Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

docx 17 trang skkn 23/01/2024 10002
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp giúp phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi”. Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Hảo Đơn vị: Trường Mầm non Thạnh Lộc 2- huyện Vĩnh Thạnh - TP Cần Thơ 1. Đặt vấn đề “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Thật vậy, trẻ em luôn là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, của dân tộc và của mỗi quốc gia. Muốn xã hội tồn tại và phát triển văn minh, phồn thịnh thì trước hết phải đặt nền tảng giáo dục lên hàng đầu. Đó chính là nhiệm vụ cần đặc biệt được quan tâm không chỉ đối với gia đình, nhà trường mà còn của toàn xã hội. Như chúng ta đã biết ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, hoạt động tạo hình là một hoạt động chủ đạo có ý nghĩa giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng cao nhất. Tuy nhiên để trí tưởng tưởng, khả năng sáng tạo của trẻ có thể bay cao, bay xa thì người lớn chúng ta, đặc biệt là giáo viên mầm non phải là những người định hướng và giúp trẻ trở thành một tài năng trong lĩnh vực nghệ thuật. Hoạt động tạo hình không những giúp trẻ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo mà còn hình thành cho trẻ những đức tính tốt như: biết yêu cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp và muốn tạo ra cái đẹp, hướng trẻ đến “Chân, thiện, mĩ”. Ngoài ra hoạt động tạo hình còn là phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ một cách hiệu quả. Trong đó, quá trình thực hiện hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển sáng tạo và tưởng tượng những cảnh vật, hiện tượng xung quanh trẻ mà trẻ chưa được nhìn thấy để sáng tạo ra những tác phẩm riêng của trẻ. Khi trẻ thực hiện các kỹ năng vẽ, nặn, cắt dán sẽ giúp cho cơ tay của trẻ phát triển ( phát triển vận động tinh), bàn tay của trẻ nhanh nhẹn và khéo léo hơn. Qua hoạt động tạo hình cũng tập cho trẻ tính gọn gàng, tỉ mỉ, cẩn thận và tính kiên nhẫn, tạo thói quen nề nếp tốt trong học tập. Kết quả hoạt động tạo hình đó chính là kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày, trong các hoạt động nhận thức khác. Hoạt động tạo hình là hoạt động sáng tạo trong đó trẻ làm đạo diễn và thỏa sức thể hiện mình. 1 khi trẻ thực hiện trong quá trình tạo ra sản phẩm tạo hình cô luôn áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, bắt trẻ phải thực hiện giống cô, “sao y bản chính”, chính vì thế kìm hãm sự sáng tạo của trẻ. Ưu điểm: Khi dạy theo phương pháp cũ đỡ tốn kém, đỡ tốn thời gian làm đồ dùng. Hạn chế: Trong giai đoạn hiện nay, phong trào đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và đào tạo nói chung và chương trình chăm sóc - giáo dục Mầm non nói riêng đang được triển khai rộng khắp ở nước ta. Phương pháp dạy luôn chú trọng vào trẻ, trẻ luôn là trung tâm trong mọi hoạt động, nếu vẫn dạy theo phương pháp cũ thì trẻ trở nên thụ động, không tích cực, không thể hiện được tính sáng tạo của riêng mình và trẻ trở nên nhàm chán khi tham gia vào hoạt động tạo hình. 2.1.2. Thực hiện theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ. Đặc biệt trong năm học 2018 – 2019 ngành giáo dục mầm non tiếp tục thực hiện chuyên đề trọng tâm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ tích cực hứng thú tham gia vào mọi hoạt động, trẻ tự tin tham gia vào hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể. Lúc này trẻ đóng vai trò trung tâm, trong mọi hoạt động, trẻ được tự do thể hiện khả năng của mình, thể