Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non Tuổi Hoa

doc 14 trang skkn 30/04/2024 1770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non Tuổi Hoa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non Tuổi Hoa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non Tuổi Hoa
 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong 
 trường MN Tuổi Hoa
 I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Câu nói của Bác Hồ muốn nhắc nhở chúng ta rằng tương lai của đất nước phụ 
thuộc vào thế hệ trẻ. Ngày nay, các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là 
người chủ của nước nhà, Đất nước có phồn vinh hay không là phụ thuộc vào thế 
hệ trẻ. Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi, thì dân tộc mới có thể tự 
cường tự lập. Từ tình thương yêu vô hạn đối với con trẻ. Bác đánh giá rất cao 
vai trò của trẻ em. Người rất quan tâm đến việc vệ sinh phòng bệnh và coi việc 
vệ sinh phòng bệnh là điều cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của trẻ em. 
 Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc 
sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, 
trong đó công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 
được quan tâm hàng đầu. 
 Hiện nay trong điều kiện cuộc sống hiện đại, môi trường ô nhiễm vì khói 
bụi, hoá chất, con người phải đối mặt với nhiều bệnh tật, với vi khuẩn, vi rút 
biến dịĐặc biệt là trẻ em tình hình bệnh dịch diễn biến rất phức tạp, lây lan 
trong cả cộng đồng các đợt dịch bệnh: tay chân miệng, cúm AH5N1, H1N1, Tả, 
sốt xuất huyết, ebola, Sởi, quai bị, thuỷ đậu, sốt xuất huyết, sốt virut,cúm, 
..Có ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng của trẻ em. Đặc biệt là dịch sởi, dịch sốt 
xuất huyết những năm vừa qua đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trẻ em, đã gây 
lên một ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc về mặt tình cảm và xã hội đối với gia đình 
và cộng đồng để lại sự đau đớn dày vò trong nhiều năm.
 Bản thân tôi được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường giao cho tôi 
là khối trưởng khối mẫu giáo bé. Một nhiệm vụ hết sức quan trọng vì vậy tôi 
nghĩ mình phải cố gắng để không phụ lòng tin của Ban giám Hiệu. Tôi nhận 
thấy ngoài việc cố gắng bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây rủi ro, ta còn phải dạy 
cho trẻ kỹ năng phòng tránh các mối nguy hiểm thường trực trong cuộc sống 
hàng ngày. Kỹ năng này giúp trẻ tự tin ứng phó với các nguy cơ không an toàn 
và hạn chế tối đa những tổn hại đến bản thân mình.Thấy được tầm quan trọng 
của vấn đề này tôi luôn suy nghĩ mình phải làm sao đây để trẻ lớp mình biết 
được cách phòng bệnh và phòng tránh các tai nạn thương tích, hạn chế tối đa các 
tai nạn thương tích và dịch bệnh xảy ra đối với trẻ. Xuất phát từ lý do trên tôi đã 
chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi cách phòng tránh 
tai nạn thương tích trong trường mầm non Tuổi Hoa”
 1/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong 
 trường MN Tuổi Hoa
 - Một số phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của công tác dạy trẻ 3-4 tuổi cách 
phòng tránh các tai nạn thương tích trong trường mầm non.
 - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ, là 
một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi và nhiều năm dạy trẻ mẫu giáo.
 - Phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của cô và cháu.
 - Xây dựng góc tuyên truyền thu hút cha mẹ đến với thông tin của trường, lớp 
một cách kịp thời.
b. Khó khăn:
- Số trẻ phân bổ trong lớp đông, ảnh hưởng đến việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm 
các tình huống. 
- Việc tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo dục trẻ kỹ năng phòng tránh một số 
bệnh và các tai nạn thương tích còn lúng túng trong việc xây dựng nội dung giáo 
dục trẻ. 
- Giáo viên chỉ chú trọng vào cách dạy trẻ chưa có những hình thức phong phú, 
chưa tạo được không khí thi đua rộng khắp giữa các lớp về công tác này.
- Trẻ còn quá nhỏ nên chưa có nhận thức về phòng tránh bệnh và các tai nạn 
thương tích, khả năng diễn đạt bằng lời của trẻ hạn chế. 
 - Một số cha mẹ trẻ còn chưa quan tâm đến con, chưa biết đến chương trình 
chăm sóc- giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 - Vẫn còn một số trẻ nghỉ ốm dài ngày, nên chưa tham gia hoạt động của lớp 
thường xuyên, kết quả trên trẻ chưa đồng bộ.
 - Trong lớp số trẻ lần đầu đến lớp khá đông nên trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự 
tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
Biện pháp 1: Khảo sát trẻ:
 - Để tổ chức các hoạt động dạy trẻ biết phòng tránh một số bệnh và các tai nạn 
thương tích có hiệu quả, trước khi vào thực hiện cụ thể tôi đã tiến hành khảo sát 
kết quả khám bệnh đầu năm và kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ 
cụ thể như sau.
