Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non học tốt môn âm nhạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non học tốt môn âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non học tốt môn âm nhạc
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc còn là ngôn ngữ của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, qua đó phát triển toàn diện nhân cách trẻ; Trong chương trình giáo dục mầm non, bộ môn âm nhạc là bộ môn hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm nhận nghệ thuật và còn là một phương tiện hữu hiệu để tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường; Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ.Âm nhạc là một trong các bộ môn giáo dục cái đẹp cho trẻ. Lời ca giai điệu của các bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩa ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ; Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục đạo đức. “Để sử dụng âm nhạc như một phương tiện giáo dục đạo đức: khi tác động đến con người, nó thức tỉnh một cách đặc biệt mạnh mẽ trong con người ấy tất cả những gì là tốt đẹp,tìm được sự hưởng ứng trong những khía cạnh ưu tú nhất của tâm hồn người ấy. Chính khả năng ấy của âm nhạc làm cho tính tình dịu hơn và tốt hơn, làm con người ấy cao đẹp hơn, trong sạch hơn và nhân hậu hơn” (Trích vai trò giáo dục của âm nhạc.A.Xookhor. NXB Văn hóa.Hà Nội,1974). Vũ Tự Lân dịch; Âm nhạc góp phần phát triển trí tuệ.Ở trẻ mẫu giáo, các hình thức tư duy trực quan hành động, trực quan hình tượng và tư duy trừu tượng được thể hiện trong bất kì hoạt động nào, trong đó có âm nhạc.Tiếp xúc với âm nhạc đứa trẻ dần dần có khả năng tổng hợp cùng với tư duy logic.Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ, tính tích cực và sự tập trung chú ý trong giờ học, hát giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển trí nhớ. Trẻ hát là cùng lúc trẻ ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu điều này có tác dụng rèn luyện đôi tai nhạy bén cho trẻ, đồng thời tăng cường sự nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh (Trích giáo trình Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non-NXB Đại học sư phạm); Có thể nói giáo dục âm nhạc là một trong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thể lực và thẩm mỹ. Nhà sư phạm V.Xu-khôm-lin-xki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục toàn diện của âm nhạc: “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”; Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng giáo dục toàn diện của âm nhạc đối với trẻ mầm non là điều cần thiết đầu tiên để tiến hành tốt việc giáo dục âm nhạc cho các cháu.Bước thể phân biệt tính chất âm nhạc: vui vẻ, sôi động, êm ả, yên tĩnh, nhịp độ nhanh chậmđể có thể tự điều tiết những vận động, giọng hát của trẻ khá linh hoạt, có độ vang (tuy chưa lớn). Hứng thú với các hoạt động âm nhạc của trẻ cũng đã bắt dầu có sự phân hóa, Một số trẻ thích ca hát, thích múa, một số trẻ thích trò chơi âm nhạc với nhạc cụ; Khác với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnh âm nhạc hoàn toàn không xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc thuộc về nghệ thuật biểu hiện bằng âm thanh có sức biểu cảm, nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người. Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu âm sắc, cường độ, nhịp độ, hòa âm, tiết tấu diễn ra cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ; Ở trường mầm non đặc biệt lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ; Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm Đối với trẻ âm nhạc là thể giới kì diệu đầy cảm xúc.Trẻ có thế tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên việc tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết (Trích giáo trình Phương pháp giáo dục âm nhạc trong trường mầm non_NXB Đại học sư phạm); Âm nhạc tác động đến sự phát triển sinh lí của trẻ. Từ cuối thế kỉ XI hai nhà sinh lí học Nga I.M.Do Ghen và I.R.Tackhanôp đã nghiên cứu thí nghiệm mà trong thực hành hàng ngày mọi người đều biết: “Âm nhạc rõ ràng ảnh hưởng đến hô hấp, đến tuần hoàn não của máu và các quá trình sinh lí khác”. Hát liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ củng cố cơ quan phát âm, thở sâu tránh nói nắp, đẩy mạnh chức năng của cơ quan phát thanh, hô hấp hình thành giọng nói ở trẻHát còn ảnh hưởng đến tư thế của trẻ, khi học hát trẻ luôn được nhắc phải ngồi thẳng, không gù lung đó là điều quan trọng để tạo tư thế đúng; Như chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí quan trọng.Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, giáo dục được tổ chức theo những cách khác nhau. Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học”. Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi mầm non góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện cho trẻ; Mục đích giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạọ đức, thẩm mỹ cho trẻ.Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người.Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạcsẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng các trường mầm non. Mức độ Đạt Chưa đạt Tổng TT Nội dung khảo sát yêu cầu yêu cầu số Số Số % % lượng lượng Trẻ có tư thế hát đúng (đứng hoặc 1 287 95 33,1% 192 66,8% ngồi thẳng, tự nhiên và thoải mái) Trẻ biết lấy hơi (hít nhanh, sâu, 2 không hổn hển, thở ra từ từ để hát 287 55 19,2% 232 80,8% hết câu) Trẻ biết tạo âm (giọng hát tự nhiên, âm thanh vang sang, phát 3 287 112 39% 175 60,9% âm nhẹ nhàng không la hét căng thẳng) Trẻ hát rõ lời (lưỡi và môi, hàm 4 287 170 59,2% 117 40,8% dưới cử động tự nhiên) Sự chính xác (hát đúng âm điệu, 5 287 102 35,5% 185 64,5% nhịp điệu, ) Nhìn vào biểu 1 ta thấy tỷ lệ phần trăm trẻ đạt yêu cầu về kỹ năng ca hát còn thấp, tôi thấy trẻ còn hát chưa đúng giai điệu, hát sai cường độ, nhịp phách, chưa rõ lời và nhẹ nhàng tình cảm phù hợp với tâm sinh lí của trẻ. Dựa vào đặc điểm này giáo viên sẽ lựa chọn những bài hát phù hợp với chủ đề và phù hợp với nhận thức của trẻ để dạy trẻ. Dạy trẻ hát là nhằm giúp trẻ cảm thụ giai điệu, lời ca và thể hiện qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ minh họa bài hát. Vì vậy tôi lựa chọn những bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, hóm hỉnh, tình cảm tha thiết, tiết tấu đơn giản, phù hợp với giọng hát của trẻ, có nội dung nói về tình cảm ông bà, cha mẹ, bạn bè, trường lớp mẫu giáo, các con vật, cảnh đẹp thiên nhiên, các hiện tượng gần gũi Ví dụ: Chủ đề Hiện tượng tự nhiên giáo viên có thể chọn các bài hát sau - Mây và gió (nhịp 2/4) - Bé và trăng (nhịp 2/4) - Sau mưa (nhịp 2/4) - Nắng sớm (Nhịp 2/4) Chủ đề Bản thân giáo viên có thể lựa chọn bài hát sau: - Mừng sinh nhật (nhịp 3/4) - Mời bạn ăn (nhịp 2/4) - Chân nào khỏe hơn (nhịp 2/4) Thứ hai: Dạy trẻ hát đúng phương pháp Để thực hiện đúng phương pháp tôi làm như sau: - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả để trẻ biết được bài hát mình hát có tên là gì, qua tên bài hát trẻ có thể hiểu được nội dung chính của bài hát, và trẻ sẽ thể hiện được tình cảm của bài hát vui hay buồn, tình cảm hay vui nhộn. - Giới thiệu nội dung, sắc thái, tình cảm của bài hát một cách ngắn gọn, dễ hiểu cho trẻ. Qua việc cô giới thiệu về nội dung trẻ sẽ hiểu được nội dung của bài hát, và biết được tính chất giai điệu bài hát để trẻ thể hiện được tốt, đồng thời cũng