Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: - Hội đồng TVNV Khoa học & Công nghệ thành phố Tam Điệp - Hội đồng Sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình Chúng tôi là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh”. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 01/10/2022 I. Mô tả bản chất của sáng kiến Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng Giáo dục mầm non, xác định nhiệm vụ Giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và kĩ năng xã hội. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Hiện nay đất nước ta đang trên đà công nghiệp hoá hiện đại hoá, cùng với nhịp đập hối hả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn. Trong sự bận rộn ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mình đối với những người thân trong gia đình và xã hội, hay nói cách khác đây chính là sự vô tâm, không để ý đến những người xung quanh. Có một thực tế đáng báo động đó là một số người đã và đang lạm dụng thiết bị điện tử thông minh. Dù ở nhà, ở cơ quan hay nơi công cộng chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người lớn và trẻ em chăm chú vào màn hình máy tính, điện thoại, ipad mà không quan tâm đến thế giới xung quanh. Điều đó làm cho tình cảm sự yêu thương giữa con người với con người dần trở nên mờ nhạt. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người với người, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nó phải được nuôi nấng, dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Do đó ngay từ tuổi mầm non, chúng ta không chỉ giáo dục cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống, mà điều quan trọng hơn cả đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. 3 hành vi, thói quen trong những năm tháng đầu tiên trẻ đến trường, đơn giản là rèn cho trẻ khả năng chờ đợi, đến lượt, biết chú ý lắng nghe, làm việc theo nhóm, biết lĩnh hội kiến thức khi cô giáo dạy, chính vì vậy giáo viên phải giành rất nhiều thời gian vào đầu năm học để giúp trẻ mầm non có được những kỹ năng sống cơ bản ở trường. Trong thực tế ở các trường mầm non nói chung, và ở trường tôi nói riêng việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh, đã được đưa vào chương trình giáo dục trẻ, trong các tiết học kỹ năng, và tích hợp nội dung này trong các lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ.. v..vnhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhu cầu, đòi hỏi của phụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ gì, ăn có nhiều không, ăn có hết xuất không, có cao lớn khoẻ mạnh khôngchứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó, một số trẻ được bố mẹ nuông chiều và luôn được đáp ứng nhu cầu của mình, vì vậy trẻ trở nên ích kỉ, không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với bạn. Song, do yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả. + Ưu điểm: - Bộ giáo dục đào tạo đã phát động phong trào “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương. - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình và Phòng giáo dục- đào tạo TP Tam Điệp có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ từng năm học với những biện pháp cụ thể để thực hiện phong trào thi đua, trong đó có kế hoạch chỉ đạo các nhà trường rèn luyện kỹ năng sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ đến mọi người xung quanh cho trẻ ở các bậc học, cấp học, đây chính là định hướng giúp cho các nhà trường cũng như giáo viên thực hiện các nội dung rèn luyện kỹ năng sống biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người cho trẻ phù hợp. - Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang với các phòng học kiên cố đạt chuẩn, luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, các phòng chức năng cũng như trang thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ đảm bảo yêu cầu, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp đều đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện nên