Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long

doc 29 trang skkn 30/08/2024 1111
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG MẦM NON KIM LONG
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen 
tự phục vụ ở trường mầm non năm học 2018 – 2019”
Tác giả sáng kiến: Trần Thị Phượng
 Tam Dương, năm 2019
 0 sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: 
thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần; từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng 
sống hòa nhập với môi trường xung quanh. 
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức 
của mình”. Quả đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 
ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất, vừa sức với trẻ, có như vậy trẻ 
mới biết quý trọng lao động, từ đó có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập, sự tự 
tin. Đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong 
cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, qua đó trẻ còn tạo dựng 
được tinh thần tập thể, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh. Từ đó 
chúng ta mới thấy việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết. Đó là 
phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ 
động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
 Vậy, muốn thực hiện được những nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình, nhà 
trường, các thầy cô giáo và toàn xã hội chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành 
những đứa trẻ có những đức tính tốt, biết cách lao động và làm việc để sau này 
trở thành người có ích cho xã hội.
 Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một 
thực tế: nhiều trẻ đã 3-4 tuổi mà vẫn chưa tự làm được những việc tự phục vụ 
bản thân như: tự xúc cơm, tự kéo khóa áo, cất đồ dùng cá nhân.... Đó là kết quả 
của việc cha mẹ đã tự làm thay trẻ mọi việc mà không biết mình đã vô tình tước 
đi của trẻ cơ hội để trẻ tự lập. Những đứa trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ luôn ỷ lại, 
dựa dẫm, nhút nhát, khả năng giao tiếp kém và không biết cách xử lí những vấn 
đề không may xảy ra trong cuộc sống thường ngày khi không có người lớn bên 
cạnh. Vì phần lớn các gia đình đều chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được mọi 
người chiều chuộng, chỉ cần đòi cái gì là sẽ được đáp ứng ngay, cha mẹ thường 
làm thay trẻ mọi việc nên từ đó khiến trẻ có tính phụ thuộc cao. Các cha mẹ luôn 
lo lắng những điều không hay sẽ xảy đến với con mình nên sẵn sàng làm thay trẻ 
mọi chuyện, điều đó làm cho trẻ cứ gặp khó khăn là lại nhờ người lớn giúp, gặp 
phải vấn đề là thu mình. 
 Nhiều cha mẹ lại có thói quen suy nghĩ và quyết định giúp con mọi thứ và 
họ cho rằng điều đó tốt cho trẻ. Hay có cha mẹ lại luôn lo lắng khi thấy con 
mình không chủ động trong học hành, luôn phải giám sát bên cạnh thì con mới 
làm, còn không sẽ không làm theo những yêu cầu của cha mẹ. Nhiều cha mẹ 
 2 “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm 
non năm học 2018 – 2019”
 3. Tác giả sáng kiến
 - Họ và tên: Trần Thị Phượng
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Kim Long, huyện Tam 
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại: 0983.363.818
 - E_mail: tranthiphuong.c0kimlongb@vinhphuc.edu.vn
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
 - Trần Thị Phượng
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 Giáo dục kỹ năng sống, giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường 
mầm non.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2018
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Nội dung lý luận của vấn đề nghiên cứu
 Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền 
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc 
chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó 
khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt 
Nam về Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đã đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ 
những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện.
 Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh 
hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một 
số dấu hiệu đáng tin cậy của việc bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự 
khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt 
hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra 
cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những 
 4 Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo 
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào hoạt động như: Phổ biến 
các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên giáo viên sưu tầm 
thêm các bài hát, bài thơ, câu chuyện của Bác để dạy cho trẻ. 
 Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu 
nghề, mến trẻ, luôn coi học sinh như chính con đẻ của mình. Tích cực học tập 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các đồng chí giáo viên trong tổ luôn 
có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
 Trẻ cùng một độ tuổi.
 Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, đã phần nào 
hiểu hơn về tầm quan trọng của bậc học mầm non nên họ có ý thức cho con đi 
học đều, đưa đón đúng giờ quy định.
 7.1.2.2. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên, bản thân tôi thấy vẫn còn một số khó khăn 
sau:
 Thời gian cho giáo viên sưu tầm các tư liệu để dạy trẻ học tập làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa được nhiều.
 Thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy các môn học vẫn còn hạn 
chế, chưa phong phú.
 Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục 
trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Vì vậy, còn ít tài liệu để tham 
khảo tìm hiểu.
 Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kĩ 
năng tự phục vụ cho trẻ.
 Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn rất kém, còn rụt rè nhút nhát nên buộc 
cô giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ. 
Bên cạnh đó lại có những cháu thích tự làm theo ý mình nên sẽ gây khó khăn 
cho tôi trong việc rèn nề nếp, thói quen cho các cháu.
 Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các 
trò chơi điện tử
 Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, 
không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.