là cung cấp kiến thức về khoa học hay xã hội cho trẻ góp phần phát triển nhận thức, tư duy, tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ. - Cô hát mẫu cho trẻ nghe chính xác giai điệu,thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát và kết hợp đệm đàn (gõ đệm) hoặc thể hiện điệu bộ, cử chỉ minh họa cho bài hát. Đây là một bước quan trọng để rèn kỹ năng ca hát cho trẻ, bởi nếu cô hát mẫu sai trẻ sẽ hát sai giống cô và sự cảm nhận âm nhạc của trẻ sẽ giảm, độ nhanh nhạy về khả năng âm nhạc của trẻ sẽ kém. Vậy nên cô cần phải rèn luyện bản thân mình, tự học và học hỏi đồng nghiệp để hát chính xác giai điệu câu từ của bài hát, thể hiện đúng cảm xúc của bài hát; - Khi trẻ học hát. Cô căn cứ vào khả năng hát của trẻ, vào bài hát cụ thể để có thể dạy trẻ hát với cách sau: Gây hứng thú cho trẻ bằng các chương trình, trò chơi, hay cuộc thi, những câu truyện nhỏ hay tình huống mà cô tạo ra cũng làm cho trẻ hứng thú để bắt đầu buổi học một cách say mê tạo tâm thế thoải mái cho trẻ: Ví dụ: Khi dạy trẻ hát “Bác đưa thư vui tính” giáo viên có thể tạo tình huống người đưa thư mang thư đến cho lớp qua đó cô hỏi trẻ về nghề đưa thư và giới thiệu bài hát và bắt đầu dạy trẻ hát. * Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị phù hợp chu đáo cho tiết dạy Để tiết học phong phú thì giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng phong phú, đầy đủ, bắt mắt để tập trung sự chú ý của trẻ để làm được điều này tôi chuẩn bị chu đáo đầy đủ đồ dùng như: đàn, tivi,hình ảnh hay video liên quan đến bài hát để trình chiếu, mũ múa, dụng cụ âm nhạc (trống lắc, xắc xô, thanh la, mõ,.. ) Ví dụ 1: Khi dạy hát bài hát “Hoa kết trái” tôi chuẩn bị mũ hoa cho trẻ đội theo tổ (tổ hoa hồng, hoa sen, hoa cúc), hình ảnh về một số loài hoa để gây hứng thú cho trẻ, đàn organ, nhạc không lời bài hát “Hoa kết trái”, ngoài ra tôi chuẩn bị một số dụng cụ âm nhạc như xắc xô, thanh la để thay đổi hình thức dạy hát cho trẻ không bị nhàm chán, trẻ hát theo nhạc, hát và gõ đệm bằng xắc xô, hay thanh la... Ví dụ 2: Khi dạy trẻ hát “Cá vàng bơi” tôi chuẩn bị video về cá vàng bơi trong bể nước để thu hút sự chú ý của trẻ, chuẩn bị mũ hình con cá để trẻ đội, nhạc bài hát “Cá vàng bơi” và đàn để đánh giai điệu bài hát và để sửa sai cho trẻ, ngoài ra tôi chuẩn bị những động tác minh họa phù hợp với bài hát để trẻ thêm phần hứng thú và thích tham gia hoạt động học hát Do đặc điểm của trẻ rất thích đồ chơi, đặc biệt là những gì mới lạ hay những thứ do chính bàn tay trẻ tham gia làm cùng cô. Nên trong quá trình dạy hát cho trẻ tôi đã đưa vào sử dụng một số đồ dùng tự tạo đơn giản, gần gũi với trẻ đã kích thích được trí tò mò, mong muốn được khám phá vì thế trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc hơn. Thời gian để trẻ đạt được yêu cầu bài học không bị kéo dài. Ví dụ 1: Cô và trẻ cùng làm những con vật như đàn gà bằng vỏ hộp hình quả trứng mà trẻ ăn kẹo xong để lại, những chiếc mũ múa bằng xốp, Trong giờ học trẻ được sử dụng những dụng cụ do chính trẻ tham gia làm cùng cô trẻ thấy rất phấn khởi tạo được không khí hào hứng, giờ học diễn ra một cách thoải mái, kết quả tốt. Ví dụ 2: Bằng những nguyên liệu: Vỏ hộp bia, nước ngọt, hộp sữa, thanh tre, gáo dừa, giấy loại do trẻ và phụ huynh sưu tầm, cô và trẻ đã tạo ra các sản phẩm là một bộ gõ sáng tạo với đa dạng chủng loại: Trống lắc, xắc xô, phách tre, hoa tay, đàn, micro... Với bộ dụng cụ âm nhạc sau trẻ được khám phá nhiều âm thanh khác nhau khi thực hiện gõ đệm, sử dụng nhạc cụ, đội mũ múahay những chiếc micro cho trẻ biểu diễn sẽ khiến trẻ sẽ thích thú tham gia hoạt động một cách sôi nổi,
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_tro.docx