Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi ngủ trưa ngon giấc tại lớp Mầm 2 trường Mầm non Phú An
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi ngủ trưa ngon giấc tại lớp Mầm 2 trường Mầm non Phú An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi ngủ trưa ngon giấc tại lớp Mầm 2 trường Mầm non Phú An
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: 2. Ngày tháng năm sinh: 15 /11 /1992 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 5. Điện thoại: ( CQ) ( NR ) : ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất: ĐHSP - Năm nhận bằng : 2017 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC : - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non. - Số năm có kinh nghiệm: 4 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi + Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 24-36 tháng tại trường MN Phú An. Xuất phát từ những lí do trên cũng như hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ trưa, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi ngủ trưa ngon giấc tại lớp Mầm 2 trường MN Phú An” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017-2018 này. II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1.Cơ sở lí luận - Đối với độ tuổi mẫu giáo bé thì giấc ngủ rất cần thiết đối với trẻ. Trẻ có một giấc ngủ sâu và đủ giấc thì trẻ sẽ được phát triển toàn diện về mọi mặt “ đức, trí, lao, thể, mĩ ”. Dựa vào đặc điểm đó mà việc đưa một số biện pháp một cách phù hợp để giúp cho trẻ ngủ ngon và sâu là rất cần thiết. 2.Cơ sở thực tiễn - Trẻ còn nhỏ chưa có ý thức, thích gì làm đấy, trẻ chưa có nề nếp trong các hoạt động. Do đó các cô giáo trong lớp phải hướng dẫn, phải rèn cho trẻ từng li, từng tí, để đưa trẻ vào nề nếp chung của lớp. Tôi thấy đây là một vấn đề vô cùng khó khăn, đòi hỏi các cô giáo phải nhiệt tình chăm sóc trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Với bản thân tôi là một giáo viên tôi thấy cần phải rèn thói quen tốt cho trẻ trong giờ ngủ. - Đa số học sinh lớp tôi đều chưa trải qua lớp bán trú và từ nhà trẻ lên, cháu chưa quen với nề nếp ở trường, phần lớn cháu còn khóc nhè khi ở lại trường. Vì thế việc ngủ trưa là điều hết sức khó khăn với học sinh lớp tôi. - Đa số con em ở lớp tôi đều xuất phát từ nhà nông, vì vậy họ ngó lơ đi việc chăm sóc con cái thậm chí việc đưa con đến trường hay việc hỏi thăm tình hình sức khỏe con cái. Ba mẹ không có thời gian để quan tâm bảo ban giấc ngủ trưa hay việc chăm sóc sức khỏe con thơ. - Đối với trẻ việc ngủ trưa hoàn toàn xa lạ và là điều không phải thói quen của trẻ. Họ không nhắc nhở con cái ngủ trưa, khi không có ba mẹ ở nhà con cái họ thường đi chơi nắng vào buổi trưa và đây là điều thích thú đối với trẻ. Một số phụ huynh thì còn nuông chiều con cái. - Đa phần các cháu đều không thích ngủ trưa, đặc biệt là các cháu hiếu động. So với việc chạy nhảy, vui đùa, chơi các trò chơi hấp dẫn thì việc tổ chức cho trẻ ngủ trưa giống như “cực hình” đối với các cháu. Qua khảo sát tuần đầu tiên trên lớp tôi nhận thấy như sau: STT Nội dung Số trẻ (30) % 1 Trẻ ngủ ngon, đủ giấc 10/30 33,3 % 2 Trẻ ngủ chưa đủ giấc 9/30 30% 3 Trẻ không chịu ngủ 12/30 40% 4 Trẻ nằm đúng