đã tạo điều kiện tốt cho trẻ vui chơi, học tập. - Ban giám hiệu nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực về công tác quản lý chỉ đạo nên các phong trào cũng như mọi hoạt động của nhà trường ngày một đi lên. - Đội ngũ cán bộ giáo viên ngày càng trẻ hóa, đảm bảo về số lượng và từng bước 5 Số trẻ Trước khi áp dụng được TT Nội dung giáo dục Đạt Chưa đạt đánh Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số trẻ giá % trẻ % Trẻ biết cách thể hiện lòng yêu 3 thương với mọi người qua ngôn 35 20 57,1 15 42,9 ngữ, cử chỉ, hành động Trẻ biết kiểm soát cảm xúc và xử 4 35 18 51,4 17 48,6 lý tình huống Qua bảng khảo sát cho thấy tỉ lệ trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh đạt hiệu quả chưa cao. Đây chính là điều tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để giáo dục nhân cách trẻ trở nên tốt hơn. Với những kinh nghiệm đã học và được học tập qua bạn bè đồng nghiệp, sách báo, internettôi đã áp dụng các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh như sau: 2. Giải pháp mới - Để thực hiện kế hoạch đưa ra sau khi đã khảo sát và có số liệu cụ thể tôi đã mạnh dạn tổ chức chuyên đề nêu ra thực trạng cũng như giải pháp của nhà trường để Ban giám hiệu cùng với giáo viên có kế hoạch thực hiện làm sao để cuối năm đạt kết quả tốt. và cũng giúp cho các đồng nghiệp hiểu được rằng muốn giáo dục được trẻ thì trước hết phải nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ ở từng độ tuổi, tìm hiểu nếp sống của gia đình để từ đó có phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách phù hợp. 1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng của bản thân Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học tự bồi dưỡng, nên tôi và các đồng chí giáo viên trong nhà trường luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên môn do các cấp tổ chức. Ngoài ra, tôi cũng như các đồng chí giáo viên còn học tập thông qua tìm kiếm những tài liệu, sách báo và tự đọc, tự nghiên cứu để rút ra những vấn đề cần thiết cho bản thân. Để tổ chức tốt hoạt động giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh, tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý trẻ để nắm bắt được khả năng của trẻ cụ thể hơn. Bên cạnh đó, tôi được Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho đi thăm quan học tập kinh nghiệm thực tế tại các trường trong thành phố, và các huyện. Từ đó, tôi không chỉ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn mà còn có thêm 7 đẹp trẻ tạo ra tôi dùng để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Ví dụ: Khi trẻ chơi ở góc xây dựng trẻ có thể lấy những cây trẻ tạo ra để làm khu vườn, dây hoa trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp, góc bán hàng trẻ dùng những bông hoa, cái bánh, ống nhòm, con cáđể bán hàng. Cũng từ hoạt động đó giúp trẻ quý trọng sản phẩm của trẻ làm ra, không những vậy còn giúp trẻ được giao tiếp giữa các vai chơi, người mua với người bán, dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng, thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. Hay ở góc thiên nhiên trước cửa lớp, tôi thường xuyên cho trẻ trồng và chăm sóc hoa. Tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở như các loại cây xanh, cây hoa, hạt đỗ, ngô, lạc, vỏ hộp sữa chuagiúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, quan sát quá trình sự phát triển của cây. Qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn. Ngoài ra tôi luôn chú ý tạo bầu không khí ấm áp, thoải mái và an toàn cho trẻ. Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và đối xử công bằng, tạo cho trẻ tâm lý tin tưởng, mong muốn được chia sẻ, gần gũi, tôi còn lắng nghe trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt trước đám đông. Ví dụ: Trong các hoạt động trong ngày tôi luôn gần gũi ân cần nhẹ nhàng với trẻ, luôn động viên trẻ khi trẻ chưa thực hiện được như “ Con sắp làm được rồi”, “cố gắng lên”; “ Con đã rất cố gắng và chúng ta sẽ làm được” Khi tạo ra môi trường vật chất và tinh thần thân thiện, cởi mở tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin tích cực và chủ động tham gia các hoạt động. Trẻ thích chia sẻ những ý tưởng, kinh nghiệm của bản thân với cô giáo và các bạn, thích hoạt động theo nhóm, biết cùng nhau thảo luận khi gặp các tình huống và đưa ra cách giải quyết. 