Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non

docx 27 trang skkn 20/05/2024 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non
 1
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ----------------
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm Trường MN Bột Xuyên
 Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tên sáng kiến
 tháng danh chuyên 
 năm sinh môn
 Một số biện pháp giáo 
 dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ 
 Trịnh Thị Trường MN Giáo Đại học sư năng nhận biết và 
 21/05/1984
 Hà Bột Xuyên viên phạm phòng tránh nguy cơ 
 không an toàn trong
 trường mầm non.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mẫu giáo
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2020
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
 Việc giáo dục trẻ trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho 
trẻ là một vấn đề đang được ngành Giáo dục mầm non rất quan tâm. Giáo dục 
trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ năng 
phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm sống để 
tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho 
trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên cạnh đó ở 
giai đoạn 3- 4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ bắt đầu 
ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng mình làm 
nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3 - 4 tuổi kĩ năng 
nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém so với các độ tuổi 
khác nên khả năng gặp phải những nguy cơ không an toàn là rất cao.
 Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3
- 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong 
trường mầm non...” để nghiên cứu và áp dụng trực tiếp trên trẻ 3 - 4 lớp C1 do 
tôi phụ trách năm học 2020 – 2021
 Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc cung cấp, mở rộng vốn hiểu 
biết cho trẻ về giáo dục cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn
. Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm 
sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu 
quả nhất.
 Cụ thể được thể hiện qua các giải pháp sau: 3
khả năng của trẻ và nhiều bậc phụ huynh đã thể hiện sự hài lòng về cách dạy của 
các cô và nhận thức của con mình.
 - Cha mẹ đã hoàn toàn tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, tỏ 
thái độ thân thiện với cô luôn ủng hộ những kế hoạch, hoạt động của lớp, của 
trường.
 * Đối với trẻ:
 - Với những những biện pháp cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết 
cách sử lý các tình huống trong cuộc sống.
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin. Biết một số tình huống có thể xảy ra với mình trong 
cuộc sống và biết cách phòng chống khi cần.
 - Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp 
trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của 
mình.
 Mỹ Đức, ngày 25 tháng 4 năm 2021
 Người nộp đơn
 Trịnh Thị Hà 5
nghiên cứu từ tháng 9 năm 2020 và áp dụng thực hiện từ tháng 9 năm 2020 đến 
tháng 4 năm 2021.
 4. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi (Lớp C1 trường Mầm 
non Bột Xuyên).
 5. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu 26 trẻ mẫu giáo bé C1 tại trường mầm 
non Bột Xuyên nơi tôi công tác để giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và 
phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non trong năm học 2020 - 
2021.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận:
 Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo 
dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có 
thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành 
vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái 
độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng 
đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ 
bản cho trẻ từ sớm.
 Giáo dục kỹ năng cho trẻ đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo bé dạy nhận biết 
 và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp 
 trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể 
 hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ 
 với mọi người, với thiên nhiên. Từ đó trẻ học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến 
 thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng 
 sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, những sai phạm thậm chí 
 gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng 
 ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển 
 nhân cách đầy đủ và đúng hướng.
 Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường học tập vui chơi của trẻ 
 ở nhà trường là nơi mà trẻ luôn được tiếp cận, không phải lúc nào người lớn 
 cũng có thể ở bên bảo vệ, bao bọc con suốt 24 giờ mỗi ngày. Vì vậy trẻ mẫu 
 giáo bé 3 - 4 tuổi phải được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ 
 không an toàn để trẻ được phát triển toàn diện. Để làm được việc đó thì cần 
 phải có thời gian, có biện pháp, thường xuyên luyện tập cho trẻ với sự cộng tác 
 của người lớn và bạn bè. 7
 Được phụ huynh ủng hộ luôn quan tâm tới các con và thường xuyên trao 
đổi thông tin với các cô giáo. Là một giáo viên lâu năm tôi vẫn không ngừng học 
hỏi những kinh nghiệm thực tế, nhưng không tránh khỏi những khó khăn trong 
công tác giảng dạy. Vì thế, bên cạnh việc học hỏi các kinh nghiệm của các chị 
em trong trường mà tôi còn tìm tòi những kinh nghiệm qua sách báo, qua 
Internet và không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để tự 
trau dồi kiến thức cho mình từ đó có những biện pháp giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ.
