làm phong phú hơn tâm hồn trẻ thơ, hướng trẻ thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc. -Bản sáng kiến của tôi đôi chỗ còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong Ban Giám Hiệu, các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến của tôi được tốt hơn và có thể áp dụng rộng rãi trong trường. Tôi xin chân thành cảm ơn! 23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_cam.doc