 KẾT QUẢ TRÊN TRẺ ĐẠT CHƯA ĐẠT
TIÊU CHÍ Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ %
 lượng lượng
Kỹ năng vệ sinh cá nhân để phòng bệnh. 12 34 23 66
Kỹ năng vệ sinh môi trường để phòng tránh 15 43 20 57
dịch bệnh.
 3/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong 
 trường MN Tuổi Hoa
tuổi, độ tuổi mẫu giáo bé lứa tuổi mà trẻ được gia đình nuông chiều phục vụ con 
thái quá nên một số trẻ nhút nhát, không có chút kiến thức và kỹ năng về nhận 
biết và phòng tránh tai nạn thương tích. Một số trẻ lại quá hiếu động, hay chạy 
nhảy hay nghịch lại tò mò thì nguy cơ xảy ra thương tích khó tránh khỏi. Chính 
vì vậy việc trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương 
tích được giáo viên trong lớp phối hợp dạy trẻ.
 Ví dụ: Tháng 9 :
- Tìm hiểu về trường mầm non, các đồ dùng đồ chơi trong lớp, xác định những 
vị trí khu vực, địa điểm an toàn và không an toàn, các loại đồ dùng đồ chơi 
không an toàn như những đồ chơi lắp ghép quá cũ, sứt mẻ, đồ chơi sắc 
nhọn.ngay từ đầu đã được cô và trẻ cùng loại bỏ.
- Khu vực mà trẻ có thể bị tai nạn thương tích là khu nhà vệ sinh, trẻ chỉ cần 
không chú ý khi đi vệ sinh có thể bị va vào giá phơi khăn hay bồn rửa tay, trơn 
trượt ...vì vậy mỗi lần trẻ đi vệ sinh cô luôn theo sát để nhắc nhở và dạy trẻ cách 
trách xảy ra thương tích. Ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động cô luôn chú ý bao 
quát trẻ để tránh xảy ra tai nạn thương tích.
* Hoạt động học:
 - Ví dụ: Khám phá “ Những đồ vật có thể gây nguy hiểm tại trường mầm non” 
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chuyện về các đồ dùng và cách sắp xếp các đồ dùng trong lớp.
- Cô tạo tình huống sắp xếp một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm ở trong lớp.
- Hỏi trẻ về cách sắp xếp, mức độ an toàn khi sắp xếp các đồ dùng đó.
Hoạt động 2: Thảo luận và đưa ra giải pháp an toàn khi sử dụng các đồ dùng dễ 
gây nguy hiểm tại lớp, trường.
- Cho trẻ xem thêm một số đồ dùng khác có thể gây nguy hiểm (lớp, nhà bếp, 
sân trường)
- Những đồ vật sắc, nhọn.. cần làm gì khi sử dụng để không gây nguy hiểm cho 
bản thân và những người xung quanh.
- Những đồ vật nhỏ, tròn có thể gây nguy hiểm cho chúng ta không ? tại sao?
- Cho trẻ xem bộ phim hoạt hình “ An toàn với vật sắc nhọn”
* Hoạt động ngoài trời:
- Ở hoạt động ngoài trời tôi dạy trẻ cách phòng tránh bị ngã
- Các con đã bị ngã bao giờ chưa?Ngã ở đâu? Làm sao mà bị ngã?
- Các con phải làm gì để phòng tránh bị ngã và làm bạn ngã. Không xô đẩy bạn 
khi ngồi trên đu quay, nắm chắc tay cầm) 
- Khi chẳng may bị ngã các con sẽ xử lý ra sao?
- Khi đang chơi chẳng may có bạn bị ngã con sẽ làm thế nào?
 5/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong 
 trường MN Tuổi Hoa
Tình huống 2: Cô cho trẻ xem video về bé bị lạc ngoài đường sau đó dừng lại 
hỏi trẻ:
 - Bạn bị làm sao mà khóc?
 - Nếu con là bạn, con sẽ làm gì?
 - Khi người lạ rủ đi, con có đi không?Vì sao?
 - Từ những tình huống trên, cô đưa ra câu hỏi để nhiều trẻ được trả lời, sau đó 
cô sẽ động viên để trẻ đưa ra các cách khác nhau để không bị lạc. Với cách làm 
như vậy trẻ được củng cố kiến thức và kỹ năng giải quyết khi bị lạc và phòng 
tránh bắt cóc.
Ví dụ 2: Cô đưa ra những đồ dùng bằng điện như quạt máy, bàn là, bếp điện, 
bình siêu tốc, siêu điện hỏi trẻ với đồ dùng này, sử dụng như thế nào? Ai là 
người sử dụng được? Vì sao?
- Các con có sử dụng được không? Vì sao?
- Khi nào các con sẽ sử dụng được? Vì sao?
- Khi mình còn bé có được đến gần đồ dùng đang đun điện không? Vì sao?
