Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuổi, lớp Lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuổi, lớp Lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuổi, lớp Lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một
Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP CHUẨN BỊ TỐT TÂM THẾ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI LỚP LÁ 4 TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA VÀO LỚP MỘT I. Phần mở đầu 1 . Lý do chọn đề tài “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.” Đối với trẻ năm tuổi, hoạt động vui chơi đang đóng vai trò chủ đạo, chơi là hoạt động mang tính tự nguyện, thoải mái, trong khi chơi, trẻ được hoàn toàn tự do, tùy theo sự hứng thú của trẻ để lựa chọn trò chơi, đồ chơi, bạn chơi, không bị ép buộc. Khi bước vào lớp một, trẻ phải làm nhiệm vụ của một học sinh, hoạt động chủ yếu là học tập, là hoạt động mang tính bắt buộc, có tính tổ chức, mục đích, có kế hoạch. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi tâm thế sẵn sàng bước vào lớp một là rất quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Trong quá trình làm việc, bản thân tôi luôn đặt câu hỏi cần chuẩn bị gì? Và chuẩn bị như thế nào để đạt được hiệu quả? Ở đề tài này, tôi đưa ra một số biện pháp mà bản thân đã học tập, đúc kết được để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, đồng thời có thể tư vấn cho phụ huynh những việc làm cần thiết để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp một. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là mối quan tâm lớn của nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm trong quá trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ. Mới đầu năm lớp lá, tôi đã nhận thấy sự nôn nóng của phụ huynh, đa số mọi người đều hỏi có nên cho con đi học chữ trước hay không, hay vẫn có những phụ huynh ban ngày đưa trẻ đến trường mầm non, tối về vẫn đưa trẻ đi phụ đạo viết chữ, làm toán mà bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâm sinh lý ở trẻ, ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý và hứng thú học tập của trẻ sau này, dễ tạo cho trẻ cảm giác chán nản, hay thậm chí là thấy sợ mỗi khi nhắc đến việc học. Mặc khác không ít những phụ huynh vì mải mê công việc lại phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việc không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 1 Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng vấn đề chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non Krông ana và nhận thấy một số ưu và nhược điểm trong hoạt động chuẩn bị tâm thế cho trẻ của cả giáo viên và phụ huynh. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi qua sách báo, internet, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát các hoạt động của trẻ. Phương pháp điều tra thực tế. Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiêm Phương pháp thống kê toán học. II. Phần nội dung 1.Cơ sở lý luận Vì lợi ích 10 năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người. Học tập và làm theo lời dạy của bác, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non, nền móng đầu tiên của sự nghiệp giáo dục. Theo điều 19 của luật giáo dục: Giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Thể lực là chuẩn bị cho trẻ về chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh. Phát triển trí tuệ là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích hứng thú với hoạt động của trí óc. Phát triển ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức ở trường phổ thông. Phát triển tình cảm xã hội là dạy trẻ biết cách ứng xử lễ phép với mọi người xung quanh, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xủ phù hợp. Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 3 Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một. hoặc những trẻ nhanh nhẹn hơn biết đọc, biết viết sẽ trở nên chủ quan, lơ là học tập khi bước vào học chính thức. Bên cạnh đó, có nhiều phụ huynh cho trẻ đi học tại các lớp học thêm sẽ dễ bị sai phương pháp, lệch lạc khó sửa. Vì thế với những trẻ đã lỡ đi học trước, cha mẹ càng nên quan tâm khi các cháu vào lớp 1, rất có thể những cháu học trước mới là những cháu có vấn đề bất ổn về học lực. Bên cạnh đó, hiện nay có một số cơ sở dạy thêm tràn lan, lợi dụng tâm lý lo lắng của phụ huynh khi có con vào lớp 1. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là gì? Tôi thiết nghĩ nên nhìn nhận từ hai phía: Một phần do nhu cầu xã hội, cụ thể là các bậc cha mẹ. Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi đi học nên một số người đã cho con đi học sớm. Và sau đó nhiều người khác cũng lo sợ con mình bị tụt hậu so với bạn bè, sợ con mình không theo kịp các bạn trong lớp song cũng có nhiều người lại quá chủ quan trong việc chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1. Bên cạnh đó phải kể đến một số giáo viên còn chủ quan, chưa quan tâm đến quá trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ, tâm lý e ngại, chưa tâm huyết với nghề. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì dễ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêmtrọng đối với quá trình học tập của trẻ sau này. Trước tình hình thực tế đó, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu đề ra những giải pháp cụ thể, nhằm giải quyết những khó khăn, tạo tâm lý sẵn sàng cho trẻ vào lớp một một cách vững vàng nhất Chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông là chuẩn bị toàn diện về mọi mặt không thiên về khía cạnh nào, và tuỳ theo lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà ta áp dụng các bài tập, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, sinh hoạt cho phù hợp. Trẻ vừa phải thông qua hoạt động vui chơi của trẻ để chuẩn bị tâm thế đến trường vừa được tiếp xúc với dạng hoạt động mới: Hoạt động học tập. + Dưới đây là bảng khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện các biện pháp mới. Số trẻ : 32 cháu Kết quả STT NỘI DUNG Tốt – Khá Trung YẾU bình 1 Phát triển về thể chất 24 cháu 7 cháu 1cháu 75% 22% 3,1% Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 5 Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một. của lớp trẻ hiểu được và chấp hành những nội quy, quy định chung của nơi trẻ đến, điều này giúp trẻ dễ dàng chấp nhận và thực hiện tốt các quy định khi bắt đầu vào lớp một. Rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ: Tự rửa tay, chân, mặt, tự mặc quần áo, đi giầy dép, tự xúc cơm, có ý thức giữ gìn vệ sinh quần áo, rèn cho trẻ ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, biết để giày dép nơi quy định, thu dọn đồ dùng đồ chơi sau khi chơi, không vứt rác bừa bãi, khạc nhổ ra sàn nhà, sân chơi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.. tất cả những thói quen này giúp trẻ tự lập và thích ứng với môi trường mới khi trẻ bước vào lớp một. Chuẩn bị về mặt thể chất là một việc làm hết sức quan trọng cho trẻ không chỉ dừng lại ở sự chuẩn bị về chiều cao, cân nặng mà còn là sự chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có độ khéo léo của đôi bàn tay và phản xạ có tính nhanh nhạy. Đảm bảo sức khỏe tốt theo đúng các chỉ tiêu sinh lý bằng cách cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo môi trường sống vui vẻ, hạnh phúc cho trẻ Để có được tố chất đó, cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ. Kết hợp với nhà trường và trung tâm y tế huyện cân và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để chấm biểu đồ tăng trưởng đồng thời biết được tình hình sức khỏe của từng trẻ. Tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng để trẻ được hít thở không khí, hấp thu tiền vitamin d có lợi cho sự phát triển chiều cao. Có thể động viên trẻ, cho trẻ cùng tham gia làm một số việc giúp người lớn như : Xếp ghế chuẩn bị cho giờ ăn, phụ cô chăm sóc cây xanh,... Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ nghơi của trẻ.Những trẻ nào ăn chậm, ít ngủ, ít vận độngĐể theo dõi và có biện pháp tác động phù hợp hơn. Tăng cường tính tự lập trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. VD: Trẻ biết rửa tự rửa tay sau khi đi vệ sinh. Luyện tập thường xuyên khả năng vận động thô qua các hoạt động ngoài trời hay hoạt động thể chất có thể hướng dẫn cho trẻ tập các bài tập như : chạy sức bền, trèo lên xuống thang, đi trên ghế băng đầu đội túi cát... Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 7 Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một. + Về tâm thế đến trường phổ thông: Khêu gợi ở trẻ lòng mong mỏi được đến trường như các anh chị học sinh. Tất nhiên, trẻ mới ham thích vẻ bề ngoài của người học sinh như thích cặp sách mới, thích có bàn học mới, thích bộ đồng phục, thích có anh chị lớp trên đón vào trường. Hơn thế nữa, trẻ cảm thấy được đi học là niềm hạnh phúc lớn lao, được sinh hoạt trong sao nhi đồng, được quàng khăn đỏ, được học đọc, học viết, biết làm phép tính. .. Những đó là điều rất cần cho trẻ khi đến trường. Các phụ huynh, cô giáo cần kích thích sự hiểu biết, lòng ham thích đi học của con, tránh làm cho trẻ sợ đến trường. Trong giao tiếp, tổ chức các hoạt động, cần giúp trẻ hiểu để trở thành người tốt, người tài giỏi, làm được nhiều điều có ích cho bản thân và xã hội phải được đi học, chúng ta có thể nêu gương nhà bác sỹ giỏi, học sinh giỏi được đăng lên báo, được đưa lên truyền hình được mọi người yêu mến, từ đó củng cố niềm tin cho trẻ về tầm quan trọng của việc đi học. Ví dụ nên kể những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy sự tò mò và mong muốn được đến trường. Với những câu hỏi mà trẻ rất quan tâm, nên nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”. Không đưa nhà trường, cô giáo ra để dọa trẻ, tạo lập cho con một không gian học gọn gàng, sạch sẽ, hãy để con tự lựa chọn bàn học, tủ sách theo sở thích. Từ đó con sẽ thích ngồi vào bàn học và luôn có ý thức giữ gìn, chăm chút cho góc học tập của mình. + Về hoạt động trí tuệ: Tạo cho trẻ hứng thú nhận thức các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thích khám phá những điều mới lạ xung quanh. Rèn cho trẻ một số kỹ năng cơ bản của hoạt động trí tuệ như óc quan sát, so sánh, phân tích, suy luận đơn giản, cung cấp cho trẻ một số kiến thức cần thiết về môi trường xung quanh, làm nền tảng để trẻ tiếp thu tri thức khoa học ở trường phổ thông. Đối với trẻ mẫu giáo, khả năng chú ý của trẻ phát triển mạnh nhưng chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Các hiện tượng bên ngoài có màu sắc, kích thước, hình dạng hấp dẫn đều rất thu hút sự chú ý của trẻ, chính vì vậy, ta nên tập luyện cho trẻ biết tập trung chú ý vào những vấn đề cần nhận thức. Ví dụ: Trong giờ kể chuyện, cô giáo giao nhiệm vụ sau khi nghe cô kể xong chuyện, các cháu nói được tên các nhân vật, nội dung câu chuyện và kể Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 9 Một số biện pháp giúp chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ 56 tuồi lớp lá 4 trường mầm non Krông ana vào lớp một. tình huống, câu trả lời với cách lí giải logic, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà cũng rất thực tế. Ngoài ra, trong các tiết dạy, giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội sẽ giúp trẻ dễ dàng hình dung, ghi nhớ bài tốt hơn. Ví dụ: Hoạt động dạy trẻ đếm đến 8, nhận biết số 8. Cô làm slide để kể chuyện anh em nhà thỏ đi hái nấm và trình chiếu trên máy tính. Cô cùng trẻ đếm số nấm với anh em thỏ. Với hoạt động này, trẻ được học toán mà ngỡ như đang nghe truyện cổ tích nên rất hứng thú, tập trung. Trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giáo viên có thể giao cho trẻ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi trẻ phải ứng dụng các kiến thức về số lượng, phép đếm như: Lấy số ghế, số bát ăn cơm,.. tương ứng với số lượng các bạn đang ngồi, hay lấy 5 quả bóngNhiều nhiệm vụ đòi hỏi trẻ phải sử dụng các kiến thức về kích thước như lấy số quả bóng to, nhỏ. Khả năng định hướng không gian và thời gian là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ, trẻ biết xác định không gian trên, dưới, trước, sau, phải, trái và thời gian như: Sáng, trưa, chiều. Phát triển tư duy thông qua kể chuyện, đàm thoại, đặt câu hỏi về nội dung; suy luận, phán đoán thông qua câu đố, trò chơi. Qua mỗi giờ hoạt động, cô có thể tìm tòi các câu đố để hỏi trẻ, hay tổ chức các trò chơi học tập để trẻ thi đua nhau, điều này không chỉ giúp trẻ hoạt động trí óc mà còn giúp trẻ tư duy một cách tích cực, phát huy được tính chủ động, hứng thú của trẻ. Dạy trẻ biết viết tên mình một cách tự nhiên không gò ép, điểm danh bằng bảng tên, nhận ra tên mình trên bài tập cá nhân. + Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, dạy trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ: Qua các giờ họat động, hướng dẫn cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ và các hình thức cơ bản của ngôn ngữ. Trẻ có ngôn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,. của trẻ cũng phát triển tốt. Cung cấp cho trẻ các vốn từ cần thiết về thế giới xung quanh, khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ, tập cho trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí. Khi giao tiếp với trẻ, người lớn phải phát âm rõ ràng, phát âm đúng để trẻ bắt chước, uốn nắn, nhất là các âm khó như uềnh oàng, khúc khuỷu.. các Người thực hiên: Nguyễn Thị Hương 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_chuan_bi_tot_tam.docx