tư thế khi ngủ 16/30 53,3% - Muốn các cháu có một giấc ngủ say mà không bị gò bó, tôi luôn chú ý đến giấc ngủ của các cháu, trẻ có ngủ đúng giờ và đủ giấc, khi thức dậy tinh thần mới sảng khoái, hoạt động mới tích cực, ăn sẽ ngon miệng, người sẽ khoẻ và tăng cân đều. Đặc biệt về mùa đông, trước khi trẻ đi ngủ tôi thường cới quần áo, nới dây mũ, khăn cho trẻ, sau đó quần áo của trẻ được gấp lại gọn gàng để tránh nhầm lẫn và khi trẻ ngủ dậy tôi lại mặc ngay cho cháu kịp thời để khảo bị lạnh. Mùa đông các cháu ngủ được đắp chăn đủ ấm và nằm trên giường, mùa hè phòng ngủ có đủ quạt mát cho các cháu ngủ ngon giấc. Tôi luôn chú ý tránh không cho trẻ nằm trực tiếp trên nền nhà và dưới quạt và mở quạt nhẹ không quá mạnh. Ngoài ra những ngày nóng bức, nhiệt độ cao đề phòng tránh tình huống mất điện đột xuất, tôi đã chuẩn bị sẵn một quạt nan để chị em trong lớp phân công quạt cho từng nhóm trẻ, như vậy trẻ sẽ không bị khó chịu và ngủ được yên giấc. 3. Giải pháp 3: Đưa trẻ vào giấc ngủ - Tạo cho cháu thói quen ngủ trưa và nên tuân theo quy luật. Không có nghĩa bạn phải bắt cháu ngủ trưa vào một giờ nhất định, nhưng bạn nên có một thời gian biểu hợp lý để cháu coi việc ngủ trưa là một hoạt động tự nhiên. - Việc tạo cho trẻ một tâm thế yên tâm thoải mái khi ngủ ở trường với cô giáo và các bạn là vô cùng cần thiết, như vậy trẻ mới có một giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng. Tôi thường hát cho trẻ nghe những bài hát ru hoặc mở đĩa nho nhỏ cho trẻ nghe những làn điệu dân ca quen thuộc, để giấc ngủ đến với trẻ được tự nhiên và thật thoải mái, mà không bị gò bó. . biết sống có trách nhiệm về việc làm của cháu. Cho cháu ngủ đúng giờ giấc hợp lí và dây đúng giờ để đảm bảo sức khỏe cho cháu. 4.Giải pháp 4: Chăm sóc tốt giấc ngủ của trẻ - Trong giờ ngủ của trẻ tôi luôn có mặt tại phòng ngủ để trông và quan sát trẻ ngủ, để sửa lại các tư thế nằm cho trẻ mà khi ngủ say trẻ thường đạp chăn đạp gối ra khỏi người, có trẻ bị hở lưng, hở bụng tôi kéo quần áo cho trẻ kịp thời hoặc có trẻ nằm cựa mình dễ lăn ra khỏi giường xuống nền nhà, nếu có cháu nằm sấp không đúng tư thế tôi sửa lại luôn cho cháu ngủ được thoải mái hơn. Có cháu khi ngủ say thường hay giật mình hoặc mê sảng khóc nhè, những lúc như thế tôi luôn có mặt kịp thời vỗ về và xoa đầu để cháu lại ngủ tiếp. Ví dụ 1: Trong giờ ngủ có trẻ cựa mình hoặc mở mắt tôi nhắc trẻ nhẹ nhàng và cho trẻ đi vệ sinh đẻ tránh tè dầm ra quần. Sau đó tôi đưa trẻ về chỗ ngủ tiếp. Ví dụ 2: Khi ngủ có trẻ tè dầm ra quần áo, trẻ lạnh, người khó chịu, có trẻ khóc và không ngủ được. Những lúc như thế tôi có mặt kịp thời để thay quần áo cho trẻ, rồi đưa trẻ vào giấc ngủ tiếp - Để giúp các cháu ngủ được sâu giấc, hàng ngày khi chăm sóc trẻ tôi đã gần gũi với trẻ để tìm hiểu tâm sinh lí của từng cháu, rồi từ đó nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ như: Cháu hay đổ mồ hôi trộm, cháu yếu thận, cháu hay giật mình, cháu mới ốm dậy, cháu ăn ít, cháu mới đi học, cháu khó ngủ...