Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mầm non Kim Long

docx 22 trang skkn 30/08/2024 990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mầm non Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mầm non Kim Long

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường Mầm non Kim Long
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu
 Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh 
tế phát triển mạnh. Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn 
minh. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, 
của cộng đồng. Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm sóc 
trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và của mỗi gia đình.
 Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi con người cũng như mỗi quốc 
gia, có rất nhiều các yếu tố liên quan mật thiết với nhau, tác động ảnh hưởng đến 
sức khỏe của con người. Hơn thế nữa chăm sóc sức khỏe cho trẻ thơ là việc làm 
hết sức cần thiết. Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng đều có vai trò quan trọng 
trong việc chăm sóc giáo dục hình thành ở trẻ một số nề nếp thói quen vệ sinh, 
hành vi văn minh và kĩ năng sống đơn giản ban đầu, góp phần tạo cơ hội cho trẻ 
sống, phát triển một cách khoẻ mạnh.
 Chăm sóc sức khỏe trẻ thơ là công việc của toàn xã hội. Trẻ em nếu được 
chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ ít ốm đau bệnh tật và phát triển tốt. Công tác 
chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ trong độ tuổi mầm non là việc làm thiết 
thực nhằm giúp trẻ có nề nếp thói quen vệ sinh, phòng tránh bệnh tật, tăng 
cường sức khỏe, hình thành những kĩ năng sống cơ bản đầu tiên, góp phần tạo 
nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai.
 Đối với trẻ mầm non việc giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân nhằm giúp trẻ 
khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh có hành vi văn minh và phòng chống bệnh tật 
là việc làm quan trọng và rất cần thiết. Việc làm này cần có sự kiên trì, tỉ mỉ của 
cô giáo, sự phối hợp rèn luyện thói quen cho trẻ của gia đình - nhà trường, sự 
đầu tư trang thiết bị chăm sóc vệ sinh và các điều kiện thuận tiện cho hoạt động 
vệ sinh của trẻ.
 Không phải trẻ nhỏ nào cũng có thói quen biết rửa tay lúc bẩn, trước khi 
ăn và sau khi đi vệ sinh, biết đánh răng, rửa mặt đúng quy trình Muốn tạo 
được thói quen cho trẻ thì nhiệm vụ của cô giáo là hết sức quan trọng. Cô giáo 
phải thường xuyên rèn luyện và tạo thói quen cho trẻ với nhiều hình thức. Quá 
trình thực hiện nội dung giáo dục và rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ 
ở trường mầm non đã được giáo viên năng động, sáng tạo, tìm tòi nhiều hình 
thức và phương pháp phù hợp để chuyển tải những nội dung và kĩ năng rửa tay 
 1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 12 tháng 9 năm 2018
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Về nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Nội dung lý luận của sáng kiến giáo dục vệ sinh cá nhân
 Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, 
chịu trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền 
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc 
chăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó 
khăn, phức tạp. Quán triệt nghị quyết TW Đảng, những năm gần đây giáo dục 
không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học. Xác định 
đây là nhiệm vụ quan trọng, ngành học mầm non cũng có những đổi mới cơ bản, 
tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, 
hình thành ở trẻ phẩm chất mạnh dạn, chú trong giáo dục hình thành các thói 
quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền 
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
 Trẻ em từ 0-6 tuổi lớn và phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác 
trong cuộc đời của một con người. Sự phát triển ở giai đoạn này tốt hay không 
phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó vấn đề về giữ gìn vệ sinh cho trẻ là 
một trong những vấn đề thiết yếu của bậc học mầm non khi trẻ lần đầu tiên đặt 
chân đến môi trường gia đình thứ hai của mình. Ngoài ra, việc giữ gìn vệ sinh 
tốt sẽ giúp cho trẻ có thể lực tốt, hạn chế sự phát sinh của các dịch bệnh, hạn chế 
tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng do mất vệ sinh. Vì vậy cô giáo chủ nhiệm, người mẹ 
thứ hai của trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và uốn nắn những 
đứa con của mình phát triển một cách khoẻ mạnh nhất và phù hợp với chuẩn 
mực vệ sinh chung của mọi người.
 7.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 7.1.2.1. Thuận lợi
 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường. Cơ sở 
vật chất của nhà trường tương đối khang trang. Khu vực vệ sinh cho trẻ luôn 
được khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Trong lớp có góc tuyên truyền cho các bậc 
cha mẹ biết. Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ như 
xà phòng, khăn lau mặt, chậu đựng nước, bàn chải đánh răng, mô hình bàn chải... 
