Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi sớm thích nghi với trường lớp mầm non

doc 24 trang skkn 20/05/2024 3010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi sớm thích nghi với trường lớp mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi sớm thích nghi với trường lớp mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi sớm thích nghi với trường lớp mầm non
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU 02
1. Lý do chọn đề tài. 02
2. Mục đích nghiên cứu. 03
3. Đối tượng nghiên cứu. 03
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 03
5. Phương pháp nghiên cứu. 03
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 04
II. NỘI DUNG 05
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 05
2. Thực trạng của vấn đề 05
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 05
Biện pháp 1: Lớp học là khu vui chơi 06
Biện pháp 2: Cô là người quen thuộc 08
Biện pháp 3: Tạo cho trẻ môi trường thoải mái 11
Biện pháp 4: Thông qua học sinh cũ để làm quen học sinh mới 13
Biện pháp 5: Cô giáo là người ân cần và thân thiện 15
Biện pháp 6: Cô thường trao đổi và phối hợp với phụ huynh 17
4. Kết quả đạt được 19
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 21
1. Kết luận. 21
2. Kiến nghị. 21
 1 ra khỏi lớp, không ăn ngủ và ngoài ra trẻ chưa quen nề nếp trong mọi hoạt động, 
tính rụt rè nhút nhát, cá tính  còn nhiều ở trẻ.
 Xuất phát từ tấm lòng yêu nghề mến trẻ, tôi luôn yêu thương chăm sóc trẻ, 
xem trẻ như những đứa con thân yêu của mình. Chính vì vậy việc giúp trẻ thích 
nghi với trường mầm non là rất cần thiết và cần thực hiện ngay từ ban đầu.
 Do đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi 
sớm thích nghi với trường lớp mầm non” làm đề tài nghiên cứu cho mình 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 - Tìm hiểu những phương pháp thực tế và gần gủi nhất nhằm giúp cho trẻ 3- 4 
tuổi trường mầm non Sao Mai
 - Tìm tòi những biện pháp dựa trên các cơ sở lý luận nhằm liên quan đến việc 
giúp trẻ thích nghi với lớp mầm non.
 - Tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập gần gủi để giúp trẻ có hứng thú khi 
trên lớp.
 - Đề xuất một số biện pháp với phụ huynh và nhà trường nhằm giúp trẻ sớm 
thích ghi với lớp mầm non.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đề tài nghiên cứu nắm bắt tâm lí trẻ 3 - 4 tuổi lớp mầm 1 trường mầm non 
Sao Mai 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ chính của đề tài này là tìm ra một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 3 – 
4 tuổi sớm thích nghi với lớp mầm non 
 5. Phương pháp nghiên cứu
 1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận 
 - Thu thập thông tin về trẻ có liên quan đến vấn đề nhằm xây dựng định 
hướng cho đề tài. 
 2 .Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 * Phương pháp quan sát
 - Quan sát những cử chỉ của trẻ lúc đến trường và hành động của trẻ trong một 
này ở lớp mầm non.
 3 II. NỘI DUNG 
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề
 - Vì sao phải nắm bắt tâm lí nhằm thích nghi với lớp mầm non?
 - Mọi người vẫn biết rằng mầm non là tiền đề để hình thành nên một nhân 
cách con người, và chính vì vậy đối với trẻ lứa tuổi mầm non trẻ cần được tiếp xúc 
với môi trường học tập và môi trường vui chơi phù hợp hợp với trẻ
 - Tôi thật sự thấy việc làm như thế nào để khiến cho những đứa trẻ trở nên 
vui tươi, hồn nhiên của tuổi thơ một cách trọn vẹn là việc quan trọng hàng đầu.
 - Tôi tự đặt câu hỏi cho bản thân là tại sao trẻ lại có thái độ rất tiêu cực khi 
đến lớp, và qua sự quan sát thì tôi mới nhận ra nhiều lý do chủ quan cũng như lý 
do khách quan nhằm tác động trực tiếp đến tâm lí của trẻ.
 - Một số gia đình chưa quan tâm đến trẻ, từ nhỏ cháu không được tiếp xúc với 
môi trường bên ngoài, thậm chí cháu không được giao tiếp với người khác.
 - Bên cạnh đó có một số gia đình có điều kiện về kinh tế thì cháu lại được 
ông bà, bố mẹ nuôn chiều và đùm bọc, nên khi bước ra một môi trường mới cháu 
gặp rất nhiều khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. 