3. Biện pháp 3. Giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người thông qua một số hoạt động * Thông qua hoạt động học Hoạt động học ở trường mầm non không chỉ trang bị một số kiến thức sơ đẳng cho trẻ mà còn chú ý đến việc hình thành những tình cảm, cảm xúc tích cực. Thông qua hoạt động học giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương, chia sẻ với người thân trong gia đình, bạn bè, cô giáo, tôi đã lồng ghép vào các hoạt động, qua bài thơ, câu chuyện, bài hát, qua các giờ học kỹ năng. Ví dụ: Trong hoạt động phát triển kĩ năng xã hội: “Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ bạn”. Tôi đã cho trẻ khám phá hộp quà bí mật, giới thiệu cho trẻ quan sát một số hình ảnh bạn bè trong lớp chưa biết nhường nhịn nhau như: tranh giành đồ chơi, bắt nạt bạn 9 Hình ảnh 3.3: Trẻ tham gia giao thông ở trường Hay khi vườn rau của nhà trường đến thời kì thu hoạch các loại rau, củ, quả, tôi cho trẻ trải nghiệm hái 1 số loại rau như rau mùng tơi, rau cải cúc,bất quả đậu, thu hoạch cà chua tại vườn trường. Trẻ được trực tiếp tham gia hoạt động trẻ rất tích cực, hứng thú và hiểu công việc của các cô các bác làm nghề nông rất vất vả, đồng thời giáo dục trẻ biết quan tâm, quý trọng người lao động và các sản phẩm của họ làm ra. Hình ảnh 3.4: Hình ảnh trẻ giúp cô hái rau và bất quả đậu tại vườn trường Đối với giờ chơi ở các góc: Khi tổ chức cho trẻ chơi đóng vai ở các góc, trước tiên tôi xác định kĩ năng muốn giáo dục trẻ, lựa chọn vai chơi, tình huống chơi phù hợp với kĩ năng đó, sau đó gợi mở tình huống chơi. Từ đó tôi giáo dục trẻ trong khi chơi phải chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau. Ví dụ góc xây dựng: Tôi khơi gợi cho trẻ một số tình huống như: "Ôi, ở góc chơi xây dựng hôm nay các cô chú công nhân làm việc rất vất vả, các con hãy thể hiện sự quan tâm của mình tới các cô chú công nhân nào!" Lúc đấy trẻ biết chạy đến rót nước mời cô chú công nhân uống nước cho đỡ khát. Ở góc chơi "Bác sĩ nhí" có bác sĩ khám bệnh kê đơn cho bệnh nhân, y tá phát thuốc, tiêm cho bệnh nhân. Nếu chỉ dừng ở những thao tác như vậy thì trò chơi thật đơn điệu, nên tôi cùng trẻ tạo ra tình huống có trẻ bị sốt, hay bé bị đau bụng...để trẻ có cơ hội tự mình giải quyết tình huống, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bệnh nhân. Qua đó sẽ giúp trẻ yêu thương, quan tâm đến nhau hơn. Hình ảnh 3.5: Hình ảnh trẻ đóng vai làm bác sĩ Ngoài ra tôi còn tổ chức một số trò chơi tập thể để trẻ biết yêu thương, chia sẻ với các bạn đặc biệt trong lớp. Ví dụ: Trò chơi “Tình bạn thân thiết”. Trẻ biết tìm cặp đôi với bạn, bạn trai với bạn trai, bạn gái với bạn gái, hoặc trò chơi: “ Hành động yêu thương” trẻ được thể hiện tình cảm của mình với các bạn bằng các hành động, cử chỉ đơn giản như cầm tay, nắm tay, khoác vai, ôm bạnHay trò chơi: “sóng biển rì rào” tôi sẽ trò chuyện với trẻ và cùng nhau làm sóng biển như cùng tạo tiếng rì rào reo vui của sóng khi mặt trời tỏa ánh nắng trên biển. Sau đó tôi đề nghị trẻ ôm vai nhau tạo thành vòng tròn đung đưa theo tiếng nhạc hay là la theo tiếng nhạc tạo cảm giác thư thái nhẹ nhàng...từ đó giúp trẻ giao tiếp bằng cử chỉ động tác, tạo cảm giác thân thiện với nhau. Hình ảnh 3.6: Hình ảnh trẻ chơi trò chơi tập thể Tôi còn cho trẻ tham gia vào các buổi dọn vệ sinh trường, lớp học cùng cô. Trẻ tham gia quét dọn sân trường, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, lau chùi giá đồ chơiTrẻ rất thích thú khi được tự mình chia sẻ, làm những công việc giúp cô. Hình ảnh 3.7: Hình ảnh trẻ lau dọn vệ sinh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao.docx