Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường

doc 31 trang skkn 15/12/2023 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường
 Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường”. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ là của riêng mỗi quốc gia mà còn là của toàn thế giới. Chính bàn tay con người xây dựng nên những nhà máy, những công trình, máy móc, thiết bị tất cả đều phục vụ cho nhu cầu của mình, nhưng đã không ít người biết rằng để có được nó con người đã tự phá hủy môi trường sống của mình đó là sự ô nhiễm. Chính những người dân đã phải sống chung với thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng, sống chung với nguồn nước bẩn mùi khó chịu, bên cạnh đấy là sự ô nhiễm không khí với những làn khói mù mịt Bạn thử nghĩ nếu là mình, mình sẽ làm gì? Nhận thức rõ vấn đề về ô nhiễm, vậy chúng ta đã làm gì để cuộc sống vẫn hiện đại và trong sạch? Chúng ta đã có rất nhiều biện pháp để tuyên truyền giáo dục đến mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường, để giữ cho môi trường ngày càng trong sạch giúp cho cuộc sống con người và sức khỏe tốt hơn. Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cần được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích tiếp xúc với thế giới tự nhiên và cuộc sống xung quanh. Trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Đặc biệt qua giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ còn để nhắc nhở người lớn và đánh thức ở họ biết bảo vệ môi trường sống cho trẻ em cũng như bảo vệ cho một môi trường sống an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và phong phú. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là vấn đề quan trọng và vô cùng cần thiết. Là một giáo viên dạy trẻ, tôi nhận thấy rằng môi trường rất quan trọng với cuộc sống con người. Con người tạo nên môi trường và môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến con người. tôi muốn chung tay nhỏ bé cùng mọi người để bảo vệ môi trường. Tôi cùng các chị em trong trường đã tham gia rất nhiều các hoạt động để bảo vệ môi trường như: Trồng cây xanh, tuyên truyền mọi người không vứt rác bừa bãi Và điều mà tôi tâm đắc nhất chính là cùng những em nhỏ mà chúng tôi hàng ngày chăm sóc dạy cho các em cùng bảo vệ môi trường. Ngay từ lứa tuổi mầm non mà trẻ đã nhận thức được những gì tốt đẹp nhất cho trẻ. Chính vì vậy mỗi chúng ta hãy là một tấm gương sáng để vun đắp nhiều mầm non đẹp nhất và khỏe nhất. Xuất phát từ những nhận thức trên tôi đã trăn trở và tìm ra: “Một số biện pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường” 1 / 31 Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường”. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Nội dung lý luận: Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ô nhiễm môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu. Bảo vệ môi trường đang là một thông điệp khẩn cấp cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Để bảo vệ môi trường chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là có hiệu quả nhất là ở lứa tuổi mầm non. Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết và cấp bách bắt đầu từ thế hệ mầm non, tuy nhiên giáo dục bảo vệ môi trường không thể đặt ra thành một môn học riêng mà chỉ có thể tích hợp trong các hoặt động của chương trình giáo dục mầm non dưới nhiều hình thức khác nhau đáp ứng nhu cầu hứng thú của trẻ: “ Chơi mà học, học bằng chơi”. Tại nơi tôi sống và làm việc hiện nay, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao, còn đang sống trong môi trường chưa được đảm bảo. Tôi được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 5 - 6 tuổi ở độ tuổi này trẻ tuy đã lớn hơn nhưng sự tự ý thức về hành động của mình chưa cao, đa phần trẻ bây giờ được ông bà bố mẹ nuông chiều, việc gì cũng làm hộ con nên trẻ không có kĩ năng tự phục vụ bản thân như tự rửa tay, tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định, vứt rác vào thùng rác Khi tổ chức các hoạt động mang nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chưa thực tế, tranh ảnh tuyên truyền chưa hấp dẫn, cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép chưa linh hoạt sáng tạo vì thế kết quả trên trẻ chưa cao. Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống. Việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học một cách chọn lọc. Để đạt được hiệu quả giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ những buổi ban đầu chúng ta cho trẻ tìm hiểu thế nào là môi trường? Ô nhiễm môi trường là gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường? Thông qua các môn học làm quen với thế giới xung quanh trẻ Đã có nhiều hồi chuông cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường, là một giáo viên mầm non hàng ngày trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường để góp phần của 3 / 31 Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường”. nghiệp vụ và năng lực sư phạm. - Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện học liệu. Bên cạnh đó là phong trào làm đồ dùng,đồ chơi tự tạo phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên sôi nổi.Giáo viên chủ động làm và sử dụng đồ dùng, đồ chơi hiệu quả trong tất cả các hoạt động. Bên cạnh những thuận lợi trên khi thực hiện đề tài này tôi gặp một số khó khăn sau: 2.2. Khó khăn: - Địa phương có khu công nghiệp, quá trình sản xuất dẫn đến ô nhiễm về không khí và môi trường gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân và trẻ nhỏ. - Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém nên việc thu gom xử lý rác thải rắn là khó khăn, vì thế vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi, vứt trộm ra môi trường gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. - Giáo viên đã chú ý lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động song kĩ năng lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường còn chưa sáng tạo linh hoạt nên trẻ chưa thực sự khắc sâu mà còn lơ là chưa có ý thức thường xuyên BVMT - Đa số trẻ của trường tôi là nông thôn rất ham chơi, chưa có ý thức bảo vệ môi trường nhiều trẻ còn vứt vỏ sữa, vỏ bim bim bừa bãi Hay nhiều lúc trẻ vẫn chạy một cách vô tư chưa biết nhặt rác ngay dưới chân mình để bỏ vào thùng, chơi chạy quá đà giẫm hết cả lớn vườn hoa của trường, thậm chí còn bẻ cành cây, bẻ hoa vườn trường - Trẻ trong độ tuổi còn nhỏ nên ý thức BVMT còn chưa thường xuyên, ổn định. - Số thùng rác ở sân trường đã có đầu tư song vẫn còn ít. - Ý thức bảo vệ môi trường của một số phụ huynh còn hạn chế: Do vội vàng đưa con đi học nên nhiều khi đi xe máy lấm bết bụi đường, nổ máy phóng thẳng vào sân trường. Một số phụ huynh vì chiều con nên khi sinh hoạt tại gia đình, hay những nơi công cộng không yêu cầu trẻ vứt rác vào thùng rác, đúng nơi quy định mà cho trẻ vứt rác bừa bãi. Xuất phát từ những đặc điểm tình hình của lớp và của trường cùng với những thuận lợi và khó khăn đã nêu, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao ý thức BVMT cho trẻ ngay từ bây giờ và đồng thời nhắc nhở phụ huynh việc BVMT là rất quan trọng trong mọi thời điểm và ở tất cả mọi nơi. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra: “ Một số biện pháp giáo dục trẻ Mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường”. 5 / 31 Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường”. không chỉ riêng tôi mà tất cả các giáo viên trong trường cần hoàn thiện mình để mang lại kết quả cao nhất trong việc giáo dục và dạy trẻ. Tôi luôn tìm tòi khám phá các tài liệu để xây dựng các hoạt động có UDCNTT vào giảng dạy. Nhờ ứng dụng CNTT vào các bài dạy, với các hình ảnh sinh động hấp dẫn mà tiết học khám phá của tôi không bị nhàm chán và khô khan, trẻ hứng thú hơn và kiến thức cung cấp cho trẻ được sâu hơn. Hình ảnh sinh động trên Powerpoind đã giúp trẻ thích hơn nhờ hình thức mới lạ.Bên cạnh đó tôi cũng sử dụng CNTT để đưa hàng loạt các hình ảnh ô nhiễm môi trường cho trẻ xem để phân tích và giáo dục trẻ nhận biết hành động đúng và sai. Các nạn lũ lụt, cháy rừng, ô nhiễm khói bụi, nước bẩn cũng được thể hiện sinh động trên màn hình máy tính. Phương pháp này phần nào hỗ trợ cho tôi trong việc giáo dục trẻ BVMT. Hình ảnh cô cho trẻ quan sát khói bụi từ một số PTGT 3.3. Các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường 3.3.1 Xây dựng kế hoạch định hướng lồng ghép BVMT vào các hoạt động dạy trong từng chủ đề Dựa trên kết quả khảo sát ý thức BVMT của trẻ tại lớp, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục trẻ BVMT vào các tiết học qua từng chủ đề thật sâu sát, định hướng chủ đề giáo dục trong lớp để tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả. 7 / 31 Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường”. không hái hoa, bẻ cành, không dẫm chân lên cỏ Giao thông - Nhận biết khói bụi từ các PTGT có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. - Nhận biết hành vi vệ sinh khi tham gia trên các PTGT. Nước - các hiện - Nhận biết các HTTN và các yếu tố gây ô nhiễm MT. tượng tự nhiên - Nhận biết nước sạch, nước bẩn. Quê hương đất - Thăm quan di tích lịch sử của địa phương: Đình, chùa nước –Bác Hồ thượng đồng, đài tưởng niệm liệt sỹ Phường Phúc Lợi. - Thăm quan lăng Bác Hồ. Trường tiểu học - Thăm quan trường tiểu học Phúc Lợi. - Đi dạo, tham - Nhận biết tác dụng của thiên nhiên với con người và hiểu quan công việc của bác lao công với môi trường. - Hoạt động góc - Trẻ biết giữ vệ sinh lớp học tại các góc chơi - Giờ ăn giờ ngủ - Trẻ biết những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày - Làm đồ dùng đồ - Trẻ biết những đồ dùng bỏ đi có thê tận dụng làm được chơi những đồ chơi đẹp - Hoạt động nêu - Trẻ được động viên khích lệ khi làm được những việc tốt gương - Trẻ được tham gia BVMT nhẹ nhàng không gò bó Hoạt động học tại trường mầm non là hoạt động cung cấp nhiều kiến thức cho trẻ về cuộc sống cũng như trong xã hội, thông qua học trẻ được tham gia nhiều hoạt động của các lĩnh vực khác nhau: âm nhạc, tạo hình, khám phá, toán, văn học, thể dục mỗi hoạt động đều mang đến cho trẻ những kiến thức với những đặc trưng riêng. Nhưng tất cả những hoạt động trên trẻ đều được “ Học mà chơi, chơi mà học”. Mỗi một vấn đề cô giáo cung cấp cho trẻ đều giúp trẻ nhận ra những hành động tốt và không tốt, từ đó trẻ nhận thức được đâu là hành vi đúng nên làm và đâu là hành vi sai không nên làm. * Với chủ đề: Trường mầm non của bé Người, công việc tôi lồng ghép giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh lớp sạch sẽ, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, không vứt rác ra lớp ra sân, vứt rác đúng nơi qui định, không bé cành hái hoa, không vẽ bậy lên tường, Tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi và có ý thức về bảo vệ môi trường như : Cùng cô sắp xếp đồ chơi, làm đồ chơi trang trí lớp, làu chùi bàn ghế, trồng thêm cây xanh góc thiên nhiên, chăm sóc cây cảnh, nhặt lá vàng, lau lá cây, nhổ cỏ vườn rau 9 / 31 Đề tài: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tích cực bảo vệ môi trường”. Hình ảnh trẻ vệ sinh cá nhân ( rửa tay – lau mặt trước khi ăn) Tôi còn tổ chức rất nhiều trò chơi giúp trẻ khám phá các bộ phận trên cơ thể mình như: Mũi bé có tác dụng gì? Mắt bé giúp bé như thế nào? Thông qua đó tôi lồng ghép những tranh công việc của bé làm được để BVMT như: Tay bé có thể vứt rác vào thùng, tay bé trồng được cây Mắt bé nhìn thấy rác rơi để nhặt vào thùng Việc lồng ghép này giúp tôi vừa dạy được kiến thức bài học vừa giúp trẻ có ý thức hơn trong việc BVMT. *Chủ đề Nghề nghiệp Không chỉ cung cấp cho trẻ một số những kiến thức đơn giản về một số nghề mà tôi còn hướng trẻ biết về dụng cụ, sản phẩm và công việc của các nghề từ đó có ý thức giữ gìn vệ sinh khi tham gia lao động. Ví dụ: -Nghề giáo viên: Các cô giáo luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo nên trang phục, đầu tóc của các thầy, các cô phải luôn gọn gàng, dụng cụ học tập của các thầy, các cô phải ngăn nắp -Nghề nấu ăn: Phải biết vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu ăn trước khi chế biến, những rác thải sau khi sơ chế phải bỏ vào sọt rác. -Đặc biệt là đối với nghề môi trường đây là một nghề quan trọng trong việc giữ gìn cho môi trường xanh sạch đẹp chính vì vậy mà cô cần cung cấp sâu cho trẻ về công việc của nghề môi trường. VD “Bố mẹ bạn nào làm nghề môi trường? Các con phải làm gì để giúp bố mẹ (Bỏ rác vào thùng, không bẻ cành, ngắt lá ) -Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ thấy được tình trạng ô nhiễm không khí , ô nhiễm khói bụi tại nơi trẻ sinh sống đó là do các chất thải từ nghề nông 11 / 31

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao.doc