hiện ý tưởng và sáng tạo khi tham gia hoạt động cùng bạn. Cô giáo chỉ là người hướng dẫn trẻ, theo dõi, quan sát trẻ, không áp đặt, không bắt buộc trẻ làm theo ý của cô. Có thể nói hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động có thể giúp trẻ thỏa sức sáng tạo, thể hiện những gì mình thích qua từng nét vẽ, từng thỏi đất nặn, hay những tờ giấy màu, chiếc lá, những loại màu sắc khác nhau, hay những nguyên vật liệu mở: lá cây, vỏ trứng, cát màu, hột hạt . Qua hoạt dộng này trẻ có thể tạo ra sản phẩm mang đậm phong cách riêng của mình mà không nhất thiết phải đi theo lối mòn “sao y bản chính” của giáo viên. 2.2. Cơ sở lý luận Theo nhà bác học vĩ đại người Ucraina - Anton Semenovitch Makarenco đã viết những cơ sở căn bản của việc giáo dục con người đã được hình thành trước 5 tuổi, những điều dạy trong thời kỳ này chiếm 90% tiến trình giáo dục cuộc đời, về sau giáo dục vẫn được tiếp tục nhưng đó lại là lúc hái hoa nếm quả, còn những nụ hoa thì được vun trồng ngay trong 5 năm đầu tiên. Trẻ ở lứa tuổi mầm non, mọi khả năng đang được 3 Năm học 2018 -2019 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi của trường, lớp tôi có 34 cháu, trong đó 19 cháu nữ, 15 cháu nam, với độ tuổi đồng đều, đây là một thuận lợi lớn để tôi rèn luyện phát triển kỹ năng thẩm mỹ qua hoạt động tạo hình. Bên cạnh đó, năm nay lớp tôi cũng có một số cháu mới đi học cũng gặp không ít khó khăn cho việc rèn kỹ năng, phát triển sáng tạo cho trẻ , nhưng với lòng yêu nghề, tình yêu thương giành cho các cháu tôi đã không bỏ cuộc, luôn tận tâm, tận lực cho công việc chăm sóc và giáo dục trẻ. 2.3.3. Thuận lợi Bản thân là một giáo viên trẻ, tôi luôn luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu về mọi mặt trên phương diện giáo dục: cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Bên cạnh đó nhà trường cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể trao dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm qua việc tổ chức các tiết thao giảng, chuyên đề, dự giờ để chị em cùng nhau ngồi lại đóng góp, chia sẻ, rút kinh nghiệm để cùng nhau nắm vững phương pháp giáo dục trẻ. Là một giáo viên trẻ luôn luôn có tinh thần sáng tạo, thích đổi mới, yêu thích nghệ thuật, có năng khiếu nghệ thuật, nên việc dạy trẻ có phần dễ dàng hơn Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự đồng thuận và hỗ trợ kịp thời, tin tưởng, tín nhiệm, phối hợp của các bậc phụ huynh trong việc cùng nhau tìm những nguyên vật liệu mở giúp tôi có thể hoàn thành tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trường ở khu vực nông thôn nên các nguyên vật liệu mở rất dễ kiếm tìm: lá cây, vỏ sò, ốc, vỏ hạt dẻ, các loại hột hạt .nguyên vật liệu đa dạng, phong phú là một trong những cách giúp trẻ có thể thu hút trẻ và giúp trẻ thỏa sức sáng tạo. 2.3.4. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi, tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo: do các cháu có tư duy, khả năng sáng tạo khác nhau, một số trẻ lần đầu đến lớp nên kỹ năng cầm bút vẫn chưa đúng, kỹ năng vẽ, xé, cắt dán còn yếu, mỗi trẻ khác nhau có khả năng nhận thức khác nhau. Phần lớn phụ huynh là nông dân, trình độ nhận thức chưa cao, chưa hiểu sâu về thẩm mỹ nói chung và môn tạo hình nói riêng nên trong quá trình dạy cũng gặp không ít khó khăn từ phía phụ huynh trong việc hợp tác giữa giáo viên và cha mẹ. 2.4. Các biện pháp đã tiến hành: 5 cháu sẽ thực hiện một cách tích cực, sáng tạo và sản phẩm của giờ hoạt động đó thật đa dạng. Góc nghệ thuật của lớp tôi trưng bày những sản phẩm đẹp của các