 6 Tổng số trẻ: 24 Đạt Chưa đạt
 Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ
 Nội dung khảo sát
 lượng % lượng %
 - Tự dọn bát sau khi ăn 3 12,5 21 87,5
 - Tự cất bàn ghế sau ăn 3 12,5 21 87,5
 - Tự mình thay quần áo 2 8,3 22 91,7
 - Gấp chăn gọn gàng và để đúng nơi quy 
 2 8,3 22 91,7
 định sau khi ngủ dậy
 - Cất đồ dùng, đồ chơi đúng vị trí quy định 5 20,8 19 79,2
 - Trẻ biết rửa tay đúng cách bằng xà phòng 0 0 24 100
 Thời gian đầu khi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng tự phục vụ của đa số trẻ 
còn hạn chế (Biểu 1), bên cạnh đó cũng có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ rất 
tốt nhưng lại thiếu tính chủ động, trẻ luôn đợi chờ người lớn nhắc nhở thì mới 
chịu làm, chính những điều đó làm cho lớp học luôn trở nên lộn xộn khiến tôi 
luôn cảm thấy mệt mỏi và phiền lòng mỗi khi phải đến lớp dạy dỗ và chăm sóc 
trẻ.
 Trước những băn khoăn trăn trở đó, tôi đã đặt ra mục tiêu phải đạt được 
trong năm học này là làm gì, làm sao, làm như thế nào để giúp trẻ lớp mình có 
những thói quen tự phục vụ tốt khi ở trường mầm non? Điều đó không chỉ có 
không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn, cho toàn 
xã hội. Vậy để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ có thói 
quen tự phục vụ ở trường mầm non đạt hiệu quả, tôi sẽ phải làm gì trước tiên? 
Đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu những nguyên nhân đưa đến việc trẻ chưa có khả năng 
tự phục vụ và ý thức tự phục vụ của trẻ chưa tốt.
 7.1.2.4. Nguyên nhân
 Nguyên nhân thứ nhất: Xuất phát từ phía phụ huynh, do mỗi gia đình Việt 
Nam ngày nay thường chỉ có một hoặc hai con, tất cả tình cảm cha mẹ dành trọn 
cho những đứa con yêu qúy của mình. Ngoài ra, có những trẻ là con trai, cháu 
đích tôn trong gia đình nên được ông bà, cha mẹ chiều chuộng hết mức. Trẻ luôn 
được đáp ứng ngay mọi yêu cầu, mọi mong muốn của trẻ, ba mẹ và người lớn 
trong gia đình làm thay trẻ tất cả mọi việc vì họ sợ con vất vả, sợ qúa sức của 
con, sợ con làm không được theo ý mình, sợ mất thời gian... Điều này lâu dần 
hình thành ở trẻ tính ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười 
 8 Lập ra được các nội dung cần hướng dẫn trẻ, tôi thấy công việc trở nên đơn 
giản hơn rất nhiều và dễ dàng thực hiện hơn. Cũng vì thế mà thói quen tự phục 
vụ của trẻ lớp tôi dần được hình thành, trẻ dần đi vào nề nếp và có thói quen, kỹ 
năng của trẻ tốt hơn khi ở trường.
 7.2.2. Biện pháp 2: “Cô làm gương cho trẻ”
 Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và 
sinh hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn vừa là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ cùng 
chơi, cùng học, chăm chút cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ. Vì vậy vai trò của cô giáo 
rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ. Cô là tấm 
gương cho trẻ noi theo.
 - Ví dụ:
 + Khi đến lớp cô giáo cất gọn gàng túi sách, mũ, dép và khi trẻ đến thấy cô 
xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng theo cô.
 + Trong giờ học khi dạy học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của cô và nhắc 
trẻ xếp gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định.
 - Trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt cô giáo luôn là tấm gương trong 
việc giữ gìn sạch sẽ môi trường, lớp học. Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào 
đúng nơi quy định. Thường xuyên cùng trẻ vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau 
dọn đồ dùng đồ chơi, nhổ cỏ, nhặt rác quanh lớp học, sân trường. Khi được giúp 
cô trẻ thấy mình được làm việc có ích, thích được làm việc, từ đó hình thành cho 
trẻ một thói quen, nề nếp giữ gìn vệ sinh chung.
 + Ví dụ: Trước giờ ăn cô rửa tay trước khi chia cơm và nhắc trẻ rửa tay 
sạch sẽ trước khi ăn cơm. ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát, lau mặt, uống 
nước, súc miệng.
 - Rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. 
Hình thành cho trẻ nề nếp gọn gàng, dần dần trẻ có một thói quen tốt làm đâu 
gọn đấy. 
 7.2.3. Biện pháp 3: “Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động”
 Giờ đón-trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ, 
khăn... gọn gàng cất vào balo rồi để vào nơi quy định, khi cần tìm sẽ dễ dàng và 
nhanh hơn , trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình. Sau khoảng 1 
tháng tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất
 10 Những buổi cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên 
bàn hoặc trên tủ giá và yêu cầu trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của 
mình, kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất cất gọn 
gàng ngăn nắp đúng nơi qui định. Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy 
trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì từ 
đồ dùng đó.
 Trẻ tự lấy đồ dùng học tập
 Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động 
như: Nhặt lá rụng , nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng. Tôi chia 
trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một công 
việc khác nhau. Khi tháy trẻ gặp khó khăn khi thực hiện những kỹ năng mới tôi 
tham gia cùng làm với trẻ tôi kết hợp trò chuyện để hiểu vì sao cần chăm sóc 
cây, con vật, cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của việc đang làm giúp trẻ thân thiện 
với môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, yêu mến cảnh vật thiên nhiên ,yêu 
lao động... Và khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt nhiệm vụ do cô giao và được 
khen, trẻ thấytự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động tích cực tham gia các 
hoạt động của lớp.
 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_co.doc