đủ cho từng trẻ. 
 3 lượng của việc rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ được nâng lên rõ rệt.
 7.1.2.3. Thực trạng 
 * Đối với giáo viên
 Một số giáo viên trong tổ chưa nắm được các nội dung cơ bản về giáo dục 
vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 Chưa thực hiện thường xuyên các hoạt động giáo dục vệ sinh cá nhân cho 
trẻ.
 Chưa biết tích hợp các nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân thông qua các 
hoạt động trong ngày. Tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh còn cứng nhắc, 
máy móc,
 chưa thu hút trẻ tham gia.
 Chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh cá nhân 
cho trẻ.
 Đa số giáo viên chưa có kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục vệ sinh cá 
nhân.
 Trình độ chuyên môn, kĩ năng tuyên truyền của giáo viên không đồng đều 
làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác truyền thông. Nội dung công tác phối 
hợp còn sơ sài, đôi khi thiếu tính thực tế và không phù hợp và chưa được cập 
nhật thông tin kịp thời dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan 
tâm của các bậc phụ huynh.
 * Đối với phụ huynh
 Một số phụ huynh chưa phối hợp tốt với giáo viên trong việc giữ gìn vệ 
sinh cá nhân cho trẻ.
 Trình độ dân trí chưa đồng đều, một số phụ huynh mải làm kinh tế nên 
không quan tâm tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng, hình thành thói quen vệ sinh 
cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân cho con cái.
 * Đối với trẻ
 Trẻ 3 tuổi đa số chưa từng thực hiện thao tác tự vệ sinh cá nhân cho bản 
thân mình. Các cháu vẫn còn được bố mẹ vệ sinh tay mặt cho và nếu có cho trẻ 
làm thì cũng làm chưa đúng các thao tác mà trẻ được học ở lớp.
 * Qua nghiên cứu thực trạng đầu năm học của trẻ lớp tôi phụ trách tôi đã 
thu được kết quả sau: 
 5 dục cầu yêu cầu
 Số % Số % Số % Số %
 trẻ trẻ trẻ trẻ
 1 Trẻ có thao rửa tay 2 5,6 8/36 22,2 13/36 36,1 13/36 36,1
 đúng kỹ năng.
 2 Trẻ có thao rửa 3/36 8,3 10/36 27,8 13/36 36,1 10/36 27,8
 mặt đúng kỹ năng.
 3 Trẻ có thao đánh 4/36 11,1 10/36 27,8 12/36 33,3 10/36 27,8
 răng đúng kỹ năng.
 4 Trẻ biết giữ gìn 5/36 13,9 14/36 38,9 10/36 27,8 7/36 19,4
 đầu tóc, quần áo 
 gọn gàng.
 5 Trẻ có ý thức vệ 5/36 13,9 13/36 36,1 10/36 27,8 8/36 22,2
 sinh cá nhân đúng 
 thời điểm.
 6 Ý thức bảo quản 6/36 16,7 10/36 27,8 11/36 30,5 9/36 25
 đồ dùng cá nhân 
 ngăn nắp.
 Qua khảo sát thực tế 36 cháu trong độ tuổi 3-4 tuổi của lớp 3 tuổi B 
trường mầm non Tam Dương tôi thấy được trẻ cùng độ tuổi như các cháu lớp tôi 
phụ trách nhưng các cháu đều có những nhận thức về lễ giáo tốt hơn các cháu 
lớp tôi phụ trách. Do các cháu thuộc trường thị trấn nên khả năng giao tiếp cũng 
như nhận biết được các nội dung giáo dục lễ giáo của các cháu cũng được bố mẹ 
quan tâm hơn. Tuy nhiên tỉ lệ các cháu chưa đạt yêu cầu ở các nội dung giáo dục 
vẫn còn cao.
 7.1.2.4. Nguyên nhân
 Do nhiều trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 2 tuổi, trẻ chưa được trải nghiệm thực 
hành.
 Chưa có biện pháp giáo dục trẻ phù hợp.
 Giáo viên chưa coi trọng việc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày, 
việc tích hợp các nội dung giáo dục vệ sinh còn mang tính máy móc dập khuôn.
 Nhiều phụ huynh còn cho trẻ nghỉ học dài ngày.