cháu về các đề tài vẽ, nặn, xé, dán, tranh cát trong chủ đề; các sản phẩm cháu tạo ra từ các nguyên vật liệu địa phương, các vật liệu như giấy màu, giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán, bút màu, màu nước, lõi giấy, họa báo, hộp sữa chua để trong các góc chơi hoạt động ngoài trời, hoạt động góc. Cháu được chơi tự do và thể hiện ý tưởng của mình theo ý thích, từ chỗ được tạo hình một cách sáng tạo không bị gò ép đề tài và thời gian tạo hình trẻ sẽ tích cực say sưa hứng thú tạo hình một cách sáng tạo và đây cũng là một cơ hội để tôi phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu tạo hình cho trẻ. 2.4.2. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo án phù hợp với lớp mình phụ trách: Vận dụng phương pháp đổi mới, tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ phát triển và thể hiện hết khả năng sáng tạo của trẻ trong các đề tài tạo hình nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, qua đó giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh qua các giác quan của trẻ giúp cho trẻ chủ động và sáng tạo hơn. Trước khi tổ chức hoạt động tạo hình tôi luôn chuẩn bị tốt giáo án, chú ý lựa chọn các biện pháp để vận dụng vào từng đề tài, hoạt động cho phù hợp. Như khi nào cho cháu quan sát, đề tài nào cần cho cháu cùng đàm thoại và đề tài nào cháu phải chuẩn bị nguyên vật liệu ở nhà đem lên lớp cho hoạt động học. Nghiên cứu kỹ từng phương pháp để lựa chọn nhiều hình thức khác nhau trong một hoạt động nhằm cho tiết học thêm sinh động và cháu không bị nhàm chán khi đến hoạt động tạo hình. Tùy theo tiết học mà tôi tổ chức cho cháu học theo nhóm thay đổi đội hình cho cháu hứng thú hơn trong giờ học. Ví dụ: Đối với chủ đề “ Thế giới động vật” với đề tài “ Cắt dán đàn cá” Tôi đã nhắc về chuẩn bị những họa báo cũ, giấy gói trái cây, lá cây khô mang vào lớp để cô và cháu cùng thực hiện. Với những nguyên vật liệu cháu đã chuẩn bị tôi sẽ cắt hình các chú cá có nhiều hình dạng to, nhỏ khác nhau để cháu dán thành một đàn cá. 2.4.3. Biện pháp gây hứng thú cho trẻ tập trung chú ý vào giờ học: Nghệ thuật tạo hứng thú cho trẻ vừa dễ vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ, nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ thay đổi hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng cách dùng những câu nói nhẹ nhàng, 7 gợi hỏi lại trẻ để trẻ tự nói lên những gì trẻ quan sát thấy và thực hiện vẽ theo trí nhớ và trí tưởng tượng của mình. Bên cạnh đó muốn cho các cháu tích cực hơn trong giờ học tôi thường xuyên lên kế hoạch sao cho việc thực hiện các đề tài vẽ, nặn, cắt, xé dán trong một chủ đề không bị trùng lặp. Nhằm giúp cho các cháu không bị nhàm chán. Để góp phần sinh động và hấp dẫn cho tiết học hơn và mới lạ hơn tôi đưa các trò chơi dân gian, câu đố, bài hát có nội dung gần với đề tài để cho cháu khắc sâu hơn những hình ảnh tạo hình. Ví dụ: “Vẽ bánh mứt ngày tết” tôi chọn bài hát “Xúc sắc xúc xẻ” cho cháu hát khi về bàn hoạt động, và có thể chọn bài hát “Sắp đến tết rồi”, “bánh chưng xanh”, “Ngày tết quê em” cho cháu nghe khi thực hiện. Với cách thay đổi hình thức vào bài, qua các tiết học, tôi nhận thấy trẻ rất tập trung chú ý, thể hiện sự phấn chấn, sảng khoái, hứng thú từ đó trẻ cho ra những sản phẩm rất phong phú và đa dạng, có nhiều sáng tạo trong từng tác phẩm. 2.4.4. Sử dụng đa dạng các loại nguyên vật liệu sẵn có (nguyên vật liệu mở) giúp trẻ tư duy, sáng tạo hiệu quả các tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Có thể nói việc sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu sẵn có giúp cho trẻ 5 – 6 tuổi sáng tạo các sản phẩm tạo hình là tiền đề tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non. Bởi việc sưu tầm và sử dụng đa dạng các nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng để khuyến khích trẻ phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ. Mà hiện nay, trong các hoạt động tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn còn ngại đổi mới, vẫn sử dụng những nguyên vật liệu truyền thống: giấy màu, hồ dán, sáp màu để cho trẻ thực hiện. Bản thân tôi nhận thấy những nguyên vật liệu truyền thống ấy chưa đủ để phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ, nên tôi đã mạnh dạn học hỏi, nghiên cứu và sưu tầm những nguyên vật liệu mở để đưa vào cho trẻ hoạt động, để trẻ có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình vào từng tác phẩm nghệ thuật. Ví dụ: Khi cho trẻ tạo ra các sản phẩm tạo hình về “thuyền và biển” tôi đã chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động theo ý thích và theo nhóm; những bạn nào thích sử dụng màu (màu sáp, màu nước) chung một nhóm; những bạn nào thích xé dán ( giấy màu, lá cây, vỏ tràm khô, các vỏ sò, nghêu ) chung một nhóm; nhóm sẽ sử dụng 9 nhà. Đồng thời tôi cũng phối hợp với phụ huynh bằng cách vận động phụ huynh hỗ trợ thêm nguyên vật liệu: họa báo, vỏ lon sữa, hộp sữa, vỏ cây, các loại hột hạt, lốp xe, để cho trẻ được thỏa sức sáng tạo. Ngoài ra, tôi còn mở tiết chuyên đề hoạt động tạo hình và mời phụ huynh đến dự để phụ huynh có dịp quan sát con học thông qua chơi, và có cách phối hợp rèn thêm cho trẻ ở nhà đồng bộ với phương pháp giáo dục của cô. 2.5. Tính khả thi - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, các biện pháp đưa ra phù hợp với thực trạng công tác giáo dục phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình của trẻ 5-6 tuổi, từ đó đạt được kết quả cao. Cách giải quyết vấn đề đặt ra của sáng kiến phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của giáo viên mầm non nên đảm bảo được tính khả thi, đã áp dụng thuận lợi, hiệu quả trong trường Mầm non Thạnh Lộc 2 và có thể vận dụng tốt các trường mầm non thuộc địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. 2.6. Hiệu quả của sáng kiến Sau quá trình thực hiện các biện pháp của sáng kiến đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế qua việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải để tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ, vừa giúp trẻ duy trì và phát huy hứng thú, sáng tạo, vừa đỡ tốn kém kinh phí mua nguyên vật liệu cho trẻ tạo hình. Về mặt xã hội: Sáng kiến đã giúp nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên, các bậc cha mẹ học sinh và của trẻ trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo hình, giúp phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ trong các trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Kết quả cụ thể sau khi triển khai thực hiện sáng kiến: - 94 % trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình. - 90% trẻ phát huy tính sáng tạo trong các tác phẩm tạo hình của mình. - 89% trẻ biết nhận xét cái đẹp trong tác phẩm của mình và của bạn. - 93% trẻ thể hiện cảm xúc trước cái đẹp, yêu quý cái đẹp, bảo vệ cái đẹp. - 100% Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu cho trẻ và cùng trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường tạo hình. Dưới đây là bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện các biện pháp trên: 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_phat_huy_tinh_ti.docx