 - Vì hầu hết phụ huynh là nông dân nên đôi lúc họ rất bận rộn và tỏ thái độ 
không hợp tác với cô giáo trong việc chăm sóc cho trẻ, nhiều lúc phụ huynh cho 
cháu đi từ cổng vào một mình nên việc trao đổi với phụ huynh còn nhiều hạn chế.
 2. Thực trạng của vấn đề
 a. Thuận lợi :
 - Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, đầu tư cơ sở vật 
chất, trang thiết bị, phòng học rộng rãi, thoáng mát, an toàn cho trẻ 
 - Môi trường trong lớp và ngoài lớp rộng rãi, sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi đẹp 
 - Phụ huynh nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ cô giáo trong quá trình học tập của trẻ
 - Giáo viên được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ 
 - Trẻ trong lớp đều khỏe mạnh, phát triển cân đối, không có trẻ bị suy dinh 
dưỡng hoặc sức khỏe yếu
 b. Khó khăn : 
 - Hiện tại tôi đang dạy lớp mầm 3 - 4 tuổi với tống số là 26 cháu, tổng số nữ 
là 14 cháu, nam là 12 cháu, dân tộc là 3 cháu.
 5 - Đối với trẻ thơ những hình ảnh sinh động và nhiều màu sắc là điều đầu tiên 
giúp trẻ cảm thấy thích thú, Việc tạo được môi trường lớp học làm sao để thích là 
điều khiến tôi phải suy nghĩ 
 - Bởi vì vậy khi được phân công nhận lớp mầm 1 thì tôi đã tranh thủ thời gian 
rãnh của mình để ra dọn vệ sinh và trang trí lớp thật sinh động. Hầu như các cháu 
nhỏ điều thích những màu sắc tươi vui chính vì vậy tôi trang trí các góc chơi bằng 
những giấy màu có màu sắc tươi sáng với những hình dạng ngộ nghĩnh và đồ chơi 
cho trẻ phải thật phong phú, tôi sắp xếp đồ chơi ngay ngắn và đủ tầm với của trẻ. 
Q2Để khi trẻ bước vào lớp sẽ thấy một lớp học thật sinh động
- Tôi tận dụng những nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng trang trí lớp, tạo môi 
trường gần gũi cho trẻ 
 * Ví dụ : Trong lớp tôi trang trí góc phân vai 
 Góc phân vai là góc trẻ rất thích tham gia, vì nó tái hiện lại hình ảnh trong gia 
đình trẻ, vì vậy tôi trang trí góc với những hình ảnh về gia đình, một số đồ dùng, 
đồ chơi trong gia đình, khi trẻ tham gia chơi trẻ sẽ được giống như đang ở nhà 
mình, hầu hết những cháu mới đi học tôi thấy các cháu thích chơi ở góc này, vì có 
đồ dùng phong phú, đẹp mắt mà còn được sống trong hình ảnh của gia đình 
 Hình ảnh bé chơi ở góc phân vai
 7 Hình ảnh cô đón bé vào lớp
 - Để trẻ có thể dễ dàng làm quen với tôi, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp, trong 
đó tôi cũng đã hóa thân làm những người bạn thân thiết của các bé, thường xuyên 
nói chuyện và chơi cùng trẻ, quan tâm chia sẻ với bé, giúp đỡ bé những khi bé cần 
 - Lớp mầm tôi đang dạy thì có một số cháu đã được đến trường rồi nên những 
cháu đó tôi làm quen rất nhanh. Khi cháu đã đi học thì chúng cũng dễ thích nghi 
hơn các bạn khác, các bạn cũ còn giúp tôi trong công tác đón trẻ , giúp cô mang 
cặp hoặc quần áo cho bạn mới vì lúc đó bạn mới hay khóc.
 - Còn lại những cháu lần đầu tiên đến trường thì khi thấy tôi ra đón thì cháu 
khóc và không chịu buôn bố mẹ ra, và ngay lúc đó tôi nghĩ rằng mình phải để lại 
trong trẻ một hình ảnh quen thuộc, vì thời gian của trẻ chủ yếu là ở trường nên tôi 
đã tạo cho trẻ một hình ảnh quen thuộc khi mỗi sáng đến lớp tôi đều đón trẻ vào 
lớp, Tôi nói chuyện gần gũi với trẻ mọi lúc mọi nơi, tôi thường ôm trẻ vào lòng và 
kể cho trẻ nghe những câu chuyện tôi tự nghĩ ra giống như tình huống của trẻ, để 
trẻ hiểu và sẽ sớm thích đi học và làm quen với bạn hơn 
 9 đứa trẻ thì chúng cũng sẽ dành tình yêu thương cho chúng ta, qua đó công việc của 
chúng ta sẽ thuận lợi hơn , nhờ sự giúp đỡ của trẻ 
 - Nếu trẻ không gần gũi ,không yêu thương cô giáo thì công việc sẽ gặp rất 
nhiều khó khăn, khi trẻ có cảm giác xa cách và không muốn gặp cô giáo 
 - Để trẻ thấy được cô là người quen thuộc như thế nào, bản thân tôi cũng đã cố 
gắng hết sức , nhẹ nhàng với trẻ trong mọi tình huống, thường xuyên quan tâm và 
trao đổi với phụ huynh về những điều trẻ thích, cũng như không thích, để trên lớp 
tôi có thể vận dụng những điều đó tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn 
 Biện pháp 3 : Tạo cho trẻ môi trường thoải mái
 - Tuy những ngày đầu tiên đi học trẻ khóc rất nhiều, thay vì cho trẻ ngồi trong 
lớp và đóng cửa lại thì tôi lại cho trẻ ra ngoài sân hoạt động. Tuy những cháu khóc 
thì vẫn không muốn hoạt động vui nhảy nhưng những cháu đã đi học rồi thì rất 
hứng thú tham gia các trò chơi do cô tổ chức, và chơi những đồ chơi ngoài trời.
 Hình ảnh bé chơi trò chơi ở ngoài trời
 - Khi vào tiết học tôi vẫn không gò bó trẻ mà để trẻ thực hiện những thói quen 
hàng ngày dù đó là thói quen xấu như: mang kẹo khi đến lớp hoặc không cho cô 
cất dép, cất cặp  tôi sẽ quan sát trẻ để khi trẻ quen dần với lớp thì tôi sẽ cho cháu 
vào nề nếp của lớp
 11 - Chính vì vậy mà tôi có thể hiểu trẻ hơn, phối hợp các công việc, các hoạt 
động nhịp nhàng nên đạt hiệu quả cao trong công việc, trẻ yêu thường, yêu lớp, 
yêu bạn bè và cô giáo của mình hơn 
 - Để trẻ cảm thấy thoải mái nhất tôi thường xuyên lồng ghép những chuyên đề 
vào hoạt động như lồng ghép âm nhạc, thiết lập được bầu không khí thoải mái 
trong các hoạt động , có sự tác động âm nhạc sẽ làm cho trẻ vui vẻ và minh mẫn 
 - Môi trường hoạt động của trẻ phải gần gũi và thu hút trẻ, bên cạnh đó môi 
trường hoạt động của trẻ phải an toàn, đảm bảo tính thẫm mỹ và khoa học, khi trẻ 
tiếp xúc với môi trường thoải mái thì trẻ cũng sẽ hứng thú , tham gia tích cực các 
hoạt động, từ đó trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi vơi trường lớp mà mình đang học 
 Hình ảnh lồng ghép âm nhạc và hoạt động
 Biện pháp 4 : Thông qua học sinh củ để làm quen học sinh mới
 - Tuy là mới vào đầu năm học, nhưng thật may mắn vì tôi cũng đã có thời 
gian đủ dài để có thể làm quen cũng như nắm bắt sơ lượt về tâm lí cũng như đặc 
điểm phát triển của một số cháu học sinh cũ.
 - Những bạn cũ là những nười bạn thân thiết nhất của trẻ , đối với những trẻ 
đã được đi học trước thì trẻ thường mạnh dạn hơn, cũng như các thói quen nề nếp 
trẻ đều nắm được 
 13 các cháu củ nhắc lại và liên tục ngày nào cũng vậy thì dần dần các cháu mới đi học 
sẽ phần nào tiếp nhận được.
 - Mặt khác khi tổ chức các hoạt động vui chơi, hay học tập tôi cũng hướng 
cho những trẻ cũ kết hợp với những bạn mới để cho các cháu dễ làm quen và sẽ 
quên đi cảm giác nhớ nhà, nhớ bố mẹ của mình, từ đó sẽ giúp cháu 
 Thích nghi sớm hơn 
 Hình ảnh học sinh mới và học sinh cũ chơi nhóm cùng nhau
 Biện pháp 5 : Cô giáo là người ân cần và thân thiện
 - Các cháu có thích nghi được với môi trường sớm hay muộn phụ thuộc vào 
rất nhiều yếu tố như: gia đình, trường lớp, bạn bè, cô giáo, nhưng yếu tố ảnh 
hưởng nhiều nhất đó chính là thái độ và cách cư xử của cô giáo.