Qua cách trò chuyện như vậy sẽ giáo dục trẻ cách phân loại đồ dùng trong gia 
đình và biết sự nguy hiểm của đồ dùng bằng điện trong sinh hoạt hàng ngày.
Biện pháp 5: Phối hợp với các tổ chuyên môn cùng giáo dục trẻ.
a. Phối hợp với tổ chuyên môn:
- Sau khi lựa chọn đề tài tôi kêt hợp với tổ nhóm chuyên môn cùng thảo luận để 
xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ phòng bệnh và phòng tránh các 
tai nạn thương tích cho trẻ vào các chủ đề và các hoạt động. Nâng cao nhận thức 
về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thượng tích cho trẻ. Cụ thể 
trước khi họp tổ tôi đã đưa ra một số nội dung để thảo luận thống nhất trong tổ.
 + Giáo dục giữ gìn vệ sinh phòng một số bệnh dịch cho trẻ bệnh “ Ebola”cô 
dạy trẻ biết làm gì? ( Rửa tay bằng xà phòng, dạy trẻ cách deo khẩu trang đúng 
cách, biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt,không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng 
ngày bằng nước và khăn sạch, giữ gìn vệ sinh đồ chơi, lau dọn giá tủ, bụi cửa, 
lấy cất đồ chơi gọn gàng.....khoá vòi nước khi không sử dụng, tắt điện khi ra 
khỏi phòng)
 + Dạy trẻ cách phòng tránh các tai nạn thương tích gì? Đưa vào hoạt động nào?
- Thảo luận cùng tổ xem nội dung nào đưa vào hoạt động dạy? nội dung nào 
đưa vào hoạt động ngoài trời? nội dung nào đưa vào hoạt động chiều, hoạt động 
góc
- Cùng tổ thảo luận xin ý kiến các động chí trong tổ là nội dung đó đưa vào có 
phù hợp không? Nếu không phù hợp có thể đưa vào hoạt động nào?....
 7/20 Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong 
 trường MN Tuổi Hoa
nhà an toàn” đưa các thông tin cần thiết lên Bảng tin của trường để phụ huynh 
đọc, có kiến thức phòng chống bệnh và để cùng ngăn chặn, phòng ngừa dịch 
bệnh. Đây là nơi trao đổi thông tin với phụ huynh rất hiệu quả. Theo từng tháng, 
tôi đánh máy nội dung giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
mà cô đang dạy trẻ ở trên lớp, để phụ huynh tham khảo.
Ví dụ: Để việc bảo vệ sức khỏe học sinh hiệu quả, an toàn. Nhà trường kính đề 
nghị các phụ huynh chủ động phối hợp với nhà trường trong các vấn đề quan 
trọng sau: 
 Ở tháng 10“Bé và gia đình” tôi ghi nội dung lồng ghép giáo dục phòng tránh 
tai nạn thương tích cho trẻ như sau:
 Tuần1: Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng lửa ( lại gần bếp)
 Tuần 2: Phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng nước sôi (phích nước, canh nóng)
 Tuần 3: Phòng tránh tai nạn thương tích do đồ vật sắc nhọn ( dao, kéo)
 + Thông qua các buổi họp phụ huynh, tôi chủ động lồng ghép nội dung giáo dục trẻ 
cách phòng tránh một số bệnh và các tại nạn thương tích cho trẻ đến các bậc phụ 
huynh. Các phụ huynh đã tiếp nhận thông tin một cách đồng bộ, không gò bó. 
4. Hiệu quả SKKN:
 Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng 
thuận hợp tác của đồng nghiệp trong lớp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ 
đã giúp lớp đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ lớp tôi cách phòng tránh 
một số dịch bệnh và các tai nạn thương tích thể hiện ở các kết quả sau:
a. Về phía giáo viên:
 Bản thân tôi cảm thấy rất nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và tâm huyết với 
nghề hơn, luôn coi các cháu như con đẻ của chính mình và thực sự là người mẹ 
thứ hai của các con. Các cô giáo luôn là những khuôn vàng là thước ngọc để trẻ 
noi theo có thêm những kỹ năng sống và làm việc vô cùng quý giá, điều này 
giúp tôi nhận thức sâu sắc về việc xác định được các kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ 
nhận biết các kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích nói riêng và kỹ năng sống 
cho trẻ nói chung.
 Qua một năm học thực hiện theo các hình thức đó tôi thấy đã đạt được 
hiệu quả rõ rệt. Tôi đã trau rồi được nhiều kiến thức kinh nghiệm về xây dựng 
kế hoạch cho việc dạy trẻ cách phòng tránh một số bệnh và giáo dục kỹ năng 
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Đồng thời đã xây dựng được những tình 
huống cụ thể cho trẻ trải nghiệm.
b. Về phía trẻ:
 - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động, yêu trường, 
mến lớp thích đi học.
 9/20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_mau_giao.doc