 2.3. Khó khăn:
 Trong lớp có một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. 
 Trong lớp có 1 trẻ nhận thức kém.
 Trẻ được cha mẹ nuông chiều, không có tính tự lập, ít quan tâm với môi 
trường xung quanh.
 Một số phụ huynh trong lớp ít có điều kiện quan tâm đến con cái, trẻ còn 
nhút nhát, chưa tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn.
 Nhiều gia đình do ít con nên chiều chuộng và dẫn đến trẻ ngại hoạt động và 
luôn có tính ỷ lại vào người khác.
 Một số trẻ ngôn ngữ, vốn từ còn hạn chế, trẻ nói chưa đủ câu, nói còn 
ngọng, nói lắp, kỹ năng sống của trẻ còn nghèo nàn, trẻ chưa mạnh dạn, chưa 
biết cách xử lý một số tình huống.
 Đồ dùng dạy kỹ năng sống còn chưa phong phú, môi trường học tập chật 
hẹp chưa kích thích được sự tò mò, tìm tòi và khám phá.
 Qua điều tra thực tế vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp, tôi nhận thấy kết 
quả khảo sát trước khi thực hiện như sau:
 Bảng khảo sát trẻ đầu năm học
 STT NỘI DUNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ
 Đạt Chưa đạt
 Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón. 
 16/26 10/26
 1 Biết nói không khi có người lạ cho quà,
 = 61% = 39%
 bánh, rủ đi chơi.
 Trẻ không đến gần những đồ dùng gây
 bỏng: súng bắn keo, nồi cháo, nồi canh, 19/26 7/26
 2
 phích nước, bếp đang đunkhông chạm = 73% = 27%
 tay vào các ổ điện, nguồn điện. 
 Khi ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt 15/26 11/26
 3
 không cười, đùa. = 58% = 42%
 4 Không sử dụng các đồ dùng, vật dụng sắc 20/26 6/26 9
 gây hóc sặc. - Trẻ biết các vật gây hóc sặc và
 tránh xa các vật đó.
 - Nhận biết các ký - Trẻ biết được một số kí hiệu thông 
 hiệu thông thường: thường để không sờ vào những nơi 
 WC, cấm lửa, cấm sờ có lửa hay ở điện.
Tháng 11
 vào ổ điện.
 - Biết tránh các vật nguy - Trẻ biết tránh xa các vật sắc nhọn.
 hiểm: vật sắc nhọn.
 - Bé có thể nhờ sự giúp - Trẻ biết nhờ đến sự trợ giúp của 
 đỡ từ ai? chú công an khi đi lạc đường, đi lạc 
 ở siêu thị thì có thể nhờ chú bảo vệ, 
 của cô giáo khi bé cần dùng dao, 
Tháng 12
 kéo hoặc những đồ vật quá cao....
 - Làm gì khi ở gần bể - Trẻ biết tránh xa những nơi đó,
 nước, ao, hồ, sông? không chạy nhảy, đùa nghịch quanh 
 khu vực có chứa nước.
 - Phòng ngừa chó cắn, - Trẻ biết thói quen xin phép trước 
 mèo cào. khi tiếp xúc với chó, mèo. Không 
 tiến lại gần, nếu con chó, mèo đó 
 đang ăn, bị xích.
 - Những lưu ý với các Nếu con chó gầm gừ hay đuổi theo, 
Tháng 1
 vật gây bỏng hãy đứng im và 2 tay bắt chéo trước 
 ngực.