 - Khi cháu được bố mẹ đưa đến lớp thì tôi ra đón cháu với nụ cười thật tươi, 
trước tiên tôi chào phụ huynh một cách thân mật để trẻ biết rằng cô giáo cũng là 
người quen của gia đình mình, tiếp đó tôi ân cần dạy bé cách chào ông bà bố mẹ 
khi đi học và tôi nhẹ nhàng phụ cháu cởi áo khoác hoặc cất đồ cá nhân vào cặp và 
cho cháu tạm biệt ông bà cha mẹ rồi vào lớp. Có nhiều cháu đã quen dần với 
trường lớp thì cháu vui vẻ vào lớp cùng cô, nhưng có 2-3 cháu còn thường xuyên 
khóc nhè khi đế lớp thì tôi vẫn vui vẻ cười tươi ra đón cháu và trao đổi với phụ 
 15 - Vào giờ chơi tôi cùng chơi trò chơi cùng các cháu như trò chơi con bọ dừa, 
con thỏ, vắt nước cam những trò chơi có sự vui tươi. Vào giờ hoạt động góc tôi 
cùng làm cô bán hàng để dẫn dắt trẻ vào trò chơi, tôi làm chú công nhân để phụ bé 
xây trường mầm non và khi chơi xong tôi cùng bé cất đồ chơi.
 - Giờ ăn trưa tôi thường xúc cơm cho các cháu còn nhút nhát. 
 Biện pháp 6 : Cô thường trao đổi và phối hợp với phụ huynh
 - Để cho các cháu được phát triển một cách tốt nhất thì không thể thiếu sự hợp 
tác giữa cô giáo với phụ huynh giữa nhà trường với gia đình. Chính vì vậy việc 
trao đổi với phụ huynh là việc cần làm hằng ngày của các cô.
 - Đối với trẻ ngay từ lúc trẻ còn nhỏ thì được sự quan tâm chăm sóc của gia 
đình, vì vậy gia đình rất quan trọng đối trẻ, việc giáo dục trẻ đối với các bậc phụ 
huynh là việc làm quan trọng. trẻ sẽ phát triển tốt nếu như được sống trong môi 
trường gia đình vui vẻ và hòa thuận 
 - Một số trẻ thường rất ương bướng bởi vì hằng ngày trẻ không được sự quan 
tâm của bố mẹ ,hoặc là bố mẹ thường xuyên đánh nhau, nên ảnh hưởng rất nhiều 
tâm lý của trẻ, đa số những cháu đó thì việc trẻ thích nghi với môi trường lớp học 
mầm non là điều rất khó khăn, bởi lẽ trẻ không có cảm giác an toàn và trẻ có tính 
sợ hãi, nhút nhát 
 - Đối với những trường hợp mà phụ huynh quan tâm thì việc trao đổi cũng 
như kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo rất dẽ dàng, tôi có thể nắm được đặc điểm 
tâm lý của trẻ thông qua bố mẹ trẻ, từ đó tôi lựa chọn các các phương pháp để giúp 
trẻ làm quen tốt hơn và sớm hơn,đối với những phụ huynh mà họ chưa dành nhiều 
thời gian quan tâm đến con em mình vì điều kiện kinh tế khó khăn hoặc vì hoàn 
cảnh gia đình thì chính bản thân tôi cũng gặp khó khăn trong việc trao đổi. Trẻ vừa 
khó thích nghi mà tôi lại khó có cách để dễ tiếp cận và nắm bắt dược tâm lý của 
trẻ, tuy vậy nhưng tôi không hề bỏ cuộc, đối với những trường hợp này ngoài việc 
ở trên lớp tôi thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, hỏi trẻ về cuộc sống và những 
việc xảy ra ở nhà, thông qua đó tôi nắm được nhược điểm tâm tư nguyện vọng của 
trẻ, từ đó động viên trẻ để trẻ sớm quên đi những chuyện không vui trong gia đình, 
còn về phụ huynh , để hiểu được hoàn cảnh của họ tôi đã dành thời gian vào buổi 
 17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_som.doc