Đối với các cháu có những đặc điểm cá biệt trên, tôi đã phải cố gắng và tìm ra các giải quyết tốt nhất đó là: những cháu yếu thận, cháu hay đổ mồ hôi trộm, tôi xếp cho các chấu nằm ngủ riêng một dãy để tiện việc chăm sóc khi cần thiết và nhắc trẻ đi vệ sinh kịp thời, mà không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của các cháu khác. - Đối với những cháu mới ốm dậy, cháu mới đi học, cháu ăn ít, cháu hay giật mình, cháu khó ngủ, tôi thường trao đổi với các bậc phụ huynh về bữa ăn, giấc ngủ của trẻ hàng ngày, để về nhà gia đình phối hợp cùng nhà trường có chung biện pháp chăm sóc và rèn nề nếp cho trẻ được tốt hơn. Ngoài ra tôi còn mạnh dạn trao đổi với các cô, bác trong tổ nhà bếp để chế biến những món ăn hợp khẩu vị cho các cháu. Có như thế các cháu người mới khoẻ mạnh, ngủ ngon giấc và ngủ say hơn. Ví dụ: Là một cô giáo mầm non tôi biết được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, đối với các cháu mới đi học trẻ chưa quen với nề nếp sinh hoạt của lớp, trẻ khóc, cô giáo dỗ không nghe...Đối với các cháu này tôi luôn gần gũi, trò chuyện hỏi han trẻ, để trẻ chóng quen, rồi dần dần đưa trẻ quen với giấc ngủ ở lớp. - Không nên cho cháu ngủ quá dài hay quá ngắn. Ngủ quá lâu sẽ đi vào giấc ngủ say nên thức dậy cháu sẽ cảm thấy mệt mỏi. Thời gian ngủ hợp lí là 1 giờ 45 phút. 5.Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh. Các cháu đã dần dần hình thành thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Sau khi áp dụng các biện pháp đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi thực sự vui mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu và đã thu được kết quả như sau: + Các cháu biết phụ cô sắp xếp vạt giường, đặt gối chuẩn bị cho giờ ngủ. + Trước khi vào giờ ngủ các cháu đi vệ sinh + Nằm đúng tư thế khi ngủ. + Khi các bạn vào vị trí ngủ các cháu biết cùng nhau đọc thơ “Giờ đi ngủ” và đi vào giấc ngủ. Kết quả đạt cụ thể như sau: Kết quả Tỉ lệ Khảo sát của STT Nội dung sau 1 tháng đạt Đầu năm học (%) 1 Trẻ ngủ ngon, đủ giấc 10/30 cháu 23/30cháu 76,6 % 2 Trẻ ngủ chưa đủ giấc 9/30cháu 4/30 cháu 13,3% 3 Trẻ không chịu ngủ 12/30 cháu 5/30 cháu 16,6 % 4 Trẻ nằm đúng tư thế khi ngủ 16/30 cháu 25/30 cháu 83,3 % Trẻ nằm chưa đúng tư thế khi 5 ngủ 14/30 cháu 9/30 cháu 30 % 6 Trẻ hay đi vệ sinh trong giờ ngủ 8/30 cháu 2/30 cháu 6,6 % V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 1. Khả năng áp dụng: Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên, với kết quả đạt được, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên phải cần chăm sóc giấc ngủ cho cháu bằng tình thương và trách nhiệm của mình. - Nhẹ nhàng, không quát mắng những cháu chưa quen với việc ngủ trưa. - Giáo viên phải luôn luôn thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày để tạo cho trẻ một thói quen tốt. - Giáo viên phải nắm chắc quy chế tổ chức giờ ngủ của trẻ và nắm đước đặc điểm tâm sinh lý của từng cháu lớp mình. Tạo tâm thế tốt để trẻ yên tâm khi ngủ ở lớp. - Cần quan tâm tới những trẻ cá biệt, trẻ ăn yếu, trẻ mới vào, để trẻ nhanh chóng hoà nhập cùng các bạn - Tích cực tham khảo tài liệu trên mạng, trường mầm non khác, học hỏi đồng nghiệp để sử dụng biện pháp giúp cháu ngủ ngon hơn. - Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng giúp cháu đi vào nề nếp ở trường mầm non.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_ngu.docx