 7 Bé gấp đôi khăn ngay 
Lau hai bên má đỏ 
Gấp đôi một lần nữa 
Lau cái cổ cái cằm 
Mắt bé nhìn chăm chăm 
Kìa cô khen bé giỏi 
(Sưu tầm) 
 Bên cạnh đó tôi đã có kế hoạch dạy trẻ thực hành rửa tay bằng xà phòng, 
rửa mặt thông qua lô tô vệ sinh và qua thực hành thực tế dưới hình thức hoạt 
động vui chơi, hoạt động lao động tự phục vụ, giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh qua 
các bài thơ, bài hátTạo nề nếp thói quen cho trẻ bằng cách theo dõi, sửa sai 
thực hiện thường xuyên cho trẻ hàng ngày. Mặt khác tôi sưu tầm thơ, truyện, 
làm sách tranh có nội dung giáo dục vệ sinh ở góc thư viện đọc cho trẻ nghe, 
cho trẻ xem để trẻ biết các thao tác khi rửa tay, rửa mặt 
 Để trình độ chuyên môn của bản thân được vững vàng hơn, tôi đã tự nâng 
cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức:
 Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ có thói quen trong việc 
giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ 
năng thực hành, chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu 
có liên quan để nghiên cứu, qua tài liệu tôi đã tiếp thu được các quy trình đúng 
về rửa tay, rửa mặt, đánh răng...và áp dụng vào dạy trẻ.
 Thường xuyên tìm tòi trên mạng Interner những đoạn video có tính giáo 
dục cao về giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ để lồng ghép đưa vào các hoạt động 
ngoại khóa chotrẻ.
 Học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp các giáo viên, trao đổi những phương 
pháp cách làm để giúp trẻ nhanh ghi nhớ các thao tác vệ sinh cá nhân và thực 
hiện một cách tự giác.
 Cùng với việc nghiên cứu lý thuyết cũng như phương pháp giáo dục vệ 
sinh tôi đã mạnh dạn đăng ký một hoạt động hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh 
với đề tài “ Hướng dẫn trẻ 3-4 tuổi rửa tay đúng cách” để ban giám hiệu và các 
giáo viên dự giờ góp ý. Từ đó tôi rút ra kinh nghiệm cho bản thân về kiến thức 
cũng như kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 9 Khi tay bẩn
 Phải rửa ngay
 Với xà phòng
 Bé ghi lòng
 Lời cô dặn.
 Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời: 
 + Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn phải rửa tay? 
 + Vì sao phải rửa tay với xà phòng? 
 Tôi cho trẻ nói lên suy nghĩ của mình để trẻ ý thức và biết được tầm quan 
trọng của việc rửa tay với xà phòng. 
 Tôi thực hiện mẫu cho trẻ quan sát 7 bước rửa tay 1 lần. Sau đó tôi phân 
tích thật tỷ mỉ từng thao tác rửa tay cho trẻ quan sát lại. Tiếp theo tôi cho trẻ 
thực hiện theo thao tác cùng cô cách rửa tay, rửa đúng quy trình, rửa thật sạch 
nhưng không bắn nước ra ngoài và tiết kiệm nước. 
 7.2.3. Biện pháp 3. Giáo dục vệ sinh thông qua các hoạt động trong 
ngày
 + Giờ đón trẻ: trao đổi với phụ huynh có trẻ chưa sạch sẽ gọn gàng khi 
đến lớp nhắc phụ huynh đem theo khăn lau đối với các cháu bị đau hay chảy 
nước mũi. Hoặc trò chuyện với trẻ lần sau đi học phải sạch sẽ gọn gàng; trò 
chuyện với trẻ về công việc hằng ngày sau mỗi buổi sáng thức dậy: Bé làm 
những gì ? Vì sao phải làm như thế ? và làm như thế nào? Trẻ chia sẻ những ý 
kiến của mình và cô nhắc nhở trẻ làm đúng. Không quên dặn trẻ cách giữ gìn vệ 
sinh các nhân như cắt ngắn móng tay, móng chân, rửa tay thường xuyên dưới 
vòi nước sạch. 
 + Chơi ngoài trời: Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát các hình ảnh 
tuyên truyền về vệ sinh ở góc tuyên truyền của nhà trường, cho trẻ trò chuyện 
sau đó cho trẻ cùng làm mô phỏng các thao tác thực hành cùng cô qua đó giúp 
trẻ ghi nhớ lâu hơn.
 + Giờ hoạt động học: Tôi lồng ghép công tác giáo dục vệ sinh vào các 
hoạt động học trong từng môn học tùy theo từng chủ đề. 
Ví dụ: Trong giờ hoạt động học có chủ đích tôi thường lồng ghép nội dung giáo 
dục vệ sinh vào những lúc cần thiết ( nếu được). VD môn GDAN, LQVH tôi 
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_n.docx