 - Trẻ nhận biết các vật gây bỏng. 
 Biết kêu người lớn giúp đỡ khi cần
 Khi đi chơi bé cần nhớ - Luôn nắm chặt tay bố mẹ, người 
 những gì? lớn. Không đi theo hoặc nhận 
 - Không nhận quà bánh quà từ người lạ.
 của người lạ. - Trẻ biết trả lời “ không” khi có 
Tháng 2
 người không quen mời mình uống 
 nước, ăn kẹo, ăn bánh. Nếu muốn 
 ăn, uống, cầm thứ gì từ một người
 lạ, bé phải hỏi ý kiến bố mẹ trước.
 - Những điều lưu ý khi - Trẻ biết khi ra vườn chơi phải đi 
Tháng 3 ra vườn. dép hoặc giày, không chạm vào các
 con côn trùng đậu trên hoa... 11
biết cách xử lý, biết ai là người được phép tiến gần, ai là người không được 
phép tiến gần hoặc ai là những người động chạm vào vùng kín trên cơ thể là 
những vùng như thế nào. Nếu như chỉ như vậy thì các con đã được biết rất là 
nhiều và có thể phòng tránh rất nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Một lần nữa 
chúng ta, qua những trường hợp thực tế vừa rồi mới thấy rằng công tác giáo dục 
kỹ năng sống để phòng ngừa cho cả phụ huynh và các con là rất cần thiết.
 Qua việc lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi cho trẻ đặc biệt là nội dung 
giáo dục và các bài tập thực hành tôi thấy được hiệu quả rõ rệt. Trẻ lớp tôi rất 
thích được chơi qua các bài thực hành ở các giờ hoạt động chiều. Qua đó trẻ sẽ 
được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tranh nguy cơ không an toàn một 
cách liền mạch giữa các tháng một cách cụ thể nội dung giáo dục sẽ nâng cao 
mức độ lên dần nhưng vẫn phù hợp với trẻ một cách hợp lí nhất.
 * Biện pháp 2: Sáng tác một số trò chơi, câu truyện, bài thơ, đồng dao 
để giúp trẻ nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn
 a. Sáng tác trò chơi:
 Qua thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ về các nguy cơ và chỉ “thực hành 
miệng” các cách phòng tránh, các cách hoạt động an toàn thì nhiều khi trẻ sẽ 
không hình dung ra được. Và tôi nhận thấy trò chơi, các bài thơ, câu truyện đem 
lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng 
nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến 
thức.
 Với đặc điểm của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé với khả năng 
tập trung và nhận thức chưa cao mà đối với trẻ thì hoạt động vui chơi là hoạt 
động chủ đạo, trẻ“ học bằng chơi, chơi mà học” nên tôi nhận thấy người giáo 
viên có thể truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách dễ dàng và đơn giản nhất đó là 
thông qua các trò chơi. Tôi đã sáng tác một số trò chơi đơn giản nhằm giúp trẻ 
hứng thú tham gia hoạt động và có thể nhận biết, phòng tránh một số nguy cơ 
không an toàn một cách dễ dàng nhất. Nội dung trò chơi về nhận biết phòng 
tránh nguy cơ không an toàn, thông qua hoạt động với máy tính, tranh ảnh, lôtô. 
Tôi đã triển khai tổ chức thực hiện trên 100% trẻ tại lớp và đạt được kết quả tốt.
 Với các trò chơi này tôi tổ chức trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học 
khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
 Trò chơi 1: “ Bước nhảy thông minh”.
 Cách chơi: Cô cho trẻ đứng tự do quanh lớp, khi cô giơ hình ảnh về các 
loại đồ dùng thì trẻ phải quan sát, gọi tên đồ dùng đó. Nếu là đồ dùng không an 
toàn thì trẻ phải nhảy vào ô màu đỏ, nếu là đồ dùng an toàn thì trẻ nhảy vào ô 
màu xanh.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_3_4_tuoi.docx